Đa dạng về dạng sống của thực vật làm thuốc

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng nguồn gen cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm bản địa của người mường ở xã quảng lạc, huyện nho quan, tỉnh ninh bình (Trang 31 - 32)

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 KẾT QUẢ VỀ ĐA DẠNG NGUỒN GEN CÂY THUỐC

4.1.2. Đa dạng về dạng sống của thực vật làm thuốc

Dựa theo phương pháp phân chia dạng sống của Nguyễn Nghĩa Thìn trong “Hệ sinh thái rừng nhiệt đới” (2004) [34], chỳng tụi đã chia thành các dạng sống như sau:

Hp: Kí sinh (cây sống bám trên cây khác) Mi: Gỗ nhỏ (thân gỗ cao từ 2 – 8 m) Lp: Dây leo (thảo leo, gỗ leo, bụi leo) Na: Bụi, nửa bụi, bụi trườn (tối đa 2m) Mg: Gỗ lớn (thân gỗ cao từ 25m trở lên) Th: Cỏ (cỏ 1 năm goặc lâu năm) Me: Gỗ trung bình (gỗ cao từ 8m – 25m)

Các loại cây được người dân tộc Mường sử dụng làm thuốc có dạng sống rất đa dạng và phong phú. Nắm được đặc điểm về dạng sống giúp chúng ta có thể định hướng trong khai thác, sử dụng, bảo tồn và gây trồng nguồn dược liệu quý giá này. Kết quả thống kê thể hiện ở bảng 4.6 và hình 4.2:

Bảng 4.6. Đa dạng về dạng sống của các loài cây thuốc tại xã Quảng Lạc

Dạng sống Cây bụi (Na) Thân thảo (Th) Dây leo (Lp) Gỗ nhỏ (Mi) bình (Me)Gỗ trung Gỗ lớn (Mg) sinh (Hp)Cây ký

Số lượng loài 55 46 36 6 2 2 1

Tỷ lệ (%) 36,42 30,46 23,84 3,97 1,32 1,32 0,66

Theo thống kê ở bảng 4.6 phần lớn cây thuốc được người Mường sử dụng là dạng cây bụi (Na) với 55 loài chiếm 36,42% so với tổng số cây thuốc thu thập được ở khu vực nghiên cứu. Một số loài cây thuốc dạng cây bụi (Na) được sử dụng để làm thuốc tắm cho sản phụ sau khi sinh, chữa bệnh phụ nữ như: Máu lành (Clinacanthus nutuns (Burm.f.) Lindau), Lỏ máu độc (Justicia gendarussa Burm.f), Cõy què (Desmos chinensis Lour.). Dạng cây thảo (Th) có 46 loài chiếm 30,46% tập trung ở các họ như: họ Cúc (Asteraceae), họ Cà (Solanaceae), họ Ráy (Araceae). Đứng ở vị trí thứ 3 là dạng dây leo (Lp) với tỷ lệ 23,84%; gặp nhiều ở các họ: Kim ngân (Caprifoliaceae), Khúc khắc (Smilacaceae), Tiết dê (Menispermaceae), Thiên lý (Asclepiadaceae); dùng để chữa các bệnh khác nhau như: Dây đau xương (Tinospora sinensis (Lour.) Merr.) điều trị đau xương, khớp; Cây sài (Gymnanthera oblonga (Burm.f.) P.S. Green) tắm ngứa, mụn nhọt cho trẻ em... Ở đây, các loài cây thuốc dạng cây gỗ nhỏ chiếm số lượng ít, chỉ có 6 loài chiếm 3,97% tổng số loài. Gồm cỏc cõy như: cây Nắng (Saurauia macrotricha Kurz.) chữa đái ra máu, đi ngoài ra máu; Chanh yên (Citrus limon (L.) Burm.f.) giảm đau đầu... Cõy gỗ trung bình và gỗ lớn đều chỉ có 2 loài chiếm 1,32% nhưng giá trị làm thuốc rất cao: Cây trầu (Liquidambar formosana Hance) tắm ngứa; Cây thỏng (Mallotus philippinensis

(Lamk.) Muell – Arg) trị hắc lào. Cuối cùng là cây thuốc thuộc dạng ký sinh có số lượng ít nhất, chỉ có 1 loài chiếm 0,66% là cây Bẹn bà (Drynaria bonii H. Christ) thuộc họ Polypodiaceae sống trên núi đá, chữa ung thư cổ.

Việc sử dụng những cây thuốc vào mục đích chữa bệnh chủ yếu tập trung vào những cây dễ thu hái như cây bụi thấp (Na) hoặc cõy thõn thảo (Th), cây gỗ nhỏ hay dạng cây leo (Lp) với tỷ lệ khác nhau. Từ kết quả trên cho thấy, vấn đề sử dụng các dạng cây cỏ làm thuốc chữa bệnh của người dân tộc Mường tại xã Quảng Lạc rất phong phú và đa dạng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng nguồn gen cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm bản địa của người mường ở xã quảng lạc, huyện nho quan, tỉnh ninh bình (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w