Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam về phòng, chống bạo lực gia đình (Trang 29)

Theo quy định tại Điều 3 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm:

Thứ nhất là, kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hoà giải phù hợp với truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Phòng, chống bạo lực gia đình, lấy phòng ngừa là chính là nguyên tắc chủ đạo trong phòng, chống bạo lực gia đình. Pháp luật luôn hướng tới việc ngăn chặn các hành vi phạm tội trước khi xảy ra để giữ gìn trật tự, tránh những tổn thất cho cộng đồng và xã hội. Riêng trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình thì việc phòng ngừa càng có ý nghĩa quan trọng. Bởi vì hành vi bạo lực nếu xảy ra thì ít nhiều đã gây ra những tổn thương nhất định cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ em, làm xấu đi mối liên kết và tình cảm gia đình, và việc hàn gắn là không dễ; dù hành vi bị phát hiện và xử lý theo pháp luật thì quan hệ gia đình vẫn chuyển biến xấu, để lại những tổn thương không thể xoá bỏ trong tâm trí trẻ. Vì vậy, cần phải lấy phòng ngừa là chính trong hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để bạo lực gia đình không xảy ra.

Hơn nữa, nhận thức của người dân về vấn đề bạo lực gia đình còn hạn chế, sự can thiệp thô bạo của pháp luật có thể dẫn tới phá huỷ các mối quan hệ giữa các thành viên gia đình. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hoà giải trong vấn đề này là rất quan trọng, góp phần định hướng hành vi của mỗi người: nạn nhân được trang bị kiến thức để tự bảo vệ;

người có thể có hành vi bạo lực thì nhận thức được tính chất, hậu quả của hành vi để tự kiềm chế tốt hơn; những người xung quanh biết được trách nhiệm tham gia phòng chống bạo lực gia đình và có ứng xử phù hợp. Các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình còn giúp giải quyết xung đột, mâu thuẫn, giải toả những bức xúc, căng thẳng trong quan hệ gia đình, từ đó không làm phát sinh hành vi bạo lực.

Việc tuyên truyền giáo dục nếu kết hợp với truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc thì sẽ càng được phát huy tốt hơn nữa, bởi vì người Việt Nam nói chung chịu tác động khá lớn từ những tư tưởng này. Đặc biệt, ở những nơi mà quan niệm "phép vua thua lệ làng", trình độ dân trí thấp thì việc giáo dục người dân thông qua các phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mới có thể phát huy hiệu quả tốt nhất.

Thứ hai là, hành vi bạo lực gia đình được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

Đây là một trong những nguyên tắc chung của pháp luật. Riêng trong lĩnh vực bạo lực gia đình, việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi càng có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em, nếu không thì có thể trở thành "thói quen", được chấp nhận với cả nạn nhân, người vi phạm và những người xung quanh. Nguyên tắc này nhằm mục đích giảm thiểu, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và hậu quả của hành vi bạo lực đối với trẻ em. Thực tế cho thấy: nếp sống, nếp nghĩ của người Việt Nam nói chung vẫn cho rằng những hành vi bạo lực trong gia đình là bình thường, thậm chí đôi khi là cần thiết. Nhiều người cho rằng đánh con hay chì chiết, mắng chửi khi trẻ phạm lỗi là một trong những cách dạy con hiệu quả. Vì thế, những hành vi bạo lực mà luật quy định thường không được nhìn nhận, từ đó khó phát hiện, và càng khó ngăn chặn, xử lý. Do đó, quy định về nguyên tắc này là cần thiết nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của mọi công dân trong lĩnh vực này.

Bên cạnh đó, hành vi bạo lực gia đình càng kéo dài và lặp đi lặp lại thì càng gây ra nhiều tổn thương cho nạn nhân, mà đối tượng tổn thương nghiêm trọng nhất là trẻ em. Thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ góp phần thực thi quyền được bảo vệ của trẻ em trong thực tiễn.

Thứ ba là, nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật và phụ nữ.

Giúp đỡ các nạn nhân kịp thời, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của họ là điều cần thiết và đã được pháp luật ghi nhận như một nguyên tắc quan trọng, mọi người đều phải tuân theo. Nguyên tắc này đặc biệt quan trọng và cần thiết đối với trẻ em là nạn nhân của bạo lực. Bởi lẽ trẻ em vốn thể chất còn non nớt và dễ bị tổn thương nên rất cần được hỗ trợ và giúp đỡ kịp thời nhằm giảm thiểu tối đa hậu quả xảy ra. Hơn nữa, những vấn đề về gia đình, trong đó có bạo lực gia đình thường không nhận được sự quan tâm sâu sắc và đúng đắn của những người xung quanh, bởi vì họ coi đấy là chuyện riêng, chuyện nội bộ của mỗi nhà. Từ đó, việc giúp đỡ nạn nhân, đặc biệt là trẻ em trở nên hạn chế, nhất là khi họ còn phải lo sợ sự trả thù của người có hành vi bạo lực. Không chỉ vậy, nhiều người vẫn coi hành vi bạo lực đối với trẻ em là quyền “dạy” con của bậc cha, mẹ nên không muốn can thiệp. Ngoài ra, việc giúp nạn nhân như thế nào, bằng những phương tiện gì cũng gây cho họ những lúng túng nhất định, do đó pháp luật cho phép họ tuỳ khả năng, tình hình mà đưa ra những xử sự hợp lý nhất, ưu tiên những đối tượng dễ bị tổn thương nhất là trẻ em.

Bảo vệ, giúp đỡ kịp thời nghĩa là thực hiện các biện pháp thực tế để ngăn chặn, không để cho hành vi bạo lực đối với trẻ em tiếp tục diễn ra hay lặp đi lặp lại. Đồng thời khắc phục kịp thời những hậu quả xảy ra đối với trẻ em do bị bạo lực như: xử lý thương tích, đưa đi cấp cứu kịp thời, trấn an tinh

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam về phòng, chống bạo lực gia đình (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)