KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.5. Giải thích sự hấp thụ DNA lên hạt nano sắt từ
Sau khi hạt sắt từ được hoạt hóa, do sự thủy phân ATPS nên trên bề mặt của chúng có các nhóm amino (NH3+). Chính các nhóm amino này tạo nên bề mặt điện tích dương.
Trong khi đó, các tế bào vi khuẩn đã bị phá vỡ, các phân tử DNA tồn tại trộn lẫn với các vật thể sinh học khác như xác tế bào, protein,…và DNA do có khung phot phat nên mang điện tích âm. Các hạt sắt từ với kích thước nhỏ bé ưu việt của mình nên có thể len lõi bám vào các phân tử DNA mang điện tích trái dấu đó (hình 3.14). Sự hấp thụ giữa DNA và hạt sắt từ là do các liên kết ion mang điện tích trái dấu.
Trên cơ sở sự hấp thụ đó chúng ta cũng có thể gắn DNA lên hạt sắt từ để tạo nên các đầu dò trong các phản ứng lai. Để tiến hành tạo đầu dò này thì phải tạo một liên kết bền vững cần cần gắn DNA bằng liên kết hóa trị lên hạt nano sắt từ. Do đó cần có thêm một loại hóa chất để hoạt hóa đầu 5’ của DNA đồng thời làm chất xúc tác là 1- ethyl-3 (3-dimethylaminopropy) carbodiimide (EDC). Tuy nhiên vì
amoni -NP
DNA
chưa có được loại hóa chất (EDC) này nên chúng tôi chỉ dừng lại ở thí nghiệm dùng hạt nano sắt từ đã tổng hợp như trên để tách DNA tổng số từ tế bào vi khuẩn B.subtilis và cho kết quả thích hợp. Đây cũng là một hướng nghiên cứu tiếp cho đề tài này.
CHƯƠNG 4