Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 KẾT QUẢ VỀ ĐA DẠNG NGUỒN GEN CÂY THUỐC
4.1.4. Đa dạng về cách sử dụng cây thuốc của người Mường ở xã Quảng Lạc
Đồng bào dân tộc Mường có tri thức về y học dân gian rất đa dạng, Từ lâu, họ đã biết sử dụng cây cỏ tự nhiên, các bộ phận như: thân, rễ, lá, hoa, quả… để chữa bệnh. Trong quá trình điều tra chúng tôi nhận thấy kinh nghiệm sử dụng cây thuốc dân tộc của cộng đồng Mường nơi đây rất độc đáo, thể hiện qua được thể hiện trong cách gọi tên cây thuốc như: xuất phát từ vị đắng nên gọi tên cây là Lá đắng (Premna corymbosa (Burm.f.) Rottb. et Willd.), từ vị chua cú cõy Chua me (Embelia ribes Burm.f.) hay dựa vào hình dạng lá giống như con bướm mà cú cõy Lỏ bướm (Bauhinia tomentosa L.), cây Đớn thèo gà (Pteris ensifomis Burm.f.) thỡ lỏ dài giống đuôi của con gà trống thiến. Hoặc dựa vào công dụng của cây để đặt tên gọi như: cõy Sờn ngứa (Hoya sp.) dùng chữa ngứa, Mụn vọc (Polygonum
chinense L.) chữa mụn trong mũi, cây Rau máu (Cynachum sp.) có tác dụng bổ máu, giải độc, giải rượu. Những cõy cú từ “sản” dùng để chữa các bệnh liên quan đến sinh sản như: Sản hao (Hedyotis uncinella Hook. & Arn. var mekongensis
(Pierre ex Pitard)), Sản đồng tiền (Desmodium styracifolium (Osbeck) Merr.) chuyên chữa các bệnh sản cho phụ nữ. Cõy hoa giun (Quisqualis indica L.) đặc trị giun sán. Hạt Củ đọ (Pachyrhizus erosus (L.) Urb.) độc, gây chết người nhưng khi nấu với mỡ lại có công dụng chữa ghẻ lở, bệnh ngoài da. Có thể thấy những nét riêng, sự linh hoạt trong cách thức sử dụng cây thuốc của cộng đồng Mường nơi đây.
Người Mường ở Nho Quan là sự hợp nhất giữa Mường trong (Thanh Hóa) và Mường ngoài (Hòa Bình) nên tri thức dân gian không chỉ lưu giữ truyền thống chung mà còn có đặc điểm riêng về y học dân tộc. Như cây Mớa dò (Costus speciosus
(Koenig) Smith) được Mường ở huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa gọi là “Chẳm pút” dựng chữa đái dắt, đái ra máu, tả [32]. Ở khu vực nghiên cứu, theo các ông lang, bà mế cho biết cây Mớa dò (Costus speciosus (Koenig) Smith) có tên là “Chắt ộo”, sử dụng trong phương thuốc phong hàn, đau dạ dày. Theo Mường trong (Thanh Hoá) [32], cõy Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa (L.) Hook.f.) – “ấ khắt” chữa tả, lậu; Xích đồng nam (Clerodendrum japonicum (Thunb.) Sweet) – “Bấn hoa đỏ” trị tả ra máu, lậu huyết, phự, trỳng phong. Cũn theo người Mường tại Quảng Lạc, các loài đó với tên gọi lần lượt là “Chố đồng” dựng lỏ đắp vào vết rắn cắn và “Cõy hoa trong” chữa đi tiểu có màu đỏ, có mùi hôi. Tuy nhiên vẫn có sự giao thoa trong kinh nghiệm sử dụng cây thuốc giữa hai khu vực như: Thiên niên kiện (Homalomena occulta (Lour.) Schott) lấy rễ củ chữa phong thấp, đau xương khớp; Lạc tiên (Passiflora foetida L.) dùng đun nước uống chữa mất ngủ; Đại bi (Blumea balsamifera (L.) DC.) chữa các bệnh liên quan tới đường tiờu húa… Như vậy, người Mường ở Quảng Lạc không chỉ gìn giữ nền y học cổ truyền của cộng đồng Mường mà cũn cú những tri thức bản địa độc đáo, đại diện cho một bộ phận Mường ở Việt Nam.
• Sự đa dạng về bộ phận sử dụng
Ngoài những kinh nghiệm về sử dụng cây thuốc người Mường cũn có cách sử dụng các bộ phận làm thuốc theo nhiều cách khác nhau, được chia như sau:
Bộ phận thân (T): thân, cành, thân củ, thân rễ Bộ phận gai (G): gai
Bộ phận rễ cây (R): rễ, rễ củ Bộ phận hoa (H): hoa và nụ hoa Bộ phận lá (L): lá, chồi búp Bộ phận quả (Q): quả và hạt Bộ phận nhựa cây (Nh): nhựa thân, nhựa lá Cả cây (CC): tất cả các bộ phận
Bộ phận vỏ (V): vỏ thân, vỏ cành
Bảng 4.8. Sự đa dạng của các bộ phận làm thuốc được người Mường sử dụng TT Bộ phận sử dụng Số loài Tỷ lệ % so với tổng số loài
1 Cả cây 60 39,74 2 Lá 45 29,80 3 Rễ 26 17,22 4 Thân 20 13,25 5 Quả 9 5,96 6 Hoa 8 5,30 7 Vỏ 4 2,65 8 Nhựa 2 1,32 9 Gai 2 1,32
Quá trình điều tra, chúng tôi thống kê được người Mường ở Quảng Lạc thường sử dụng cả cây làm thuốc chữa các bệnh mụn nhọt, sa dạ con, đi tả, đi đái đỏ, sỏi thận như: cây Bặt ngựa (Desmosdium gangeticum (L.) DC.), Nghia vọc (Salacia verrucosa Wight), Mè (Phyllanthus emblica L.), Ngom ngem (Gomphostemma chinense Oliv.)… Do việc sử dụng như vậy sẽ làm cho nguồn gen cây thuốc dần bị thu hẹp nên cần phải có những biện pháp khai thác kết hợp với gây trồng nhằm sử dụng bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc. Tiếp đến là các bộ phận như: dùng lỏ có 45 loài, dùng rễ có 26 loài, dựng thõn cú 20 loài lấy thân đặc trị các bệnh về ronan thần kinh, co cơ, giải độc, phong thấp, đau xương khớp… Quả, hoa cũng là một bộ phận được sử dụng làm thuốc hữu hiệu tuy nhiên chúng phụ thuộc vào mùa vụ nên gây khó khăn trong điều trị bệnh, dùng quả của cây Thỏng (Mallotus philippinensis (Lamk.) Muell – Arg) thuộc họ Euphorbiaceae trị hắc lào. Các bộ phận vỏ có 4 loài, nhựa, gai chiếm một tỉ lệ nhỏ chỉ với 2 loài chiếm 1,32%. • Đa dạng về cách chế biến cây thuốc của người dân tộc Mường
Tùy vào loại bệnh mà người dân tộc Mường có những cách chế biến thuốc khác nhau sao cho có hiệu quả nhất. Để đánh giá tính đa dạng trong cách chế biến cây thuốc của người Mường, có thể chia ra dùng tươi có 85 loài chiếm tỉ lệ 56,3%: các bộ phận sau khi lấy về, còn tươi nguyên đem tắm, giã lấy nước, vò nước uống. Hoặc dựng khô có 78 loài chiếm 51,7% tổng số loài: các bộ phận được băm nhỏ, phơi khô, sao vàng hạ thổ, ngâm rượu uống hay xoa bóp ngoài da.
Qua quá trình điều tra, chúng tôi thấy những loài có củ, rễ củ thường dùng khô, được băm nhỏ phơi hoặc sao khô đun lên uống hay ngâm với rượu xoa bóp ngoài da chữa các bệnh phong thấp, xương khớp, đau đầu... như Cổ gà (Leea rubra
Blume ex Spreng.), Rỏy sâm thục (Homalomena gigantea Eng. & K. Krause). Các loài sử dụng lá được dùng tươi nấu nước uống, tắm hoặc vò ra lấy nước chữa đau mắt – Lõi tiền (Stephania longa Lour.), Lá bướm (Bauhinia tomentosa L.) nhai lấy nước chữa ronan thần kinh.
• Sự đa dạng về công dụng chữa bệnh của các loài cây thuốc
Đồng bào Mường thường xuyên sử dụng loài cây thuốc có vị mát để giải nhiệt, bổ máu, họ cho rằng uống nước từ cây thuốc không chỉ để giải khát mà còn làm tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật, làm da hồng hào, loại trừ các chất độc ra khỏi cơ thể... Cây Bông hôi (Premna latifolia Roxb.) là loài đầu vị thuốc mát, rồi đến các loại cõy khỏc như: Chu chềnh (Hibicus poilonei Gagnep.); Xương cá (Callicarpa poilaneii Dop); Sim tranh (Eurya distichophylla Hemsl. var. henryi
(Hemsl.) Kobuski), Bấp quốc (Cissus repens Lamk.), Khốp kháp (Bauhinia ornata
var. kerrii (Gagnep.) K.& S. Larsen), Sá ngại (Poikilospermum suaveolens (Blume) Merr.)... Phỏng vấn thầy thuốc ở Quảng Lạc cho biết, hàng năm nơi đõy bán từ 1 - 1,5 tấn cõy thuốc mát cho các thầy thuốc chữa bệnh và người dân về làm nước uống hàng ngày mỗi người mua từ 20 - 30kg, có người mua tới 1 tạ, với giá 30 nghỡn/1kg.
Chỳng tôi đã ghi chép lại công dụng chữa bệnh của từng loài cây thuốc phân chia trong 17 nhóm bệnh khác nhau. Theo kinh nghiệm bài thuốc chủ yếu dùng để bệnh ngoài da như mụn nhọt, lở đầu, hắc lào..., những vị thuốc này thường đun lên lấy nước tắm kết hợp với uống nhằm làm sạch vết thương và loại chất độc ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, cũn cú cỏc bài thuốc chữa các bệnh nan y như sỏi thận, đau nhức xương khớp, gan... Sự kết hợp của nhiều loài cây hay cũng có thể chỉ một vài loài, đôi khi chỉ cần 1 loại duy nhất cũng có khả năng chữa bệnh, chữa đau răng dùng rễ cây Gai thơm (Zanthoxylum acanthopodium DC.) ngâm rượu ngậm, dùng Cỏ đinh – Đậu vẩy ốc (Alysicarpus raginalis (L.) DC nhai với muối đắp, chữa mụn nhọt ở đầu ngón tay.
Bảng 4.9 và hình 4.5 cho thấy, các loài cây thuốc thu được chữa bệnh ngoài da, mụn, lở loét, tắm ngứa… có tỉ lệ cao nhất với 33 loài trên tổng số 151 loài cây thuốc chiếm 21,85%, có thể dùng tươi hoặc đun nước tắm, chủ yếu dựng cỏc cõy thuộc họ Đậu (Fabaceae) với 3 loài, họ Nhãn (Sapindaceae) với 3 loài. Tiếp đó là
các loài cây thuốc dùng làm thuốc bổ, thuốc mát, giải nhiệt chiếm tỉ lệ 17,22%; các bệnh về tiêu hóa có 18 loài chữa các bệnh đi kiết, táo bón, rối loạn tiêu hóa.
Bảng 4.9. Tỷ lệ số loài có công dụng chữa cỏc nhúm bệnh cụ thể
TT Nhóm bệnh chữa trị Số loài Tỷ lệ (%)
1 Bệnh ngoài da (nước ăn chân, dị ứng, mụn nhọt…) 33 21,85 2 Bổ (bổ thận, bổ máu, bổ gan, giải nhiệt, thuốc mát…) 26 17,22 3 Bệnh về tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón, kiết lỵ…) 18 11,92 4 Bệnh của phụ nữ (tắm đẻ, vô sinh, hậu sản, điều kinh…) 17 11,26 5 Bệnh của trẻ em (rôm sảy, mồ hôi trộm, cam sài…) 14 9,27 6 Bệnh về thận (viêm cầu thận, sỏi thận, đái buốt…) 11 7,28 7 Bệnh về xương, khớp (đau xương, thoái hóa cột sống…) 11 7,28 8 Bệnh do thời tiết (cảm cúm, nhức đầu, xổ mũi, ốm, sốt...) 10 6,62
9 Bệnh về dạ dày (đau dạ dày, đại tràng…) 8 5,3
10 Bệnh về răng lợi (viêm lợi, nhiệt miệng, sâu răng...) 5 3,31 11 Bệnh về đường hô hấp (viêm họng, sưng avidan, ho…) 4 2,65 12 Bệnh về u bướu (ung thư, u nang, hạch…) 4 2,65 13 Bệnh về gan (viêm gan, sơ gan cổ chướng...) 3 1,99 14 Bệnh do động vật cắn (rắn rết cắn, chó cắn...) 2 1,32 15 Giải độc (do ngộ độc thức ăn, dị ứng thức ăn) 2 1,32
16 Bệnh về mắt (đau mắt...) 2 1,32
Hình 4.5. Phân bố số lượng các loài cây thuốc theo nhóm bệnh
Bệnh về phụ nữ có 17 loài (chiếm 11,26%) dùng tắm sau khi sinh, chữa sa dạ con, thiếu sữa, động thai. Nhóm bệnh về thận chiếm 7,28% gồm 11 loài trên tổng số loài thu được, một số loài có công dụng làm thuốc như: Kim tiền thảo (Desmosdium styracifolium (Osbeck) Merr.) làm tan sỏi thận, Dây mục thông (Iodes cirrhosa Turcz.) chữa đi tiểu khó.
Thuộc nhóm bệnh xương khớp dựng các loài cây thuốc thuộc họ Gối hạc (Leeaceae) và Ráy (Araceae) giảm đau nhức lưng, đầu gối. Các loài dùng để chữa bệnh gan, u bướu, hô hấp chỉ có 3 – 4 loài nhưng cú tỏc dụng cao như cây Xạ đen (Ehretica asperula Zoll. & Mor.) chữa ung thư, Chó đẻ răng cưa (Phyllanthus urinaria L.) điều trị viêm gan, cõy Rút thối (Acasia pennata (L.) Willd. ssp. kerrii I. Nielsen) dùng chữa sơ gan.
Ngoài ra, cỏc nhúm bệnh về tai, mắt, giải độc, động vật cắn, tim mạch chiếm tỉ lệ thấp nhất mỗi nhúm có 1 – 2 loài cây thuốc. Thông thường các loài cây thuốc này được dùng tươi gió, vũ lấy nước để chữa bệnh như: cõy Lừi tiền (Stephania longa
Lour.) chữa đau mắt, cây Chè đồng (Breynia fruticosa (L.) Hook.f.) chữa rắn cắn. Qua quá trình điều tra và thu thập kinh nghiệm chữa bệnh của dân tộc Mường tại xã Quảng Lạc, chúng tôi nhận thấy sự đa dạng trong phương pháp chữa bệnh cũng như những nhóm bệnh được chữa trị. Đây là những kinh nghiệm rất quý báu cần được bảo vệ, nâng cao hiệu quả chữa bệnh để đáp ứng tốt nhu cầu chữa bệnh cho nhân dân, nhất là những bệnh nan y khó chữa.
• Kết quả điều tra bài thuốc của người dân tộc Mường
Trong thời gian thực hiện đề tài, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 5 ông lang, bà mế người dân tộc Mường ở xã Quảng Lạc, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình:
- Bà Bùi Thị Lờ, thụn Đồng Bài – chuyên chữa các bệnh về thần kinh.
- Ông Bùi Văn Thủ, thôn Đồng Thanh – chuyên chữa các bệnh ngoài da, mụn nhọt, sài, ngứa.
- Bà Quách Thị Phũng, thụn Đồng Trung – chuyên chữa các bệnh về bệnh phụ nữ, sinh sản, băng huyết.
- Ông Nguyễn Ngọc Bảo, thôn Đồng Thanh – chuyên chữa các bệnh thận, sỏi thận.
- Bà Bùi Thị Nụ, thôn Hưng Long – chuyên đi lấy cây thuốc về bán cho các thầy thuốc nam.
Bà Bùi Thị Nụ – thôn Hưng Long
Ông Bùi Văn Thủ - thôn Đồng Thanh
Bà Quách Thị Phòng – thôn Đồng Trung
Bà Bùi Thị Lê – thôn Đồng Bài Ông Nguyễn Ngọc Bảo – thôn Đồng Thanh
Hình 4.6. Một số thầy thuốc người dân tộc Mường ở KVNC
Để thấy được sự phong phú và độc đáo trong kinh nghiệm sử dụng cây thuốc chữa bệnh của người Mường ở Quảng Lạc, chúng tôi thống kê ra đây cỏc nhúm bệnh được người Mường chữa trị bằng cây thuốc. Qua điều tra chúng tôi đã thống kê được 51 bài thuốc chữa trị cho 17 nhóm bệnh khác nhau, được thống kê như sau: Nhóm bệnh ngoài da : có 8 bài Nhóm bệnh về mắt : có 2 bài Nhóm bệnh về tiêu hóa : có 6 bài Nhóm bệnh về hô hấp : có 1 bài Nhóm bệnh về phụ nữ, sinh sản : có 6 bài Nhóm bệnh về gan : có 1 bài Nhóm bệnh về thận : có 5 bài Nhóm bệnh về ngộ độc : có 1 bài Nhóm bệnh về thời tiết : có 5 bài Nhóm bệnh về phù nề : có 1 bài
Nhóm bệnh về răng : có 4 bài Nhóm bệnh về ung bướu : có 1 bài Nhóm bệnh về dạ dày : có 3 bài Nhóm bệnh về trẻ em : có 1 bài Bài thuốc bổ : có 3 bài Nhóm bệnh do động vật cắn :: có 1 bài Nhóm bệnh về xương, khớp : có 2 bài
Các bài thuốc được sưu tập được các ông lang, bà mế sử dụng chữa bệnh hiệu quả như chữa các bệnh về sỏi thận, sỏi mật, sa dạ con, dạ dày... Trong quá trình điều tra chúng tôi đã ghi chép lại một số bài thuốc tiêu biểu, cụ thể:
Bài số 1: Chữa đau lưng, đau xương (của bà Bùi Thị Lờ, thụn Đồng Bài)
1. Ngái than (Reynoutria japonica Hoatt.) – bộ phận sử dụng: củ; 2. Rỏy sâm thục (Homalomena occulta (Lour.) Schott) – bộ phận sử dụng: củ. Củ thỏi lỏt, sao thục (Homalomena occulta (Lour.) Schott) – bộ phận sử dụng: củ. Củ thỏi lỏt, sao vàng, hạ thổ sau đó ngâm rượu dùng để xoa bóp.
Bài số 2: Chữa đau dạ dày(của bà Quách Thị Phũng, thụn Đồng Trung)