2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
Chúng tôi chọn đối tượng nghiên cứu tại khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ tháng 9/2008 đến tháng 9/ 2009
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
Các bệnh nhân vào điều trị nội trú tại khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian nghiên cứu có các tiêu chuẩn sau:
Được chẩn đoán là COPD:
1) Bệnh nhân đã được chẩn đoán COPD trước đó tại khoa Hô hấp.
2) Bệnh nhân vào khoa Hô hấp điều trị lần đầu : chẩn đoán COPD dựa vào các tiêu chí sau đây:
- Bệnh nhân trên 40 tuổi.
- Có tiền sử tiếp xúc với yếu tố nguy cơ (hút thuốc, tiếp xúc với khói bụi).
- Có tiền sử ho, khạc đờm 3 tháng trong một năm và trong 2 năm liên tiếp hoặc hơn.
- Khó thở với đặc điểm dai dẳng, nặng dần và tăng lên khi hoạt động hoặc có nhiễm trùng hô hấp hoặc khi tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ. - Được đo chức năng thông khí để chẩn đoán xác định COPD khi: Sau test HPPQ: FEV1/VC < 70% và/hoặc FEV1/FVC < 70%.
Được chẩn đoán là suy hô hấp do đợt cấp COPD [17], [8].
Bệnh nhân COPD xuất hiện một hay nhiều triệu chứng sau:
- Khó thở nặng lên, co kéo cơ hô hấp phụ, di động bụng nghịch thường.
- Tăng tần số thở > 25l/phút
- Toan hóa máu mức độ vừa đến nặng (pH ≤ 7,35), hoặc tăng khí CO2
máu (PaCO2 ≥ 45mmHg)
Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu 2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ:
- Ngừng thở.
- Tim mạch không ổn định (Hạ huyết áp, loạn nhịp, nhồi máu cơ tim) - Có rối loạn tri giác.
- Tăng tiết đờm giãi nhiều.
- Mới phẩu thuật vùng đầu mặt và đường tiêu hóa. - Chấn thương, bỏng vùng dầu mặt.
- Chảy máu đường tiêu hóa trên. - Mất phản xạ ho và nuốt.
- Bệnh nhân không hợp tác.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thi t k nghiên c uế ế ứ : Nghiên cứu tiến cứu.
2.2.2. Phương pháp ch n m uọ ẫ : Chọn mẫu thuận tiện
Cỡ mẫu: Dự kiến 40 bệnh nhân 2.2.3. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị
- Thành công: không phải đặt NKQ, lâm sàng và khí máu ổn định sau bỏ máy 24 giờ.
- Thất bại: phải đặt NKQ để TKNTXN, thất bại muộn khi suy hô hấp tái phát sau bỏ máy 24h, phải can thiệp bằng thở máy xâm nhập.
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu:
Tất cả các số liệu được thu thập thông qua mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất, thông tin từ hồ sơ bệnh án của bệnh nhân.
2.2.5. Phương tiện kỹ thuật:
- Máy thở SULLIVAN - VPAP. - Mask mũi hoặc mũi miệng.
2.2.6. Các bước tiến hành nghiên cứu:
Bước 1:
- Đối tượng nghiên cứu vào viện được hỏi tiền sử, bệnh sử, khám lâm sàng để hướng đến chẩn đoán đợt cấp COPD và các dấu hiệu suy hô hấp.
- Các thông số về cận lâm sàng: Công thức máu, máu lắng, CRP, sinh hóa máu cơ bản, khí máu động mạch, chụp phim phổi, đo chức năng thông khí.
- Các thông số theo dõi chính bao gồm: Mạch, huyết áp, nhịp thở, SpO2, khí máu (pH, PaO2, PaCO2, HCO3-) được thu thập tại các thời điểm: Trước thở BiPAP, sau thở BiPAP 1- 6 giờ, sau 12-24 giờ, sau 24-48 giờ, kết thúc.
Bước 2:
- So sánh giữa nhóm thành công và nhóm thất bại về các tiêu chí đã nêu ở trên để tìm kiếm sự khác nhau.
- Sự khác nhau có ý nghĩa thống kê của các tiêu chí phát hiện được từ phân tích được lượng giá cụ thể ý nghĩa của từng tiêu chí đối với khả năng thành công của thở BiPAP.
2.2.7. Quy trình lắp máy thở điều chỉnh thông số máy