Giữa mô hình trước khi chặt chuyển hóa (2007) với mô hình đã chặt chuyển

Một phần của tài liệu Kiểm định mô hình chuyển hoá rừng trồng Sa mộc (Cunninghamia lanceolata Hook) cấp tuổi V (9 < 11 tuổi) và VI (11 < 13 tuổi) cung cấp gỗ nhỏ thành rừng cung cấp gỗ lớn tại Ban quản lý rừng huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai (Trang 45 - 50)

chuyển hóa được hai năm (2009)

So sánh sự biến đổi cấu trúc và đường kính bình quân giữa mô hình trước khi chặt chuyển hóa (2007) với mô hình đã chặt chuyển hóa được hai năm (2009), giúp ta thấy được sự sinh trưởng, phát triển của lâm phần chặt chuyển hóa sau hai năm biến đổi như thế nào.

1) Phân bố N – D1.3

So sánh sự biến đổi phân bố N – D1.3 giúp cho chúng ta thấy được sự biến đổi của phân bố N – D1.3 sau hai năm chặt chuyển hóa. Biểu đồ so sánh phân bố N – D1.3 được thể hiện cụ thể ở hình 4.4.4.

Cấp tuổi V (9-<11) Cấp tuổi VI (11-<13)

(Các OTC còn lại được thể hiện ở phần phụ biểu 19 và 20)

Hình 4.4.4: Biểu đồ so sánh phân bố N – D1.3 giưa mô hình đã chặt chuyển hóa được hai năm với mô hình trước khi chặt chuyển hóa

Nhìn vào hình 4.4.4 ta thấy ở cả hai cấp tuổi phân bố đều có dạng một đỉnh và lệch trái. Ở cả hai cấp tuổi thì đường biểu thị phân bố N – D1.3 năm 2009 lệch hơn rất nhiều so với đường phân bố N – D1.3 năm 2007.

Đối với cấp tuổi V thì phân bố N – D1.3 năm 2007 tập trung chủ yếu ở các cỡ kính từ 6 cm đến 10 cm, và nhiều nhất là ở cỡ kính 8 cm. Còn phân bố N – D1.3 năm 2009 thì tập trung chủ yếu ở các cỡ kính từ 12 cm đến 18 cm và nhiều nhất ở cỡ kính 14 cm.

Đối với cấp tuổi VI thì phân bố N – D1.3 năm 2007 tập trung chu yếu ở các cỡ kính từ 8 cm đến 18 cm và nhiều nhất là ở cỡ kính 14 cm với 22 cây.

đến 20 cm và nhiều nhất ở cỡ kính 18 cm với 28 cây. Ở cấp tuổi này ta thấy phân bố N – D1.3 năm 2009 có đỉnh cao hơn năm 2007. Nguyên nhân là do năm 2007 có một số lượng lớn số cây tập trung ở các cỡ kính từ 8 cm đến 14 cm. Do đó sau khi được chặt chuyển hóa số cây này sinh trưởng phát triển lên cỡ kính cao hơn và sau hai năm thì tập trung vào cỡ kính 18 cm.

2) Tương quan Hvn – D1.3

So sánh tương quan quan Hvn – D1.3 giữa OTC trước khi chặt hóa (2007) với OTC đã chặt chuyển hóa được hai năm (2009) để thấy được sự biến đổi tương quan Hvn – D1.3 sau hai năm chặt chuyển hóa. Biểu đồ tương quan Hvn – D1.3 được thể hiện cụ thể ở hình 4.4.5.

Tuổi OTC trước khi chặt chuyển hóa

(2007)

OTC đã chặt chuyển hóa được hai năm (2009)

11 -< 13

(Các OTC còn lại được thể hiện ở phần phụ biểu 21 và 22)

Hình 4.4.5: Biểu đồ so sánh tương quan Hvn – D1.3 giữa mô hình đã chặt chuyển hóa được hai năm với mô hình trước khi chặt chuyển hóa

Qua hình 4.4.5 ta thấy rằng sinh trưởng chiều cao ở cả hai cấp tuổi so với năm 2007 có sự khác biệt rõ rệt.

Đối với cấp tuổi V thì sinh trưởng chiều cao tăng lên rất rõ so với năm 2007. Đường cong chiều cao so với năm 2007 có sự dịch chuyển lên phía trên và dịch chuyển sang bên phải.

Đối với cấp tuổi VI thì sinh trưởng chiều cao tăng chậm hơn so với cấp tuổi V. Ta thấy năm 2007 số cây tập trung ở hai cấp chiều cao đó là từ từ 4m đến 8m và từ 10m đến 12m. Nhưng sau hai năm chặt chuyển hóa thì số cây tập trung chủ yếu ở cấp chiều cao từ 12m đến 16m. Điều đó chứng tỏ một số cây ở 2007 ở cấp chiều cao 4m đến 8m đã bị chặt loại bỏ đi còn một số cây còn lại sinh trưởng chiều cao sau hai năm thì tới cấp chiều cao từ 12m đến 16m.

3) Tương quan Dt – D1.3

Biểu đồ so sánh tương quan Dt – D1.3 được thể hiện cụ thể ở hình 4.4.6.

Tuổi OTC trước khi chặt chuyển hóa

(2007)

OTC đã chặt chuyển hóa được 2 năm (2009)

9 -< 11

11 -< 13

(Các OTC còn lại được thể hiện ở phần phụ biểu 23 và 24)

Hình 4.4.6: Biểu đồ so sánh tương quan Dt – D1.3 giữa mô hình đã chặt chuyển hóa được hai năm với mô hình trước khi chặt chuyển hóa

Qua hình 4.4.6 ta thấy sự biến đổi tương quan Dt – D1.3 ở cả hai cấp tuổi so với năm 2007 là khá rõ. Ở cả hai cấp tuổi thì đường cong chiều cao so với năm 2007 đều dịch chuyển lên trên và dịch sang bên phải. Nhưng ở cấp tuổi V thì sự dịch chuyển mạnh hơn so với cấp tuổi VI.

4.4.2.2. Biến đổi đường kính bình quân lâm phần

So sánh sự biến đổi đường kính bình quân lâm phần giúp ta thấy được một cách định lượng sự biến đổi của đường kính sau hai năm chặt chuyển hóa. Kết quả so sánh được thể hiện cụ thể ở biểu 4.4.2.

Biểu 4.4.2: So sánh sự biến đổi đường kính bình quân lâm phần giữa mô hình đã chặt chuyển hóa được hai năm với mô hình trước khi chặt

chuyển hóa

Tuổi OTC OTC trước chặt chuyển hóa (2007)

OTC chặt chuyển hóa được hai năm (2009)

Dmax Dmin Dtb Dmax Dmin Dtb A 14,6 3,1 8,00 20,3 7,5 14,37 B 15,0 3,1 8,93 22,5 7,3 14,34 C 18,9 3,0 9,51 23,5 7,5 15,77 D 16,4 3,0 8,38 22,8 9,8 15,58 E 15,8 3,0 7,43 20,8 7,9 14,73 TH 18,9 3,0 8,51 23,5 7,3 14,99 A 24,4 6,2 13,13 25,3 9,2 17,35 B 20,1 6,6 12,57 24,5 9,4 16,66 C 11,4 3,9 9,42 26,1 10,5 17,16 D 17,6 4,2 9,50 25,9 9,8 17,43 E 19,5 6,0 10,14 24,6 10,6 17,05 TH 24,4 3,9 10,68 26,1 9,2 17,14

Qua biểu 4.4.2 ta thấy rằng đường kính bình quân ở cả hai cấp tuổi sau hai năm chặt chuyển hóa tăng lên rất nhiều. Đối với cấp tuổi V sau hai năm chặt chuyển hóa đường kính bình quân lâm phần tăng hơn so với trước khi chặt chuyển hóa là 6 cm, còn đối với cấp tuổi VI thì sau hai năm tăng gần 7 cm.

Một phần của tài liệu Kiểm định mô hình chuyển hoá rừng trồng Sa mộc (Cunninghamia lanceolata Hook) cấp tuổi V (9 < 11 tuổi) và VI (11 < 13 tuổi) cung cấp gỗ nhỏ thành rừng cung cấp gỗ lớn tại Ban quản lý rừng huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w