Thay đổi về lâm sàng và khí máu sau thông khí nhân tạo không xâm nhập

Một phần của tài liệu thông khí không xâm nhập bipap trong điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa hô hấp bệnh viện bạch mai (Trang 27 - 28)

xâm nhập

Kramer nghiên cứu 31 bệnh nhân suy hô hấp với các nguyên nhân khác nhau, 21 trong số đó là COPD, được điều trị bằng TKNTKXN hoặc điều trị quy ước. Trong số bệnh nhân COPD được điều trị bằng TKNTKXN ở nghiên cứu của họ, tần số thở và PaCO2 giảm nhanh hơn nhóm chứng ở 1 giờ đầu sau khi điều trị và tỉ lệ đặt NKQ 9% so với 67% của nhóm chứng. Tuy nhiên

sự khác nhau này chưa thật sự có ý nghĩa vì số lượng bệnh nhân quá ít. Bott và cộng sự thấy rằng nhóm TKNTKXN trong giờ đầu sau khi điều trị, PaCO2 trung bình giảm từ 65 mmHg đến 55mmHg và điểm khó thở cải thiện trong nhóm bệnh nhân điều trị, trong khi không có thay đổi nào ở nhóm điều trị quy ước.

- Antony M Cross [27] cũng thấy sự khác biệt về các thông số hô hấp, huyết động (nhịp thở, nhịp tim, pH, PaO2) sau 1- 6 giờ điều trị. Không có sự cải thiện đáng kể về PaCO2 so với nhóm chứng. Tuy nhiên, mặc dù nhịp thở

giảm nhưng không thấy có sự khác biệt về mức giảm PaCO2 trong giờ đầu sau khi điều trị giữa hai nhóm.

Bên cạnh những nghiên cứu cho kết quả tích cực về TKNTKXN, có nghiên cứu đưa ra kết luận trái ngược. Janet M và cộng sự [46] nghiên cứu 58 bệnh nhân chia hai nhóm, điều trị quy ước và TKNTKXN qua mặt nạ mũi. Kết quả không có sự khác biệt ở hai nhóm về sự thay đổi khí máu, kết quả điều trị và các thông số về cơ hô hấp.

Các tác giả Việt nam hầu hết khẳng định lâm sàng và khí máu cải thiện rõ ở nhóm thành công sau TKNT. Theo Đỗ Minh Dương tỉ lệ thành công chung khi áp dụng thở BiPAP cho nhóm bệnh nhân COPD trong điều trị suy hô hấp cấp là 67.3%, lâm sàng và khí máu cải thiện sau 1 giờ [10].

Một phần của tài liệu thông khí không xâm nhập bipap trong điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa hô hấp bệnh viện bạch mai (Trang 27 - 28)