Giảng dạy trên lớp

Một phần của tài liệu luận văn cao học (Trang 47 - 49)

D ẠY HỌC PHẦN TỔ HỢP CỦA SÁCH GIÁO KHOA ĐẠI SỐ VÀ GIẢI TÍCH 11 NÂNG CAO THEO QUAN ĐIỂM KIẾN TẠO

2.4.2. Giảng dạy trên lớp

Các hoạt động trong giai đoạn này là sự phối kết hợp giữa giáo viên và học sinh, học sinh và học sinh để đạt được mục tiêu bài giảng, được tiến hành theo các bước:

2.4.2.1. Giáo viên điều tra các kiến thức của học sinh liên quan đến nội dung cần dạy

Công việc này được giáo viên tiến hành thông qua các phiếu học tập đã chuẩn bị sẵn. Tuỳ vào đối tượng học sinh, tuỳ vào nội dung bài học mà số lượng phiếu học tập nhiều hay ít. Giáo viên có thể cho học sinh trả lời các phiếu đó theo các nhóm rồi thu lại, cũng có thể gọi học sinh trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập (đối với tiết học có số lượng phiếu ít). Lưu ý rằng các câu hỏi giáo viên mong muốn học sinh trả lời được in trên các phiếu khác nhau.

2.4.2.2. Giáo viên cho học sinh tiếp cận với các tình huống học tập

Khi đã có kết quả (ở phần 2.4.2.1) thì giáo viên đưa ra các tình huống dạy học (các tình huống này có thể được in trên phiếu) cho học sinh tiếp cận, từ đó giúp học sinh huy động vốn tri thức kinh nghiệm của mình để dự đoán câu trả lời.

2.4.2.3. Giáo viên tổ chức điều khiển việc thảo luận của học sinh ⇒ đưa ra dựđoán

Sau khi giáo viên đưa ra các tình huống; giáo viên tiếp tục cho học sinh thảo luận bằng cách hoặc chia lớp thành các nhóm nhỏ, hoặc thảo luận chung cả lớp về vấn đề nêu ra.

2.4.2.4. Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận, đánh giá.

Giáo viên cho học sinh thảo luận theo các nhóm nhỏ, mỗi nhóm sẽ trình bày quan điểm của mình (do một người trưởng nhóm trình bày) sau khi đã thảo luận. Các học sinh nhóm khác theo dõi, sau đó chứng kiến, bổ sung. Cứ như vậy học sinh tiến hành hoạt động hết toàn bộ các nhóm. Sau khi thảo luận đưa ra được các phán đoán, lựa chọn phù hợp nhất.

2.4.2.5. Tiến hành kiểm nghiệm các phán đoán của học sinh

Với vai trò người tổ chức, điều khiển, người giáo viên giúp đỡ học sinh để việc kiểm nghiệm các phán đoán tiến hành một cách thuận lợi nhất. Học

sinh huy động kiến thức kinh nghiệm đã có của mình để chứng minh hay bác bỏ, từ đó xác lập nên tri thức mới.

2.4.2.6. Giáo viên tiến hành tổ chức cho học sinh vận dụng tri thức mới vừa

xác lập được vào tình huống mới để kiểm tra mức độ nắm vững của học sinh.

Tình huống mới có thể là các bài tập hay câu hỏi tổng quát của bài.

2.4.3.Tiến hành kiểm tra, đánh giá

Đây là một khau trong chu trình dạy học rất quan trọng, nó kiểm định mức độ đạt được của học sinh về năng lực nhận thức, đồng thời điều chỉnh chu trình dạy và học.

Kiểm tra đánh giá là động lực để người giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu giáo dục.

Trong giai đoạn này nên dùng các hình thức chủ yếu để kiểm tra là: trắc nghiệm, kiểm tra ngắn, quan sát, phỏng vấn.

Sau khi kiểm tra, giáo viên chấm bài, đánh giá kết quả đã đạt được của học sinh.

Một phần của tài liệu luận văn cao học (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)