Các phức chất đã tổng hợp được khảo sát khả năng thăng hoa trong các điều kiện như đã nêu ở phần 2.3.5.
Sau khi thăng hoa hàm lượng ion kim loại trong phần thăng hoa và phần cặn được định lượng tương tự như xác định hàm lượng ion kim loại trong phức chất ban đầu. Kết quả được trình bày ở bảng 3.5.
Bảng 3.5. Kết quả khảo sát khả năng thăng hoa của các phức chất
STT Phức chất Nhiệt độ thăng hoa Phần thăng hoa Phần cặn % theo khối lƣợng (*) Hàm lƣợng kim loại % theo kim loại (**) % theo khối lƣợng (*) Hàm lƣợng kim loại % theo kim loại (**) 1 La(AcAc)3.4H2O 225±5 85,73 28,43 89,21 14,27 24,78 12,94 2 Nd(AcAc)3.3H2O 225±5 83,45 27,42 79,01 16,15 25,34 8,96 3 Sm(AcAc)3.3H2O 230±5 80,56 25,79 74,55 19,44 27,49 13,51 4 Eu(AcAc)3.3H2O 234±5 75,18 24,54 61,10 24,82 26,43 21,72 5 Dy(AcAc)3.2H2O 238±5 71,49 22,35 48,58 28,51 23,75 20,58
* % theo khối lượng .100%
0
m m
** % theo kim loại .100% . . 0 0 0 M M M M C m C m m m Trong đó:
m: là khối lượng của phần thăng hoa hoặc phần cặn (g)
0
m : là khối lượng mẫu ban đầu lấy để thăng hoa (g)
M
m : là khối lượng kim loại có trong phần thăng hoa hoặc phần cặn (g)
0
M
m : là khối lượng kim loại có trong mẫu ban đầu lấy để thăng hoa (g)
M
C : là hàm lượng kim loại có trong phần thăng hoa hoặc phần cặn (%)
0
M
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy các axetylaxetonat đất hiếm thăng hoa tương đối tốt. Hàm lượng kim loại trong phần thăng hoa và phần cặn tương đương với hàm lượng kim loại trong phức chất ban đầu, chúng tôi giả thiết rằng, trong điều kiện áp suất thấp, các phức chất thăng hoa không phân hủy.
Khả năng thăng hoa tốt của các axetylaxetonat đất hiếm có thể được lí giải do cấu tạo cồng kềnh của phối tử axetylaxeton. Cấu trúc này đã tạo nên hiệu ứng không gian ngăn cản quá trình polime hóa của các axetylaxetonat đất hiếm. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả phổ khối lượng của các phức chất. Các kết quả phổ MS chỉ ra rằng, các phức chất đều tồn tại ở dạng monome nên thăng hoa tốt.
Nhìn chung, phần trăm khối lượng thăng hoa và phần trăm kim loại thăng hoa của các axetylaxetonat đất hiếm thuộc nhóm nhẹ lớn hơn so với các axetylaxetonat đất hiếm thuộc nhóm nặng. Như vậy, khả năng thăng hoa của các axetylaxetonat đất hiếm giảm khi đi từ các nguyên tố đất hiếm thuộc nhóm nhẹ đến các nguyên tố đất hiếm thuộc nhóm nặng. Theo các tác giả [19] thì điều này được giải thích là do khuynh hướng tạo liên kết cầu giữa các phân tử phức chất tăng lên khi đi từ các nguyên tố thuộc nhóm nhẹ đến các nguyên tố thuộc nhóm nặng. Tốc độ và khả năng thăng hoa của các phức chất phụ thuộc vào độ bền của các liên kết này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
KẾT LUẬN
Từ các kết quả thu được chúng tôi rút ra các kết luận sau: 1. Đã tổng hợp được 5 phức chất axetylaxetonat đất hiếm:
La(AcAc)3.4H2O, Nd(AcAc)3.3H2O, Sm(AcAc)3.3H2O, Eu(AcAc)3.3H2O, Dy(AcAc)3.2H2O.
2. Đã nghiên cứu các sản phẩm bằng phương pháp phổ hồng ngoại. Kết quả đã xác nhận sự phối trí giữa phối tử và ion trung tâm qua liên kết M-O và sự có mặt của nước trong các phức chất tổng hợp được.
3. Đã nghiên cứu các phức chất bằng phương pháp phân tích nhiệt, kết quả cho thấy, nước có trong thành phần của các axetylaxetonat đất hiếm ở dạng hiđrat và đã đưa ra sơ đồ phân hủy nhiệt của chúng.
4. Đã nghiên cứu các phức chất bằng phương pháp phổ khối lượng. Kết quả cho thấy, sau khi tách nước, các axetylaxetonat đất hiếm đều tồn tại ở dạng monome, có thành phần ứng đúng với công thức phân tử của các phức chất. 5. Kết quả khảo sát khả năng thăng hoa của các phức chất cho thấy: khả năng thăng hoa của các axetylaxetonat đất hiếm tương đối cao và các phức chất đều thăng hoa không phân hủy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Hiền Lan, Trần Thị Thu Hà (2011), “Tổng hợp và nghiên cứu tính chất phức chất Axetylaxetonat của một số nguyên tố đất hiếm nhẹ ”, Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học,Tập 16, số 3, Tr 51 - 56.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt
1. Vũ Đăng Độ, Triệu Thị Nguyệt (2008), Hóa học vô cơ, Quyển 2 (Các nguyên tố d và f), NXB Giáo dục.
2. Lê Chí Kiên (1986), Nghiên cứu sự tạo phức trong một hệ, ion lantanit (III) - amino axit - bazơ hữu cơ và áp dụng chúng trong việc xác định riêng biệt một số ion lantan, Luận án PTS khoa học Hoá học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Hà Nội.
3. Lê Chí Kiên (1975), Giáo trình hóa học phức chất - tập II, Đại học Tổng hợp Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Hiền Lan (2009), Tổng hợp cacboxylat của một số nguyên tố đất hiếm có khả năng thăng hoa và nghiên cứu tính chất, khả năng ứng dụng của chúng, Luận án tiến sĩ Hóa học, Đại học Quốc Gia Hà Nội. 5. Hoàng Nhâm (2001), Hoá học vô cơ, Tập 3, NXB Giáo Dục, Hà Nội. 6. Nguyễn Đình Triệu (2001), Các phương pháp phân tích vật lý và hóa học,
Tập 1 và tập 2, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
7. Huỳnh Thị Miền Trung (2009), Tổng hợp và nghiên cứu tính chất phức chất axetylaxetonat của một số kim loại, Luận văn thạc sĩ khoa học, ĐHKHTN - ĐHQG Hà Nội.
8. Nguyễn Trọng Uyển (1979), Giáo trình chuyên đề các nguyên tố đất hiếm, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
9. Nguyễn Thị Trúc Vân (2002), Tổng hợp và nghiên cứu tính chất các phức hỗn hợp của isobutirat đất hiếm với O-Phenantrolin, Luận văn thạc sĩ khoa học, khoa hóa học - ĐHKHTN - ĐHQG Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tiếng anh
10. C.G. Herbert, A.W. Johnstone, Mass Spectrometry Basics, CRC, tr. 17-22 (2002). 11. D. Gozzi, M. R. Cimberle and M. Tropeano, “Synthesis and magnetic
characterization of Ni nanoparticle in multiwalled carbon nanotubes”,
Journal of Alloys and Compounds,Vol. 419 (2006), Issues 12, pp. 3239. 12. D. L. Pavia, G. M. Lampman, G. Kerz, Introduction to spetroscopy,
Department of Chemistry, Western Washington University, 2000.
13. Fujino, Y. Hoshino, S. Iragashi,… “Prepare structure and properties of oxalate-bridged binuclear iron(III) complex”, Inorganic Chimica Acta, 2004, Vol.357, p.1118.
14. Fren.J.B, Mann.M, Meng.C.K, Wong.S.F, “Electrospray ionization - Principles and Practice”, Mass Spectrometry Reviews, Vol 9, pp.37-70 (1990). 15. H. Beyer, W. Walter, Handbook of Organic Chemistry, T.J. Press, 1996. 16. Hoffman E. D., Stroobant V. (2001), Mass Spectroscopy - Principles and
Application.
17. Iaximirxki KB (1966), “Hoá học phức chất các nguyên tố đất hiếm”, A.N Ucraina, Kiev.
18. Koen Binnemans, “RARE-EARTH BETA-DIKETONATES”, Handbook on the Physics and Chemistry of Rare Earths, vol 35 (2005), Chapter 225, Elsevier B.V.
19. Tu A. Zoan, Nataliya P. Kuzmina, Svetlana N. Frolovskaya, Anatoli N. Rykov, Larissa I. Martynenko, Yury M.Korenev (1995), “Synthesis, structure and properties of volatile lanthanide pivalates”, Journal and Alloys and Compounds, Vol. 225, pp. 396-399.
20. Waechtler T., Oswald S., Roth N., Jakob A., Lang H., Ecke R., Schulz S. E., Gessner T. (2009), “Copper Oxide Films Grown by Atomic Layer Depositionfrom Bis(tri-n-butylphosphane) Copper(II) Acetylacetonate”, Journal of the Electrochemical Society, Vol.156, pp. 453-459.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1-28,32-50 29-31