không thể tái diễn…
Thứ tư là, phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình.
Bạo lực gia đình từ lâu đã không còn là vấn đề của mỗi gia đình mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ổn định xã hội, do đó việc phòng, chống bạo lực gia đình là trách nhiệm chung của cộng đồng chứ không chỉ là của nhà nước và những người có liên quan. Những hành vi bạo lực xảy ra trong gia đình thường được các thành viên trong gia đình biết và phát hiện trước tiên. Nhưng nếu có sự bao che và không vấp phải sự phản đối của những thành viên gia đình thì hành vi bạo lực với trẻ em có nguy cơ ngày càng trở nên nghiêm trọng, nặng nề hơn. Do đó, các thành viên trong gia đình cần phải là những người có trách nhiệm trước tiên trong việc phòng chống bạo lực gia đình đối với trẻ em. Ví dụ như sự can ngăn của mẹ trước hành vi bạo lực của bố đối với con hoặc sự can ngăn của ông bà trước hành vi bạo lực của cha mẹ đối với con… Nguyên tắc này nhấn mạnh trách nhiệm của những thành viên trong gia đình là trên hết, sau đó mới là trách nhiệm của cộng đồng, cơ quan, tổ chức khác. Bởi lẽ, công tác phòng, chống bạo lực gia đình vốn gặp nhiều khó khăn khi triển khai trên thực tế, nên rất cần sự quan tâm phối hợp của tất cả các thành viên trong xã hội. Tuy nhiên, hiện nay không có nhiều chủ thể tích cực tham gia công tác này do nhận thức không đúng tầm quan trọng, ý nghĩa của nó. Việc quy định nguyên tắc này một lần nữa khẳng định tầm quan trọng cũng như sự cần thiết của việc phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình, đặc biệt là bạo lực gia đình đối với trẻ em – những chủ nhân tương lai của đất nước.
2.2. Quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong việc phòng chống bạo lực gia đình lực gia đình
Người thực hiện hành vi bạo lực gia đình là người đã thực hiện hành vi gây ra những tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại cho thành viên khác trong gia đình. Nghĩa vụ của họ được ghi nhận ở Điều 4, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình:
1. Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực.
2. Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3. Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
4. Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật.[26]
- Trước hết, khi thực hiện hành vi bạo lực và bị phát hiện, người có hành vi bạo lực gia đình phải tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng;
chấm dứt ngay hành vi bạo lực. Cộng đồng ở đây là chỉ chung những người
biết được về hành vi, có thể là thành viên khác trong gia đình, hàng xóm, tổ dân phố, người chứng kiến… Sự can thiệp ở đây phải là can thiệp hợp pháp, tức là chỉ được thực hiện những điều pháp luật cho phép (buộc chấm dứt hành vi, cấp cứu nạn nhân…). Mọi sự can thiệp trái pháp luật (sử dụng vũ lực với người có hành vi bạo lực gia đình, tiếp tay cho hành vi bạo lực…) đều sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tôn trọng sự can thiệp nghĩa là người có hành vi bạo lực gia đình phải lắng nghe, thực hiện theo những yêu cầu chính đáng của cộng đồng, không được có thái độ hung hãn, thù địch, chống đối hay có ý định trả thù sự can thiệp đó. Tất nhiên, hành vi bạo lực cũng cần phải được chấm dứt ngay. Quy định này tưởng chừng như là chung chung nhưng lại rất cụ thể và sâu sắc. Người có hành vi bạo lực gia đình không chỉ là thực hiện nghĩa vụ theo yêu cầu của cộng đồng mà còn phải tôn trọng sự can thiệp đó, nghĩa là bản thân họ phải phần nào nhận biết được tính đúng đắn của việc can thiệp, cũng như phải có thái độ đúng mực với những người can thiệp.
Điều này rất quan trọng vì trong nhiều trường hợp, người có hành vi vi phạm không nhận thấy sai lầm của mình mà thậm chí còn trút giận sang những người can thiệp (chửi bới, xúc phạm và có khi là đánh đập, hành hung…), làm phát sinh những hành vi bạo lực mới; do đó đã làm hạn chế sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình. Ngược lại, những sự can thiệp bất hợp pháp, điển hình là việc dùng vũ lực để ngăn chặn hành vi bạo lực một cách không cần thiết cũng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng: vừa không ngăn chặn có hiệu quả hành vi bạo lực gia đình, vừa tăng nguy cơ phát sinh tội phạm khác.
- Người có hành vi bạo lực gia đình có nghĩa vụ chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình, những chủ thể có thẩm quyền có thể đưa ra những chế tài như: góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư; cấm tiếp xúc; áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn… Việc xử lý hành vi bạo lực gia đình vốn không quen thuộc với người Việt Nam, vì rất nhiều người vẫn nghĩ trong gia đình việc họ làm gì là quyền của họ. Do đó, quy định người có hành vi bạo lực có nghĩa vụ chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền là cần thiết để tạo ra cơ sở pháp lý mạnh mẽ, buộc chủ thể phải thực hiện, đảm bảo hiệu quả của công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
- Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình (trừ trường hợp nạn nhân từ chối) là nghĩa vụ của người thực hiện hành bạo lực. Đây tưởng chừng là điều hiển nhiên, là ứng xử bắt buộc của các thành viên gia đình đối với nhau, nhưng lại là điều rất khó thực hiện khi một bên là chủ thể thực hiện hành vi bạo lực, một bên là nạn nhân của hành vi bạo lực. Người thực hiện hành vi khi đã nhẫn tâm ra tay thì rất khó có chuyện thương xót, lo lắng cho nạn nhân mà đưa họ đi chữa trị, chăm sóc; hoặc có khi hành vi là bột phát, họ nhận thấy sai lầm của mình nhưng do sợ bị phát hiện, sợ phải gánh trách nhiệm nên không dám đưa nạn nhân tới cơ sở chữa
trị. Chính vì vậy, pháp luật cần quy định đây là nghĩa vụ, bắt buộc họ phải thực hiện để đảm bảo quyền lợi về sức khoẻ cho nạn nhân, điều này đặc biệt cần thiết đối với nạn nhân là trẻ em. Vì trẻ em còn rất non nớt và không thể tự mình đến cơ sở khám chữa bệnh; do đó người có hành vi bạo lực cần phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ này, nhất là khi người thực hiện hành vi bạo lực là cha mẹ, người thân của trẻ. Quy định như vậy cũng chính là tạo điều kiện cho người thực hiện hành vi bạo lực có cơ hội sửa chữa sai lầm và khắc phục hậu quả do chính mình gây ra.
- Phù hợp với những quy định của pháp luật dân sự, người thực hiện hành vi bạo lực cũng có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật.
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình không nhắc tới quyền mà chỉ quy định nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình. Điều này trước hết có lẽ bởi vì những người này đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, nên họ phải chịu những trách nhiệm nhất định và không có quyền đòi hỏi gì trong việc này. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận theo một khía cạnh khác thì chúng ta có thể thấy: nghĩa vụ mà Luật nêu lên cũng đã hàm chứa một số quyền của họ như quyền được nhận sự can thiệp hợp pháp, quyền được thực hiện các hành động nhằm khắc phục hậu quả do hành vi của mình gây ra. Mặc dù Luật không quy định về quyền nhưng những nghĩa vụ mà người có hành vi bạo lực gia đình phải thực hiện cũng nhằm giảm thiểu các nguy cơ, hậu quả của hành vi bạo lực, qua đó đảm bảo được lợi ích của nạn nhân và phần nào giảm mức độ nghiêm trọng của hành vi bạo lực. Nhìn nhận một cách tổng quát, có thể thấy rằng những hành vi bạo lực gia đình xuất phát từ sự nhẫn tâm, tàn ác, đê hèn không nhiều mà chủ yếu do những quan niệm sai lầm, do thiếu hiểu biết, do không được trang bị kỹ năng giải quyết tranh chấp hoặc do nóng giận gây nên. Do đó, pháp luật cũng cần phải cho họ những cơ hội để giác ngộ, sửa chữa sai lầm, cũng là tạo cơ hội cho gia đình của họ được hàn gắn.
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình không có quy định riêng về quyền và nghĩa vụ của trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình, mà chỉ quy định chung về quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình tại Điều 5 Luật Phòng chống bạo lực gia đình, bao gồm:
1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khoẻ, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình; b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;
c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;
d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu.[26]
- Trẻ em - nạn nhân bạo lực gia đình, những người đã bị chính người thân của mình gây ra những thương tổn nhất định, rất cần nhận được sự giúp đỡ của cộng đồng và xã hội. Khi hành vi bạo lực đã xảy ra trong gia đình thì những thành viên gia đình vì những mối liên hệ với người thực hiện hành vi bạo lực sẽ rất khó có sự can thiệp mạnh mẽ, dứt khoát cần thiết để bảo vệ nạn nhân. Do đó, nạn nhân cần sự giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền để bảo vệ sức khoẻ, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Việc quy định đây là quyền của nạn nhân, tức là nghĩa vụ của các chủ thể khác phải thực hiện là hoàn toàn đúng đắn. Bởi vì thực tế cho thấy ở rất nhiều nơi, việc can thiệp bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình còn rất e dè vì quan niệm đấy là “chuyện riêng”, là vấn đề tế nhị của các gia đình. Tuy nhiên, trẻ em lại là đối tượng có mối quan hệ ruột thịt, phụ thuộc với người gây ra hành vi bạo lực, nên khó có thể thực hiện được quyền yêu cầu này do bị người
có hành vi bạo lực kiểm soát, đe doạ hoặc do mối quan hệ tình cảm nên các em mặc dù là nạn nhân của bạo lực nhưng cũng không dám đưa ra yêu cầu giúp đỡ đối với tổ chức có thẩm quyền. Mặt khác, do các em còn nhỏ, chưa đầy đủ năng lực hành vi nên nhiều trường hợp lời kêu cứu của các em không được quan tâm và đánh giá đúng mức, điều đó gây nhiều trở ngại cho trẻ em thực hiện quyền yêu cầu giúp đỡ của mình.
- Trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình còn có quyền yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc. Bởi lẽ các em không đủ khả năng để thực hiện các biện pháp tự bảo vệ cho mình, mà rất cần sự can thiệp, giúp đỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp cần thiết. Tuy nhiên, do các em còn nhỏ - chưa trưởng thành nên khó có thể tự mình thực hiện quyền yêu cầu này. Do vậy, những thành viên trưởng thành trong gia đình có thể yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc trong trường hợp trẻ em là nạn nhân của bạo lực. Ví dụ như: nếu cha là người gây bạo lực thì mẹ sẽ thực hiện quyền yêu cầu này, hoặc mẹ là người gây bạo lực thì cha có thể yêu cầu đối với cơ quan có thẩm quyền; trong trường hợp cả cha và mẹ đều có hành vi bạo lực đối với trẻ thì quyền này có thể do người thân đã trưởng thành khác thực hiện. Tuy nhiên nếu xảy ra trường hợp những người thân trong gia đình đều không thực hiện việc yêu cầu này thì rất khó để cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ các em trước hành vi bạo lực. Do vậy, rất cần có các biện pháp giáo dục để các thành viên trong gia đình hiểu rõ sự nghiêm trọng của bạo lực gia đình đối với trẻ em, giúp họ nhận thức đúng đắn về quyền và nghĩa vụ của mình trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ.
- Bên cạnh đó, trong rất nhiều trường hợp, trẻ em là nạn nhân bạo lực gia đình cần được giúp đỡ về y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật. Những tổn thương về thể chất có thể được chữa lành bằng sự chăm sóc y tế; nhưng với tổn thương về tâm lý, nạn nhân không dễ dàng vượt qua được. Những sợ hãi,
hoang mang, khủng hoảng, tự ti… có thể theo các em một thời gian dài, khiến các em không thể lấy lại sự cân bằng trong cuộc sống. Trẻ em rất cần được tư vấn tâm lý để vượt qua những nỗi ám ảnh này, cần được biết rằng chúng không có lỗi trong việc hành vi bạo lực gia đình xảy ra, được hướng dẫn phải xử sự như thế nào khi những hành vi này tiếp diễn. Đặc biệt, trẻ em cần được biết những quy định của pháp luật về vấn đề này để nâng cao khả năng tự bảo vệ trong những trường hợp tương tự.
- Trẻ em cũng cần có một nơi để tạm lánh để có thời gian cách ly nhất định với người thực hiện hành vi bạo lực. Điều này có tác dụng làm cho cả hai bên có thời gian, cơ hội để nhìn nhận sự việc một cách rõ ràng hơn, bình tĩnh hơn. Với những kẻ thực hiện hành vi bạo lực một cách côn đồ, hung hãn, không có điểm dừng thì nơi tạm lánh này còn là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ các em. Thực tế đã có rất nhiều trường hợp khi hành vi bạo lực bị phát hiện, các em đã được áp dụng một số biện pháp chăm sóc, bảo vệ, người thực hiện hành vi đã được phân tích làm rõ những sai phạm của mình, nhưng vẫn tiếp tục có những hành vi bạo lực, thậm chí còn nặng nề và nguy hiểm hơn. Trong khi đó, những người xung quanh, thậm chí là những người có trách nhiệm do lo sợ bị trả thù, bị vạ lây, bị phiền phức nên đã không dám can thiệp bảo vệ trẻ em bị bạo lực. Tuy nhiên, vì trẻ em là đối tượng rất đặc biệt nên quy định về nơi tạm lánh cần cụ thể hơn, ví dụ như: cần quy định cụ thể chủ thể có quyền yêu cầu tạm lánh trong trường hợp này. Trong những tình huống khẩn cấp có thể chấp nhận yêu cầu tạm lánh trực tiếp từ trẻ trong thời gian