1. Bẹn bà – Tắc kè đá (Drynaria bonii H Christ) – bộ phận sử dụng: củ Củ được hơ nóng đem đắp vào cổ.
4.2.1. Chọn lựa các đối tượng thực vật có khả năng chứa coumarin
Tính đến thời điểm hiện tại cũng đó cú một số công bố về sàng lọc và đánh giá các hợp chất coumarin từ một số loài thực vật ở Việt Nam. Tiếp theo các nghiên cứu về hợp chất thiên nhiên, chúng tôi tìm kiếm thêm những cây thuốc có chứa hợp chất coumarin và đánh giá hiệu quả kháng khuẩn của dịch chiết hợp chất này, nhằm cung cấp thông tin về nguồn nguyên liệu chứa coumarin, phục vụ cho việc chiết xuất và chế biến thuốc từ thực vật. Những cây thuốc trong nghiên cứu này được khai thác dựa trên kinh nghiệm bản địa của người Mường ở xã Quảng Lạc, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
Trên cơ sở của nhiều nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng, coumarin có nhiều trong các loài thuộc họ Đậu (Fabaceae), họ Hoa tán (Apiaceae), họ Cam (Rutaceae) [7],[14]. Từ 151 loài cây thuốc thu được ở khu vực nghiên cứu, chúng tôi đã lựa
chọn ra 10 loài cây thuốc có thể chứa coumarin thuộc 3 họ: họ Ngũ gia bì (Araliaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Cam (Rutaceae) như trình bày trong bảng 4.11.
Bảng 4.11. Những loài cây thuốc có khả năng chứa coumarin
TT Tên khoa học – Tên phổ thông Thuộc họ
1 Zanthoxylum acanthopodium DC. - Sẻn Rutaceae
2 Murraya koenigii (L.) Spreng. - Chùm hôi trắng Rutaceae
3 Euodio lepta (Spreng.) Merr. - Ba chạc Rutaceae
4 Citrus limon (L.) Burm.f. - Chanh tây Rutaceae
5 Aralia armata (Wall. ex G. Don) Seem - Đơn châu chấu Araliaceae
6 Senna tora (L.) - Muồng lạc Fabaceae
7 Pterolobium integrum Craib - Dực thùy nguyên Fabaceae 8 Desmosdium styracifolium (Osbeck) Merr. - Vảy rồng Fabaceae
9 Abrus precatorius L. - Dây cam thảo Fabaceae
10 Desmosdium gangeticum (L.) DC. - Thóc lép Fabaceae Mẫu lá của 10 đối tượng thực vật này được sấy khô nghiền thành bột dùng để chiết xuất sơ bộ coumarin tổng số.