công chức ngành Hải quan
Ở Việt Nam hiện nay, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào chính thức định nghĩa khái niệm cải cách hành chính là gì. Tuy nhiên, nhiều văn bản quan trọng của Đảng đã đề cập đến thuật ngữ này, như Nghị quyết Đại hội VII, Nghị quyết TW8 - khoá VII, Nghị quyết Đại hội X, Nghị quyết Đại hội XI, v.v... đã nêu ra các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho công cuộc cải cách
hành chính nhà nước. Đồng thời, Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 của Chính phủ được ban hành kèm theo Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ cũng đã nêu bốn nội dung cơ bản của cải cách hành chính Việt Nam, đó là cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và cải cách tài chính công.
Mục tiêu của cải cách hành chính nhà nước đến 2010 theo Chương trình tổng thể là: Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hoá, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Đến năm 2010, hệ thống hành chính về cơ bản được cải cách phù hợp với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Mục tiêu của chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 là: Đến năm 2020 xây dựng được một nền hành chính phục vụ trong sạch, minh bạch, chuyên nghiệp, hiện đại và hoạt động có hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và phục vụ người dân, doanh nghiệp và xã hội, trọng tâm của cải cách hành chính là cải cách chế độ công vụ, công chức và nâng cao chất lượng dịch vụ do cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp dịch vụ công cung cấp.
Đối với ngành Hải quan, về tổng thể để đáp ứng yêu cầu của cải cách hành chính, ngành Hải quan xác định các mục tiêu và cũng là trọng tâm để cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong thời gian tới. Đó là: Tập trung triển khai có hiệu quả Luật Hải quan (có hiệu lực từ ngày 1-1-2015); Tiếp tục khẩn trương thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về một cửa quốc gia (NSW) và một cửa ASEAN; Thực hiện đánh giá chỉ số thời gian thông
quan xác định rõ thời gian từng cơ quan, từng khâu tác nghiệp để có những kiến nghị phù hợp nhằm giảm thời gian giải phóng hàng ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực; Tiếp tục đẩy mạnh công tác hiện đại hoá hải quan theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và các phương tiện kĩ thuật hiện đại, áp dụng đầy đủ phương pháp quản lí rủi ro trong kiểm tra, giám sát hải quan; Tập trung nguồn lực để vận hành thành công Hệ thống VNACCS/VCIS giai đoạn I và chuẩn bị thủ tục để triển khai giai đoạn II.
Trong bối cảnh triển khai công cuộc cải cách thủ tục hành chính hiện nay của Chính phủ, Tổng cục Hải quan xác định cải cách, hiện đại hóa Hải quan là một đòi hỏi tất yếu từ thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập của đất nước, đồng thời xuất phát từ thực trạng, nguồn lực quản lý của ngành Hải quan. Trọng tâm là cải cách thủ tục hải quan dựa trên phương pháp quản lí hải quan hiện đại theo hướng tuân thủ các chuẩn mực, thông lệ và cam kết quốc tế, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin.
Để thực hiện mục tiêu đó, Tổng cục Hải quan luôn xác định tinh thần phải chủ động, quyết liệt triển khai cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian thông quan hàng hóa. Ngành Hải quan đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, đặc biệt là 6 lĩnh vực trọng tâm bao gồm:
Thứ nhất, tiếp tục thực hiện thủ tục hải quan điện tử sau quá trình thí điểm và mở rộng thí điểm, đến nay, thủ tục hải quan đã được thực hiện chính thức và “phủ sóng” trên phạm vi cả nước; thủ tục đã được chuyển đổi căn bản từ phương thức thủ công sang điện tử.
Thứ hai, triển khai thành công bước đầu Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS. Hệ thống này được thực hiện đúng kế hoạch, không gây xáo trộn đối với hoạt động xuất nhập khẩu, tạo dựng được nền tảng CNTT vững chắc. Đây là bước đi quan trọng để nâng cao chất lượng thực hiện thủ tục hải quan điện tử dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến của Nhật Bản, nhằm tạo
thuận lợi cho doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả quản lí Nhà nước về hải quan. Thứ ba, tiếp tục thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia NSW và Cơ chế một cửa ASEAN đảm bảo cam kết của Chính phủ. Ngành Hải quan đã phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương thực hiện kết nối kĩ thuật NSW (tháng 2-2014) và phấn đấu kết nối chính thức vào tháng 11 và tháng 12-2014. Đồng thời tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 của NSW với các bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường.
Thứ tư, đẩy mạnh thực hiện Chương trình doanh nghiệp ưu tiên để nâng cao hiệu quả của quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp. Ngành Hải quan đang áp dụng chế độ ưu tiên cho 24 doanh nghiệp và phấn đấu đến cuối năm có thể nâng con số này lên 25 hoặc 30 doanh nghiệp.
Thứ năm, nâng cao chất lượng cải cách thủ tục hành chính; Thực hiện việc tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, cấp số và phân luồng tờ khai trong vòng từ 1 đến 3 giây. Trước đây, theo Tuyên ngôn phục vụ khách hàng ngành Hải quan cam kết thực hiện quy trình thủ tục này tối đa 30 phút… Đã chủ trì thực hiện cấu phần Nghiên cứu thời gian giải phóng hàng của dự án “Hỗ trợ kĩ thuật tư vấn và chính sách vùng” nhằm công khai hóa thời gian thông quan, làm rõ trách nhiệm của cơ quan Hải quan và các cơ quan liên quan khác để có cơ sở kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành cải cách thủ tục để giảm thời gian thông quan.
Thứ sáu, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát hải quan. Theo đó, song song với cải cách thủ tục hành chính phải tiếp tục đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, đảm bảo an ninh quốc gia và an toàn cộng đồng nhằm mục tiêu cải cách gắn liền với kiểm soát. Chú trọng công tác quản lí rủi ro, kiểm tra sau thông quan theo phương pháp quản lí hải quan hiện đại để chuyển mạnh việc kiểm tra từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”.
Để thực hiện được những yêu cầu của cải cách hành chính đối với ngành Hải quan, hàng loạt yêu cầu được được đặt ra đối với công tác xây
dựng đội ngũ công chức ngành Hải quan như:
Một là, về công tác tuyển dụng công chức phải được thực hiện đúng các quy định của pháp luật, tổ chức tuyển dụng một cách khoa học, để lựa chọn được những người có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ tinh thông vào lực lượng Hải quan.
Hai là, sử dụng công chức phải phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của công việc, vị trí việc làm, năng lực thực tế của công chức, tránh tình trạng có nơi biên chế quá đông, có nơi lại thiếu nhân lực để đảm nhiệm các công việc. Phải xây dựng và phát triển đội ngũ công chức nhà nước đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng và cơ cấu công chức theo ngạch, bậc một cách hợp lý để đảm nhiệm các công việc.
Ba là, việc đào tạo, đào tạo lại đội ngũ công chức phải chuyển từ đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ sang đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, khả năng xử lý các công việc, theo quan điểm thiếu gì bồi dưỡng đó, không chạy theo bằng cấp, gắn đào tạo, bồi dưỡng với sử dụng công chức. Bốn là, phải đánh giá công chức một cách khách quan, khoa học, lấy việc hoàn thành nhiệm vụ được giao, sự hài lòng của khách hàng là những tiêu chí quan trọng có tính quyết định để đánh giá công chức.
Năm là, tăng cường kỷ luật, kỷ cương đối với công chức của ngành Hải quan.
Sáu là, bảo đảm đầy đủ mọi chế độ, chính sách đối với công chức Hải quan, tương xứng với lao động của họ.
Trong xu hướng hội nhập, mở cửa, cải cách hành chính yêu cầu đặt ra đối với việc xây dựng đội ngũ công chức hải quan ngày càng cao, hướng tới xây dựng đội ngũ công chức hải quan có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ chuyên sâu, có trách nhiệm tận tụy với công việc, có cách ứng sử và thái độ phục vụ văn minh lịch sự. Hay nói cách khác
đó là phải xây dựng đội ngũ công chức “vừa hồng vừa chuyên.”
Kết luận chƣơng 1
Tại chương 1 luận văn tập trung làm rõ những khái niệm công vụ: công chức hành chính, công chức Hải quan, đặc điểm của công chức hành chính, công chức Hải quan, yêu cầu của cải cách hành chính đối với việc xây dựng đội ngũ công chức Hải quan; nội dung xây dựng đội ngũ công chức ngành hải quan như các vấn đề tuyển dụng công chức; quy hoạch công chức; đào tạo bồi dưỡng công chức; điều động, luân chuyển công chức; chế độ chính sách với công chức; trách nhiệm đối với công chức nhằm đáp ứng việc cải cách hành chính.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC VÀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CỤC HẢI QUAN TỈNH THANH HOÁ