bảo vệ quyền trẻ em trƣớc hành vi bạo lực
Bạo lực gia đình đe doạ đến sự ổn định của gia đình và gây ảnh hưởng tiêu cực cho tất cả các thành viên trong gia đình, đặc biệt là là đối với trẻ em chứng kiến bạo lực cũng như các em là nạn nhân trực tiếp của hành vi bạo lực. Ngoài ra, bạo lực gia đình cũng ảnh hưởng đến sự an toàn, lành mạnh của cộng đồng và trật tự xã hội. Vì lẽ đó, việc ban hành một văn bản pháp luật thích hợp nhằm phòng ngừa bạo lực gia đình và can thiệp một cách có hiệu quả khi bạo lực gia đình xảy ra có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ đối với trẻ em mà còn với toàn xã hội.
Hầu hết các quốc gia đều có các văn bản pháp luật hành chính và hình sự mang tính chất toàn diện để xử phạt các hành vi bạo lực và lạm dụng, bao gồm cả bạo lực xảy ra trong gia đình. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người nhận thấy rằng bạo lực gia đình có nhiều khía cạnh rất đặc thù mà các thủ tục dân sự, hành chính và hình sự hiện hành không thể giải quyết hết. Nạn nhân của bạo lực gia đình là trẻ em thường gặp nhiều khó khăn trong việc trốn chạy khỏi thủ phạm và tiếp cận hệ thống pháp luật. Do bạo lực gia đình xảy ra trong bối cảnh của quan hệ riêng tư, mang tính liên tục, dễ lặp đi lặp lại nên chỉ bản thân các em khó có thể yêu cầu sự giúp đỡ, can thiệp của cảnh sát hoặc các cơ quan chức năng khác vì bị phụ thuộc vào thủ phạm. Hơn nữa, các cơ quan có thẩm quyền thường tỏ ra ngần ngại trong việc can thiệp vào các vụ
việc bạo lực gia đình xuất phát từ quan niệm cho rằng bạo lực gia đình là việc riêng thuộc nội bộ mỗi gia đình.
Để khắc phục những khó khăn đó, cần phải có một văn bản pháp luật riêng về bạo lực gia đình, quy định những thủ tục mang tính gần gũi, dễ tiếp cận đối với nạn nhân, đáp ứng nhu cầu của những người bị rơi vào hoàn cảnh đặc biệt dễ bị tổn thương.
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ra đời có mục đích ngăn chặn, phòng ngừa việc xảy ra hành vi bạo lực gia đình đối với trẻ em. Điều này hoàn toàn khác với các luật khác như luật Hành chính, luật Hình sự…chỉ quy định biện pháp xử lí khi đã có hành vi vi phạm quyền trẻ em xảy ra. Mục tiêu lớn nhất của Luật Phòng chống bạo lực gia đình là nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi bạo lực hoặc nguy cơ gây ra hành vi bạo lực gia đình, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả các chủ thể, đặc biệt là trẻ em - nạn nhân của bạo lực gia đình. Không chỉ đem lại sự an toàn tạm thời cho trẻ em mà việc hiểu biết những quy định về vấn đề này, nhận thức được tác động xấu của hành vi này tới những người xung quanh, đặc biệt là với trẻ em còn giúp các thành viên gia đình nâng cao khả năng tự bảo vệ bản thân và gia đình. Với trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình, là thành viên của gia đình có hành vi bạo lực thì việc phòng, chống bạo lực gia đình là một cách để đảm bảo quyền trẻ em, bảo đảm cho các em có một môi trường tốt cho sự phát triển nhân cách. Với những chủ thể gây ra bạo lực gia đình, việc được thông tin về hậu quả của bạo lực gia đình, về quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình, về những trách nhiệm phải gánh chịu vì hành vi bạo lực của mình… có tác động rất lớn trong giáo dục, răn đe thậm chí là cải tạo làm thay đổi nhận thức của họ.
Bên cạnh đó, Luật Phòng chống bạo lực gia đình tạo cơ sở pháp lý cho việc can thiệp kịp thời của các cá nhân, cơ quan, tổ chức để ngăn chặn hành vi bạo lực. Luật này góp phần xoá bỏ quan niệm bạo lực gia đình là chuyện nội
bộ của từng nhà. Những quy định của Luật cũng góp phần không nhỏ trong công tác giáo dục và nâng cao nhận thức của cá nhân, gia đình và xã hội về trách nhiệm phòng, chống bạo lực gia đình nói chung và bạo lực gia đình đối với trẻ em nói riêng.
Cuối cùng, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định các biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi bạo lực gia đình gây ra. Ví dụ như các biện pháp trợ giúp, tư vấn, chăm sóc, cấp cứu nạn nhân…Chúng ta có thể nhận thấy hầu hết nạn nhân của bạo lực gia đình đều mong muốn được bảo vệ trước việc tiếp tục bị bạo lực, bị lạm dụng và cần được hỗ trợ để giải quyết hậu quả của bạo lực. Đối với trẻ em là những đối tượng yếu đuối cả về thể chất và tinh thần thì nhu cầu này lại càng cấp thiết. Theo quy định của Luật Phòng chống bạo lực gia đình thì trách nhiệm hỗ trợ, tư vấn, chăm sóc, cấp cứu nạn nhân bạo lực là trẻ em, khắc phục hậu quả của bạo lực gia đình là bắt buộc đối với các cơ quan có thẩm quyền.
Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ gia đình, trong đó có vấn đề bạo lực gia đình như Hiến pháp năm 2013, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Xử lý vi phạm hành chính…Các quy định pháp luật tuy đã đề cập đến các biện pháp bảo vệ gia đình và phòng ngừa bạo lực gia đình, song xét một cách tổng quát, những quy định đó vẫn còn tản mạn ở nhiều văn bản pháp luật, thiếu tính cụ thể và chưa có những quy định pháp lý đặc thù. Các văn bản đó mới chỉ đưa ra các biện pháp xử lí sau khi đã xảy ra hành vi vi phạm pháp luật. Luật Phòng chống bạo lực gia đình không chỉ nhằm mục đích xử lý hành vi bạo lực mà còn nhằm phòng ngừa, ngăn chặn hành vi bạo lực và giảm thiểu, khắc phục hậu quả đối với nạn nhân bạo lực, đặc biệt khi nạn nhân là trẻ em.
Chƣơng 2