Giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ

Một phần của tài liệu “ Cán cân thương mại Việt Nam sau gia nhập WTO (Trang 31 - 34)

Xét trong cơ cấu hàng nhập khẩu thì tỷ trọng nguyên nhiên liệu, máy móc thiết bị để phục vụ xuất khẩu lại chiếm tỷ trọng cao. Điều này cho thấy một yếu điểm của Việt Nam là không phát triển được các ngành sản xuất các sản phẩm đầu vào. Do đó, một trong những biện pháp giảm nhập siêu đó là cần phát triển công nghiệp phụ trợ. Để có thể tạo ra những thay đổi lớn, phát triển mạnh mẽ đối với công nghiệp phụ trợ của nước ta hiện nay thì giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh và nhà nước cần có sự hợp tác và thực hiện đồng bộ các giải pháp tổng thể. Đầu tiên là về phía Nhà nước, hiện nay trong hệ

thống luật pháp nước ta chưa có định nghĩa về ngành công nghiệp phụ trợ. Điều đó dẫn đến việc trong các quy định pháp quy không hề có chính sách khuyến khích đầu tư và phát triển ngành công nghiệp phụ trợ. Bởi vậy, vấn đề đặt ra đầu tiên là chính phủ cần xây dựng khái niệm công nghiệp phụ trợ trong hệ thống luật pháp. Hơn nữa chính phủ cũng cần nhận diện lại vấn đề và tham gia tích cực vào cuộc chơi này bằng cách tạo ra một cơ quan đầu mối để mối lái cho các doanh nghiệp cung cấp chi tiết linh kiện. Trên thực tế, Thái Lan đã làm rất tốt công việc này trong thời kỳ công nghiệp hoá của họ. Họ có một cơ quan nhà nước luôn theo dõi việc hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ “chui” vào các hãng chính. Trong khi chúng ta vẫn chưa có một cơ quan nào đảm trách công việc này. Ngoài ra các cơ quan chính sách cần xây dựng và công khai chiến lược quy hoạch đối với công nghiệp phụ trợ. Để tận dụng hiệu quả các nguồn lực còn hạn hẹp cần có chính sách xác định rõ các lĩnh vực cần ưu tiên để phát triển công nghiệp phụ trợ. Chẳng hạn như các lĩnh vực như cán thép, đúc, xử lý nhiệt và chế tạo là các lĩnh vực còn tương đối lạc hậu nên cần tập trung phát triển công nghiệp phụ trợ.Một vấn đề quan trọng nữa theo các chuyên gia kinh tế nước ngoài thì Việt Nam cần những điều chỉnh với các doanh nghiệp nhà nước vì đây là các doanh nghiệp tồn tại rất lâu cần phải tận dụng định hướng sản xuất theo xu hướng chuyên môn hoá, tập trung vào một ngành. Mặt khác, một số ngành công nghiệp phụ trợ cần vốn đầu tư rất lớn không phải doanh nghiệp tư nhân nào cũng làm được. Vì vậy, công việc này cần thúc đẩy nhanh chóng hơn.

Hiện nay cả nước có khoảng 30 ngành kinh tế kỹ thuật cần đến công nghiệp phụ trợ, trong đó một số ngành chủ yếu như dệt may, da giày, cơ khí lắp ráp, điện tử tin học…Công nghiệp phụ trợ đòi hỏi có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Phía Nhà nước cần đầu tư công nghiệp phụ trợ vào các ngành quan trọng, các ngành công nghệ cao, các ngành tạo ra nhiều công

ăn việc làm cho xã hội. Các doanh nghiệp nhà nước cũng có thể liên doanh liên kết để thành lập các doanh nghiệp vệ tinh, sản xuất các sản phẩm phụ trợ phục vụ cho bản thân doanh nghiệp và xã hội. Nhà nước cần có sự hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, hỗ trợ về thuế, thông tin và sự hợp tác quốc tế trên bình diện quốc gia. Đặc biệt cần phải nâng cao khả năng cấp tín dụng cho doanh nghiệp đầu tư công nghiệp phụ trợ, đồng thời đưa ra các chính sách ưu đãi kết hợp giữa tín dụng và chính sách hỗ trợ cho công nghiệp phụ trợ, tín dụng ưu đãi kết hợp giữa chế độ bảo đảm tín dụng và bù lãi suất đối với ngành công nghiệp phụ trợ. Một điểm mấu chốt nữa là cần có chiến lược vĩ mô trong việc đầu tư vào khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp phụ trợ. Đây có thể nói là giải pháp quan trọng nhất trong giai đoạn hiện nay. Nâng cao trình độ công nghệ chính là chìa khoá cho việc phát triển công nghệ phụ trợ ở Việt Nam. Bên cạnh việc tiếp thu và nhận chuyển giao công nghệ từ các đối tác, các nhà đầu tư nước ngoài thì chúng ta cần phải có chiến lược đầu tư xây dựng các khu công nghệ cao, công nghệ ứng dụng để đáp ứng nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài trên các lĩnh vực như điện tử, tin học lắp ráp…Xây dựng các trung tâm đào tạo kinh doanh và công nghệ cũng như các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật, trung tâm cơ sở dữ liệu của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp phụ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thứ hai, về phía doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ phụ trợ, cần nhận thức được tầm quan trọng của sự hình thành và phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ đối với việc cạnh tranh của công nghiệp Việt Nam. Mặc dù gần đây các cơ quan nhà nước đã nhận thức được ý nghĩa của việc phát triển công nghệ phụ trợ, nhưng các doanh nghiệp nhà nước từ trước đến nay thường hoạt động theo kiểu trọn gói. Do đó, họ hầu như không có khái niệm về công nghiệp phụ trợ. Khi tham gia sản xuất theo kiểu trọn gói, hiệu quả sản xuất của công ty sẽ không cao vì cần rất nhiều vốn đầu tư, và do

đó vốn đầu tư buộc phải dàn trải. Các công ty hoạt động trong lĩnh vực này cần phải chọn tham gia vào một lĩnh vực sản xuất mà mình có ưu thế. Các doanh nghiệp cần đa dạng hoá, liên doanh liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật. Đó là các công ty có trình độ kỹ thuật cao và có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực này vào Việt Nam để cung ứng các linh kiện, sản xuất phụ trợ, tiếp nhận sự chi viện về công nghệ từ nước ngoài. Đây là chính sách để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp Trung Quốc. Do vậy chỉ có đa dạng hóa liên doanh liên kết, hợp tác đầu tư thì các doanh nghiệp Việt Nam mới là một mắt xích trong dây chuyền sản xuất toàn cầu. Từ trước đến nay, chúng ta mới chỉ quan tâm đến liên doanh để góp vốn đầu tư, gia công các sản phẩm đơn giản thì đã đến lúc các doanh nghiệp cần coi trọng liên doanh liên kết dưới dạng đối tác chiến lược, doanh nghiệp vệ tinh, chuyển nhượng bản quyền thương hiệu. Trước mắt các chi tiết dễ gia công, đơn giản thì doanh nghiệp Việt Nam có thể nhận làm được ngay. Điều này cũng rất quan trọng, vì nó giúp phát triển kỹ thuật của doanh nghiệp. Còn đối với các chi tiết quan trọng, đòi hỏi kỹ thuật gia công cao thì do các doanh nghiệp có vốn nước ngoài đảm nhiệm, nhưng trơng tương lai công việc đó sẽ chuyển giao cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Một phần của tài liệu “ Cán cân thương mại Việt Nam sau gia nhập WTO (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w