Đa dạng về môi trường sống của thực vật làm thuốc

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng nguồn gen cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm bản địa của người mường ở xã quảng lạc, huyện nho quan, tỉnh ninh bình (Trang 32 - 34)

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 KẾT QUẢ VỀ ĐA DẠNG NGUỒN GEN CÂY THUỐC

4.1.3. Đa dạng về môi trường sống của thực vật làm thuốc

Căn cứ vào địa hình, đất đai, khí hậu và sự phân bố của các loài cây thuốc trên thực tế ở khu vực nghiên cứu, chúng tôi chia ra các môi trường sống như sau:

Sống ở núi đá (Nu) : Cây sống trên núi đá

Sống ở rừng (R) : Cây sống ở rừng rậm, rừng thứ sinh, ven rừng Sống ở đồi (Đ) : Cây sống ở đồi, đồi hoang, trảng bụi, ven đường Sống ở vườn (K) : Cây sống ở vườn, bờ ao, quanh làng bản

Bảng 4.7. Đa dạng về môi trường sống của các loài cây thuốc TT Môi trường sống Số loài Tỷ lệ (%) so với tổng số loài

1 Sống ở vườn (K) 102 67,55

2 Sống ở đồi (Đ) 25 16,56

3 Sống trên núi đá (Nu) 12 7,95

4 Sống ở rừng (R) 8 5,3

5 Sống ở ven suối (Vs) 4 2,65

Hình 4.3. Sự phân bố các loài cây thuốc theo môi trường sống

Qua bảng 4.7 và hình 4.3 cho thấy, ở khu vực nghiên cứu có 102 loài cây thuốc sống ở vườn, quanh thôn xóm do người dân mang về nhà trồng, phục vụ cho nhu cầu chữa bệnh bằng thuốc nam. Sau đó là loài sống ở đồi có 25 loài chiếm 16,56%, các loài sống ở rừng chiếm 5,3% (gồm 8 loài trên tổng số 151 loài cây thuốc); các loài sống ven suối, gần nguồn nước thấp nhất chỉ có 4 loài, cỏc cõy Đốm nước (Tournefortia sarmetosa Lamk.), Nứa nước (Equisetum diffusum D. Don) sống gần nguồn nước nên được người dân đặt tên theo môi trường sống. Môi trường sống ở núi đá vôi có 12 loài cây thuốc, chiếm 7,95%; chủ yếu là các loài sống leo bám trên núi đá, đặc trưng cho vùng như: Nghia vọc (Salacia verrucosa

Wight), Khốp kháp (Bauhinia ornata var. kerrii (Gagnep.) K. & S. Larsen), Dây mục thông (Iodes cirrhosa Turcz) vì núi đá vôi thường có lớp đất phong hoá mỏng, ớt mựn, sườn dốc, nờn ớt gặp cây thuốc là cây gỗ. Cần có biện pháp bảo tồn những loài cây thuốc sống trên núi đá vôi ở Quảng Lạc, Nho Quan góp phần bảo vệ những giá trị khoa học cỏc vựng Karst ở Ninh Bình.

Môi trường sống trên núi đá vôi Môi trường sống ở đồi

Môi trường sống ven suối Môi trường sống ở vườn

Hình 4.4. Một số môi trường sống của cây thuốc ở KVNC

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng nguồn gen cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm bản địa của người mường ở xã quảng lạc, huyện nho quan, tỉnh ninh bình (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w