Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Phòng chống bạo lực gia đình nhằm bảo vệ quyền trẻ em

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam về phòng, chống bạo lực gia đình (Trang 76)

đình nhằm bảo vệ quyền trẻ em

3.3.1. Quy định về biện pháp cấm tiếp xúc

Việc quy định về việc cấm tiếp xúc trong một thời gian giữa nạn nhân và người có hành vi bạo lực là cần thiết để đảm bảo sự an toàn cho nạn nhân, để hai bên có thời gian cân nhắc về hành động của mình và cũng là để giáo dục người có hành vi bạo hành về tội lỗi của họ. Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp này yêu cầu có sự đồng ý của nạn nhân hoặc người giám hộ (thường là một thành viên khác trong gia đình), là chưa khả thi. Bởi vì bản chất của những mối quan hệ trong gia đình là gắn bó thân thiết và bền chặt, nếu một người có ý từ bỏ, ra ngoài sống thì mối liên hệ giữa các thành viên thường bị cho rằng sẽ trở nên lỏng lẻo và khó chấp nhận. Hơn nữa, với những nạn nhân bị bạo lực là trẻ em, do bị phụ thuộc nhiều vào người lớn trong gia đình, đặc

biệt là cha và mẹ, nên dù bị đối xử tàn nhẫn nhưng các em vẫn có thể nín nhịn, tiếp tục sống chung với người có hành vi bạo lực. Do đó, việc quy định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc phải có sự đồng ý của nạn nhân mặc dù rất thoả đáng khi để nạn nhân tự cân nhắc, quyết định theo tình cảm và ý thức của họ, nhưng khi nạn nhân là trẻ em thì chưa có cơ chế thực hiện rõ ràng để bảo vệ trẻ em tránh những hành vi bạo lực nguy hiểm có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, quy định về một trong những điều kiện áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc chưa thật hợp lý: Người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc, nơi ở này bao gồm nhà của người thân, bạn bè, địa chỉ tin cậy hoặc nơi ở khác mà nạn nhân bạo lực gia đình tự nguyện chuyển đến ở. Rõ ràng trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình tiếp tục phải chịu thiệt thòi: các em bị làm tổn thương, và để tránh những tổn thương này trẻ em bị buộc phải rời khỏi nhà của mình. Quy định như vậy bộc lộ sự bất hợp lý: khi nạn nhân của hành vi bạo lực gia đình là trẻ em thì rất khó khăn cho các em khi phải chuyển đến một nơi ở mới, xa cách những người thân khác trong gia đình, các em sẽ khó tiếp nhận được chuyện này và thậm chí sự cách ly đó còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đối với tâm lý và tình cảm của trẻ em. Pháp luật nên quy định ngược lại, đó là người thực hiện hành vi bạo lực gia đình mới là đối tượng phải bị cách ly vì bản thân họ đã vi phạm pháp luật.

Ngoài ra, khi áp dụng biện pháp này, theo tôi trong một số trường hợp không cần đến sự yêu cầu hay đồng ý của nạn nhân. Ví dụ: trường hợp hành vi bạo lực gây tổn hại hết sức nghiêm trọng tới sức khoẻ, danh dự của nạn nhân; hành vi lặp lại nhiều lần; người có hành vi đã được giáo dục mà tiếp tục vi phạm…và trường hợp nạn nhân là trẻ em. Bởi lẽ theo tâm lý thông thường của trẻ em thì chúng không bao giờ muốn bị tách ra khỏi cha, mẹ và người thân của mình. Do vậy, để đảm bảo quyền và lợi ích của trẻ thì không nhất thiết cần sự đồng ý của trẻ trong trường hợp cách ly người có hành vi bạo lực và trẻ em là nạn nhân của bạo lực.

3.3.2. Quy định về hình thức phạt tiền khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình

Nghị định 167/2013/NĐ-CP đã đưa ra những chế tài cần thiết đối với người thực hiện hành vi bạo lực gia đình. Tuy nhiên, quy định về hình thức phạt tiền của Nghị định này còn chưa thực sự hợp lý, bởi mức xử phạt nhìn chung là thấp, không có tính răn đe. Do vậy, tôi cho rằng có thể bỏ chế tài phạt tiền, thay vào đó là chế tài lao động công ích trong xử lý vi phạm hành chính trong phòng, chống bạo lực gia đình. Biện pháp này có tính khả thi cao hơn vì nó có ý nghĩa giáo dục tích cực với người có hành vi bạo lực, đồng thời không ảnh hưởng tới quyền lợi của nạn nhân. Hơn thế nữa, biện pháp này còn có giáo dục tích cực đối với những cá nhân khác: họ không muốn phải chịu hình thức xử phạt công khai, có nhiều người biết tới như vậy, nên sẽ cố gắng tránh bằng cách không thực hiện hành vi vi phạm. Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng biện pháp này còn khá mới ở Việt Nam, nên có thể quy định một cách mềm dẻo: chỉ áp dụng bắt buộc với người có hành vi tái phạm; tính thời gian lao động công ích tương đương với số tiền phạt; tiến hành lao động công ích trong các cơ sở kinh tế nhất định. Tuy nhiên, nếu đã bị áp dụng hình thức xử phạt này thì không được cho phép thay thế bằng phạt tiền để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

3.3.3. Quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền

Qua nghiên cứu, chúng ta thấy được các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình thuộc thẩm quyền xử lý của rất nhiều cơ quan, tuy nhiên, chính quyền cấp cơ sở đóng vai trò quan trọng trong hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình vì đây là cấp gần dân nhất. Có thể nói, chính quyền cơ sở là nơi nắm bắt, quản lý mọi hoạt động diễn ra trên địa bàn mình quản lý, nhưng trong thực tiễn thì đã có rất nhiều hành vi bạo lực gia đình xảy ra trong thời gian dài mà chính quyền không biết và không có biện pháp xử lý, can thiệp kịp thời dẫn đến những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Do đó, pháp luật cần phải quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền cơ sở cũng như trách nhiệm pháp lý đối với họ khi họ không hoàn thành nhiệm vụ.

Thực tiễn bạo lực gia đình ở Việt Nam cho thấy: việc thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình để nâng cao sự hiểu biết, từ đó thay đổi nhận thức về vấn đề là hết sức quan trọng và cần thiết, nhưng dường như chưa được chú ý đúng mức. Các nhà làm luật đã mất nhiều công sức để xây dựng các quy định này nhưng lại không quy định cơ chế cho việc thực thi trên thực tế, mà chỉ quy định chung chung trong Chương 4 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình về trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong thi hành Luật. Vì vậy, theo chúng tôi, cần quy định chi tiết hơn về vấn đề này. Cụ thể: cần quy định việc tuyên truyền này như là một trách nhiệm thường xuyên của một cơ quan, tổ chức cụ thể ở từng địa phương, từng cơ sở (Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em; Uỷ ban Vì sự tiến bộ phụ nữ; Hội phụ nữ; Tổ dân phố…).

Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình là một trong những hành vì bị cấm theo quy định tại Điều 8 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Những hành vi này của cơ quan, người có thẩm quyền chính là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng bạo lực gia đình không được cải thiện: người có hành vi bạo lực không bị xử lý càng hung hăng, cho là mình đúng; nạn nhân càng sợ sệt, không dám phản ứng; những người xung quanh thấy thế càng có lý do để thờ ơ, không quan tâm, thậm chí có thể cho rằng mình cũng có thể làm như vậy. Ảnh hưởng của hành vi này là rất nghiêm trọng và nguy hiểm. Tuy nhiên, khi xem xét NĐ 167/2013/NĐ-CP thì không thấy bất cứ một hình thức xử phạt nào cho những hành vi này, dù tất cả những hành vi bị cấm khác đều bị xử lý theo những mức độ khác nhau. Điều này là hoàn toàn vô lý và cần phải được sửa đổi. Do đó, chúng tôi cho rằng cần phải quy định chặt chẽ hơn trách nhiệm của các cơ quan tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình: hành vi

vi phạm cần phải bị xử lý; nhưng sự thờ ơ, thiếu quan tâm, vô trách nhiệm cũng cần có những chế tài thích đáng.

Có thể nhận thấy không một ban ngành đơn lẻ hay một cấp nào có thể giải quyết được triệt để một vấn đề xã hội nhạy cảm, phức tạp như bạo lực gia đình. Bởi vậy cần có kế hoạch chung về nâng cao năng lực, và các hoạt động triển khai, rõ ràng về vai trò và trách nhiệm, cũng như có quy trình và định hướng quan điểm can thiệp thống nhất giữa các ban ngành.

3.3.4. Nâng cao trách nhiệm, nhận thức của các thành viên gia đình trong việc bảo vệ quyền trẻ em

- Cha, mẹ và những thành viên khác trong gia đình cần tăng cường giáo dục cho các em kỹ năng bảo vệ bản thân và mạnh dạn tố cáo hành vi bạo lực trong gia đình.

- Các thành viên trong gia đình cần nâng cao ý thức trách nhiệm đối với công tác phòng, chống bạo lực gia đình bằng cách quan tâm sát sao đến trẻ em; bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện, ngăn chặn sớm hành vi bạo lực gia đình đối với trẻ em.

- Các thành viên trong gia đình cần nhận thức đúng đắn về sự nghiêm trọng của hành vi bạo lực gia đình đối với trẻ em. Cần kiên quyết xoá bỏ tư tưởng bao che, dấu giếm đối với thành viên gia đình có hành vi bạo lực đối với trẻ em, đặc biệt là hành vi xâm hại tình dục trẻ em. Có như vậy thì hành vi bạo lực đối với trẻ mới được ngăn chặn kịp thời và tránh tái diễn lặp đi lặp lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của trẻ.

Tóm lại, để Luật Phòng, chống bạo lực gia đình sớm đi vào cuộc sống, phát huy tác dụng trong cộng đồng thì bên cạnh việc hoàn thiện pháp luật, cần phải kết hợp thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó tập trung vào các giải pháp như: tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình nhằm nâng cao nhận thức tiến tới chuyển đổi hành vi của các tầng lớp nhân dân về bạo lực gia đình; làm tốt công tác bảo vệ, hỗ trợ trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình; trang bị cho các em vũ khí

để tự bảo vệ mình; đẩy mạnh phong trào “Xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”; xử lý nghiêm người có hành vi bạo lực gia đình; thực hiện việc lồng ghép chương trình phòng chống bạo lực gia đình, trong chương trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành; tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong thực hiện Luật phòng, chống bạo lực gia đình. Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần sớm tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn liên quan đến lĩnh vực phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em; nghiên cứu ban hành quy chế phối hợp trong chỉ đạo, điều hành, tạo điều kiện để mọi trẻ em được thực hiện đầy đủ các nhóm quyền cơ bản của mình và để bảo vệ trẻ em khỏi bị bạo lực, xâm hại, tạo hành lang pháp lý cần thiết cho việc triển khai, thực hiện nhiệm vụ của các bộ, ngành trung ương và chính quyền địa phương trong lĩnh vực này.

KẾT LUẬN

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ra đời mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện rõ chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề phòng, chống bạo hành và là cơ sở pháp lý thống nhất để bảo vệ quyền và lợi ích của các thành viên trong gia đình, trong đó đặc biệt quan trọng là trẻ em, vì đối tượng này rất dễ trở thành nạn nhân của bạo hành gia đình. Nhiều nội dung tiến bộ trong luật như: Quy định cụ thể về định nghĩa và các hành vi bị coi là bạo lực, xác định trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong vấn đề quản lí chuyên trách về bạo lực gia đình, xác định các biện pháp đặc thù trong ngăn ngừa bạo lực, hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân, giáo dục và xử lí kẻ bạo hành… chắc chắn sẽ được phát huy để tạo những kết quả đáng kể trong việc phòng, chống bạo lực gia đình nói chung và phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tiến bộ đó vẫn còn tồn tại không ít những bất cập trong quá trình thực thi pháp luật. Tình trạng ngược đãi, xâm hại tình dục, bạo lực đối với trẻ em vẫn ở mức cao và gây bức xúc trong dư luận xã hội; Các hành vi xâm hại tình dục, bạo lực, trừng phạt trẻ em ngày càng phức tạp, tính chất nghiêm trọng, báo động về sự suy đồi đạo đức. Thực thi pháp luật, ý thức chấp hành các quy định của luật pháp chưa nghiêm; hình thức xử lý đối với người có hành vi bạo lực gia đình đối với trẻ em còn chưa kịp thời và còn nương nhẹ; nhiều trường hợp bị bỏ qua, không có tác dụng răn đe hoặc giáo dục dẫn đến một bộ phận cán bộ có chức năng bảo vệ trẻ em làm việc thiếu trách nhiệm, người dân còn coi thường pháp luật, trong đó có pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em.

Luật phòng, chống bạo lực gia đình chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi các quy định của luật là hợp lí và có tính khả thi nếu không nó sẽ chỉ mang tính hình thức và nạn bạo lực gia đình sẽ còn tiếp diễn và những đứa trẻ trong gia đình vẫn là những đối tượng phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của vấn nạn này. Chính vì vậy, hoạt động phòng chống bạo lực gia đình là một nhiệm

vụ quan trọng, đòi hỏi sự chung tay góp sức của các ngành, các cấp và các tầng lớp nhân dân để xây dựng những gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, trẻ em được sống trong môi trường gia đình hạnh phúc.

Để thực hiện mục tiêu nêu trên đòi hỏi Chính phủ phải triển khai đồng bộ các hoạt động từ việc truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bảo vệ trẻ em, nâng cao năng lực cán bộ, phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, xây dựng các mô hình trợ giúp trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và tăng cường theo dõi, giám sát đánh giá. Trung ương và địa phương phải bố trí kinh phí, kiện toàn đội ngũ cán bộ, cộng tác viên và thiết lập cơ chế bảo vệ quyền trẻ em phù hợp với hoàn cảnh kinh tế - xã hội của nước ta.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam về phòng, chống bạo lực gia đình (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)