lại cho tới nay (2009)
So sánh sự biến đổi cấu trúc lâm phần và đường kính bình quân lâm phần giữa mô hình trước khi chặt chuyển hóa (2007) với ô đối chứng để lại cho tới nay, để thấy được sự biến đổi cấu trúc lâm phần và đường kính bình quân lâm phần sau hai năm nếu không chặt chuyển hóa.
4.4.3.1. Biến đổi về cấu trúc lâm phần 1) Phân bố N – D1.3
So sánh phân bố N – D1..3 giúp ta thấy được sự biến đổi phân bố số cây theo đường kính của lâm phần sau hai năm khi ta không tác động vào lâm phần. Biểu đồ so sánh phân bố N – D1.3 được thể hiện ở hình 4.4.7.
(Các OTC còn lại được thể hiện ở phần phụ biểu 25 và 26)
Hình 4.4.7: Biểu đồ so sánh phân bố N – D1.3 giữa mô hình trước khi chặt chuyển hóa với ô đối chứng để lại cho tới nay
Qua hình 4.4.7 ta thấy sự biến đổi phân bố N – D1.3 của OTC đối chứng sau hai năm so với OTC năm 2007 là khá chậm. Ở cả hai cấp tuổi thì phân bố N – D1.3 chỉ dịch chuyển tăng lên một cỡ đường kính.
Đối với cấp tuổi V thì phân bố số cây theo cỡ đường kính của năm 2007 tập trung chủ yếu ở cỡ kính từ 6 cm đến 10 cm, và nhiều nhất là ở cỡ kính 8 cm. Còn phân bố số cây theo cỡ đường kính của OTC đối chứng năm 2009 tập chung chủ yếu từ 8 cm đến 14 cm và nhiều nhất là ở cỡ kính 10 cm.
Đối với cấp tuổi VI thì phân bố số cây theo cỡ đường kính của năm 2007 tập trung chủ yếu ở cỡ kính từ 8 cm đến 18 cm và nhiều nhất là ở cỡ kính 14 cm với 22 cây. Còn phân bố số cây theo cỡ đường kính của OTC đối chứng năm 2009 thì tập trung chủ yếu từ 10 cm đến 16 cm và nhiều nhất là ở cỡ kính 12 cm với 38 cây.
Biểu đồ so sánh tương quan Hvn – D1.3 được thể hiện cụ thể ở hình 4.4.8.
Tuổi OTC trước khi chặt chuyển hóa
(2007)
OTC đối chứng để lại cho tới nay (2009)
9 -< 11
11 -< 13
(Các OTC còn lại được thể hiện ở phần phụ biểu 27 và 28)
Hình 4.4.8: Biểu đồ so sánh tương quan Hvn – D1.3 giữa mô hình trước khi chặt chuyển hóa với ô đối chứng để lại cho tới nay
Qua hình 4.4.8 ta thấy sinh trưởng chiều cao trong OTC ở năm 2009 so với năm 2007 biến đổi không nhiều. Trong hai cấp tuổi thì biến đổi chiều cao ở cấp tuổi V rõ ràng hơn cấp tuổi VI.
3) Tương quan Dt – D1.3
So sánh tương quan Dt – D1.3 giữa OTC trước khi chặt chuyển hóa (2007) với OTC đối chứng để lại cho tới nay (2009) giúp ta thấy được sự biến đổi của đường kính tán sau hai năm sinh trưởng và phát triển khi không có sự tác động của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh vào lâm phần. Biểu đồ so sánh tương quan Dt – D1.3 được thể hiện cụ thể ở hình 4.4.9.
(2007) (2009) 9 -< 11
11 -< 13
(Các OTC còn lại được thể hiện ở phần phụ biểu 29 và 30)
Hình 4.4.9: Biểu đồ so sánh tương quan Dt – D1.3 giữa mô hình trước khi chặt chuyển hóa với ô đối chứng để lại cho tới nay
Qua hình 4.4.9 ta thấy rằng cũng giống như sinh trưởng chiều cao thì sinh trưởng đường kính sau hai năm biến đổi tương đối chậm. Ở cấp tuổi VI thì chỉ có một số cây có đường kính tán cao từ 6 m đến 7m. Còn lại tập trung chủ yếu từ 2 m đến 4 m.
4.4.3.2. Biến đổi đường kính bình quân lâm phần
Mức độ chênh lệch giá trị đường kính bình quân lâm phần của OTC đối chứng để lại cho tới nay (2009) so với OTC trước chặt chuyển hóa (2007), sẽ cho chúng ta thấy được sự sinh trưởng của đường kính bình quân lâm phần sau hai năm nếu ta không tác động các biện pháp kỹ thuật vào. Biểu so sánh sự biến đổi đường kính bình quân lâm phần được thể hiện cụ thể ở biểu 4.4.3.
Biểu 4.4.3: So sánh sự biến đổi đường kính bình quân lâm phần giữa mô hình trước khi chặt chuyển hóa với ô đối chứng để lại cho tới nay
Tuổi OTC OTC trước chặt chuyển hóa (2007)
OTC đối chứng để lại cho tới nay (2009)
Dmax Dmin Dtb Dmax Dmin Dtb
A 14,6 3,1 8,00 B 15,0 3,1 8,93 C 18,9 3,0 9,51 D 16,4 3,0 8,38 E 15,8 3,0 7,43 TH 18,9 3,0 8,51 A 24,4 6,2 13,13 B 20,1 6,6 12,57 C 11,4 3,9 9,42 D 17,6 4,2 9,50 E 19,5 6,0 10,14 TH 24,4 3,9 10,68
Qua biểu 4.4.3 ta thấy sau hai năm thì sự biến đổi đường kính của OTC đối chứng để lại cho tới nay (2009) so với OTC trước chặt chuyển hóa (2007) biến đổi không nhiều. Đối với cấp tuổi V thì mức độ chênh lêch trung bình khoảng từ 2 cm đến 3 cm. Còn ở cấp tuổi VI thì mức độ chênh lệch trung bình từ 3 cm đến 4 cm. Cá biệt có OTC A và B của cấp tuổi VI thì mức độ chênh lệch là khá thấp từ 0,33 cm đến gần 1 cm.
PHẦN 5
KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua điều tra, phân tích xử lý số liệu cho lâm phần Sa mộc cấp tuổi V và VI của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đề tài đã đạt được một số kết quả sau:
- Qua kết quả điều tra ta thấy lâm phần Sa mộc cấp tuổi V và VI sau hai năm chặt chuyển hóa sinh trưởng khá tốt, sinh trưởng đường kính tăng khá, mức độ biến động đường kính trong các cấp tuổi là thấp. Tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn đồng, đều mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Kết quả so sánh cấu trúc lâm phần và đường kính bình quân lâm phần giữa OTC đã chặt chuyển hóa được hai năm (2009) với OTC đối chứng để lại cho tới nay (2009) cũng cho thấy sự khác biệt giữa hai mô hình tương đối lớn. Ở cả hai cấp tuổi thì phân bố N – D1.3 của OTC chặt chuyển hóa đều dịch chuyển hơn so với OTC đối chứng từ một đến hai cỡ đường kính. Đường kính bình quân lâm phần của OTC chặt chuyển hóa cũng cao hơn từ 3,5 cm đến 4 cm so với OTC đối chứng.
- Kết quả so sánh cấu trúc lâm phần và đường kính bình quân lâm phần giữa OTC trước khi tiến hành chặt chuyển hóa (2007) với OTC đã chặt chuyển hóa được hai năm (2009) cho ta thấy sự biến đổi cấu trúc lâm phần và đường kính bình lâm phần là rất lớn. Lâm phần sau khi chặt chuyển hóa được hai năm không những sinh trưởng khá tốt mà những cây có đường kính nhỏ, cong keo, sâu bệnh đã được loại bỏ đi nhiều. Đường kính bình quân lâm phần của OTC đã chặt chuyển hóa được hai năm so với OTC trước khi tiến hành chặt chuyển hóa cao hơn từ 6 cm đến 7 cm.
- Kết quả so sánh cấu trúc lâm phần và đường kính bình quân lâm phần giữa OTC trước khi chặt chuyển hóa (2007) với OTC đối chứng để lại cho tới nay (2009) thì thấy cấu trúc lâm phần và đường kính bình quân lâm phần biến đổi khá chậm. Phân bố N – D1.3 của OTC đối chứng để lại cho tới nay chỉ dịch chuyển nhanh hơn một cỡ đường kính so với OTC trước khi chặt chuyển hóa. Đường kính bình quân lâm phần cũng chỉ cao hơn từ 2 cm đến 3 cm.
→ Vậy với lâm phần Sa mộc cấp tuổi V và VI nếu ta để nguyên không tiến hành chặt chuyển hóa thì sau hai năm tăng trưởng đường kính bình quân chỉ từ 2 cm đến 3 cm. Nhưng nếu ta tiến hành chặt chuyển hóa thì sau hai năm tăng trưởng đường kính bình quân từ 6 cm đến 7 cm. Vậy ta có thể kết luận rừng trồng Sa mộc cấp tuổi V và VI cung cấp gỗ nhỏ có thể chuyển hóa thành rừng cung cấp gỗ lớn. Nhưng để đạt được hiểu quả kinh tế cao hơn nữa thì phải tiến hành chặt chuyển hóa thêm một đến hai lần nữa để loại bỏ những cây có phẩm chất kém, cây cong queo sâu bệnh.
5.2. Tồn tại
Đề tài mới chỉ đánh giá được hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật vào lâm phần chứ chưa đánh giá được hết về hiệu quả kinh tế (hiệu quả kinh tế mới chỉ mang tính dự đoán), cũng như các tác động về môi trường và xã hội sau khi tiến hành chặt chuyển hóa.
- Trước khi áp dụng vào thực tiễn thì cần phải đánh giá được tác động mọi mặt của chuyển hóa rừng đến nền kinh tế cũng như các tác động về môi trường và xã hội.
- Các OTC định vị phải được chú trọng bảo vệ nhiều hơn.
MỤC LỤC
Trang LỜI NÓI ĐẦU
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
ĐẶT VẤN ĐỀ...1
PHẦN 1...3
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...3
1.1. Một số nhận thức về loài Sa mộc và kiểm định chuyển hoá rừng...3
1.1.1. Một số nhận thức về loài Sa mộc...3
1.1.2. Phân chia cấp tuổi...3
1.1.3. Kiểm định mô hình chuyển hoá rừng từ gỗ nhỏ thành gỗ lớn...4
1.1.4. Một số nhận định...5
1.2. Các nghiên cứu trên thế giới về chuyển hoá rừng và các yếu tố kỹ thuật trong chặt chuyển hóa rừng...5
1.2.1. Chuyển hoá rừng...5
1.2.2. Các yếu tố kỹ thuật...7
1.3. Các nghiên cứu về chuyển hoá rừng ở Việt Nam và các yếu tố kỹ thuật trong chặt chuyển hóa rừng...9
1.3.1. Chuyển hoá rừng...9
1.3.2. Các yếu tố kỹ thuật...9
PHẦN 2...12
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...12
2.1. Mục tiêu nghiên cứu...12
2.1.1. Mục tiêu tổng quát...12
2.1.2. Mục tiêu cụ thể...12
2.3. Phạm vi nghiên cứu...13
2.4. Giới hạn nghiên cứu...13
2.5. Nội dung nghiên cứu...13
2.5.1. Điều tra điều kiện cơ bản của huyện Bắc Hà – Lào Cai...13
2.5.2. Giới thiệu kết quả nghiên cứu thành lập mô hình chặt chuyển hóa, cấu trúc lâm phần và đường kính bình quân lâm phần năm 2007...13
2.5.3. Nghiên cứu cấu trúc lâm phần và đường kính bình quân lâm phần trên mô hình đã chặt chuyển hóa được hai năm...13
2.5.4. So sánh sự biến đổi cấu trúc lâm phần và đường kính bình quân lâm phần...13
2.6. Phương pháp nghiên cứu...15
2.6.1. Phương pháp chủ đạo...15
2.6.2. Các phương pháp thu thập tài liệu...16
2.6.3. Phương pháp xử lí số liệu nội nghiệp...16
PHẦN 3...17
ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU...18
3.1. Điều kiện tự nhiên...18
3.1.1. Vị trí, ranh giới...18
3.1.2. Địa hình, địa thế...18
3.1.3. Khí hậu thủy văn...18
3.1.4. Tài nguyên đất...19
3.1.5. Nhận xét chung...20
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội...21
3.3. Hiện trạng rừng trồng Sa mộc...22
3.3.1. Diện tích rừng trồng Sa mộc...22
3.3.2. Bản đồ hiện trạng rừng trồng Sa mộc câp tuổi V và VI...22
PHẦN 4...22
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...22
4.1. Giới thiệu kết quả nghiên cứu thành lập mô hình chặt chuyển hóa, cấu trúc lâm phần và đường kính bình quân năm 2007...23
4.1.1. Kết quả nghiên cứu thành lập mô hình chặt chuyển hóa...23
4.2. Kết quả nghiên cứu cấu trúc và đường kính bình quân lâm phần trên mô hình đã chặt chuyển hóa được hai năm (2009)...30
4.2.1. Kết quả nghiên cứu cấu trúc lâm phần...30
4.2.2. Đường kính bình quân lâm phần...36
4.3.1. Kết quả nghiên cứu cấu trúc lâm phần...37
4.3.2. Kết quả nghiên cứu đường kính bình quân lâm phần...40
4.4. So sánh sự biến đổi cấu trúc lâm phần và đường kính bình quân lâm phần...41
4.4.1. Giữa mô hình đã chặt chuyển hóa được hai năm (2009) với ô đối chứng để lại cho tới nay (2009)...41
4.4.2. Giữa mô hình trước khi chặt chuyển hóa (2007) với mô hình đã chặt chuyển hóa được hai năm (2009)...45
4.4.3. Giữa mô hình trước khi chặt chuyển hóa (2007) với ô đối chứng để lại cho tới nay (2009)...50
PHẦN 5...55
KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ...55
5.1. Kết luận...55
5.2. Tồn tại...56
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Biểu 3.3.1: Hiện trạng rừng trồng Sa mộc cấp tuổi V và VI...22
Biểu 4.1.1: Quy luật phân bố N – D1.3 của lâm phần Sa mộc trước khi tiến hành chặt chuyển hóa...23
Biểu 4.1.2: Quy luật tương quan Hvn – D1.3 của lâm phần Sa mộc trước khi tiến hành chặt chuyển hóa...26
Biểu 4.1.3: Quy luật tương quan Dt – D1.3 của lâm phần Sa mộc trước khi tiến hành chặt chuyển hóa...28
Biểu 4.1.4: Đường kính bình quân của lâm phần sa mộc trước khi tiến hành chặt chuyển hóa...30
...30
Biểu 4.2.1: Quy luật phân bố N – D1.3 của lâm phần sa mộc đã chặt chuyển hóa được hai năm...31
Biểu 4.2.2: Quy luật tương quan Hvn – D1.3 của lâm phần sa mộc đã tiến hành chặt chuyển hóa được hai năm...33
Biểu 4.2.3: Quy luật tương quan Dt – D1.3 của lâm phần sa mộc đã chặt chuyển hóa được hai năm...35
Biểu 4.2.4: Đường kính bình quân lâm phần của lâm phần sa mộc đã chặt chuyển hóa được hai năm...37
Biểu 4.3.1: Phân bố N – D1.3 của ô đối chứng để lại cho tới nay ...37
...37
Biểu 4.3.2: Tương quan Hvn – D1.3 của ô đối chứng để lại cho tới nay...38
Biểu 4.3.3: Tương quan Dt – D1.3 của ô đối chứng để lại cho tới nay...39
Biểu 4.3.4: Đường kính bình quân lâm phần của ô đối chứng để lại cho tới nay...40
Biểu 4.4.1 So sánh sự biến đổi đường kính bình quân lâm phần giữa mô hình đã chặt chuyển hóa được hai năm với ô đối chứng để lại cho tới nay...45
Biểu 4.4.2: So sánh sự biến đổi đường kính bình quân lâm phần giữa mô hình đã chặt chuyển hóa được hai năm với mô hình trước khi chặt chuyển hóa...49
Biểu 4.4.3: So sánh sự biến đổi đường kính bình quân lâm phần giữa mô hình trước khi chặt chuyển hóa với ô đối chứng để lại cho tới nay...53
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang
Hình 2.5.1: Sơ đồ so sánh biến đổi cấu trúc lâm phần và đường kính bình quân lâm phần 14 Hình 4.1.1: Biểu đồ quy luật phân bố N – D1.3 của lâm phần trước khi tiến hành chặt
chuyển hóa...25
Hình 4.1.2: Biểu đồ tương quan Hvn – D1.3 của lâm phầm sa mộc trước khi tiến hành chặt chuyển hóa...27
Hình 4.1.3: Biểu đồ tương quan Dt – D1.3 của lâm phầm sa mộc trước khi tiến hành chặt chuyển hóa...29
Hình 4.2.1: Biểu đồ quy luật phân bố N – D1.3 của lâm phần sa mộc đã chặt chuyển hóa được hai năm...32
Hình 4.2.2: Biểu đồ tương quan Hvn – D1.3 của lâm phần sa mộc đã chặt chuyển hóa được hai năm...34
Hình 4.2.3: Biểu đồ tương quan Dt – D1.3 của lâm phân sa mộc đã chặt chuyển hóa được hai năm...36
Hình 4.3.1: Biểu đồ phân bố N – D1.3 của ô đối chứng để lại cho tới nay...38
Hình 4.3.2: Biểu đồ tương quan Hvn – D1.3 của ô đối chứng để lại cho tới nay...39
Hình 4.3.3: Biểu đồ tương quan Dt – D1.3 của ô đối chứng để lại cho tới nay...40
Hình 4.4.1: Biểu đồ so sánh phân bố N – D1.3 giữa mô hình đã chặt chuyển hóa được hai năm với ô đối chứng để lại cho tới nay...42
Hình 4.4.2: Biểu đồ so sánh tương quan Hvn – D1.3 giữa mô hình đã chặt chuyển hóa được hai năm với ô đối chứng để lại cho tới nay...43
Hình 4.4.3: Biểu đồ so sánh tương quan Dt – D1.3 giữa mô hình đã chặt chuyển hóa được hai năm với ô đối chứng để lại cho tới nay...44
Hình 4.4.4: Biểu đồ so sánh phân bố N – D1.3 giưa mô hình đã chặt chuyển hóa được hai năm với mô hình trước khi chặt chuyển hóa...46
Hình 4.4.5: Biểu đồ so sánh tương quan Hvn – D1.3 giữa mô hình đã chặt chuyển hóa được hai năm với mô hình trước khi chặt chuyển hóa...48
Hình 4.4.6: Biểu đồ so sánh tương quan Dt – D1.3 giữa mô hình đã chặt chuyển hóa được hai năm với mô hình trước khi chặt chuyển hóa...49
Hình 4.4.7: Biểu đồ so sánh phân bố N – D1.3 giữa mô hình trước khi chặt chuyển hóa với ô đối chứng để lại cho tới nay...51
Hình 4.4.8: Biểu đồ so sánh tương quan Hvn – D1.3 giữa mô hình trước khi chặt chuyển hóa với ô đối chứng để lại cho tới nay...52
Hình 4.4.9: Biểu đồ so sánh tương quan Dt – D1.3 giữa mô hình trước khi chặt chuyển hóa với ô đối chứng để lại cho tới nay...53