Giai đoạn chuẩn bị

Một phần của tài liệu luận văn cao học (Trang 46 - 47)

D ẠY HỌC PHẦN TỔ HỢP CỦA SÁCH GIÁO KHOA ĐẠI SỐ VÀ GIẢI TÍCH 11 NÂNG CAO THEO QUAN ĐIỂM KIẾN TẠO

2.4.1. Giai đoạn chuẩn bị

Đây là giai đoạn đầu tiên của việc tổ chức một giờ dạy học. Theo chúng tôi giai đoạn này là rất quan trọng, nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của một giờ học. Nhiệm vụ của giáo viên trong giai đoạn này là:

2.4.1.1. Phải phân tích, xác định đúng và hiểu rõ nội dung kiến thức trọng tâm của bài học

Kiến thức trọng tâm là nội dung kiến thức “phải biết” sau khi học bài học, đồng thời nó liên quan đến tất cả các nội dung khác của bài học sẽ giúp giáo viên định hướng và xác định chính xác mục tiêu của bài, từ đó giúp cho việc tổ chức dạy học đi đúng hướng, đạt hiệu quả cao.

2.4.1.2. Xác định đúng mục tiêu bài học

- Việc xác định đúng mục tiêu của bài học là rất quan trọng, bởi nó quyết định đến việc xây dựng và lựa chọn các tình huống và phương pháp dạy học nội dung đó, đồng thời liên quan đến việc đánh giá kết quả của học sinh sau khi học xong bài.

- Mục tiêu bài học phải nêu rõ yêu cầu học sinh cần đạt về kiến thức, kỹ năng, thái độ.

- Mục tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể, có thể lượng hoá được: + Mục tiêu kiến thức: Gồm 8 mức độ nhận thức: biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá, chuyển giao và sáng tạo.

+ Mục tiêu kỹ năng: Gồm 2 mức độ: làm được (biết làm) và thông thạo (thành thạo).

+ Mục tiêu thái độ: Tạo sự hình thành thói quen, tính cách, nhân cách nhằm phát triển con người toàn diện theo mục tiêu giáo dục.

2.4.1.3. Giáo viên cần soạn các câu hỏi để kiểm tra mức độ nắm vững các tri thức có liên quan của học sinh

- Trong việc soạn các câu hỏi giáo viên có thể dự đoán những khó khăn, chướng ngại về mặt tri thức của học sinh.

- Các câu hỏi cần phù hợp với đối tượng học sinh; câu hỏi phải sát với nội dung giảng dạy.

2.4.1.4. Lựa chọn các phương pháp dạy học và phương tiện dạy học

- Không có phương pháp dạy học nào là hoàn hảo, mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm. Do đó trong một nội dung bài học cụ thể, trước đối tượng học sinh khác nhau ta phải lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy học thích hợp. Tìm vào điều kiện thực tế mà giáo viên cần lựa chọn phương tiện dạy học hợp lý để tổ chức dạy học đạt hiệu quả.

2.4.1.5. Xây dựng các tình huống dạy học

- Giáo viên cần hiểu rằng: Tình huống dạy học là tình huống mà vai trò của giáo viên được thể hiện tường minh với mục tiêu để học sinh học tập một tri thức nào do (theo Nguyễn Bá Kim).

- Giáo viên lưu ý: Mọi tình huống đều có “giá trị dạy học”. Song tình huống dạy học là tình huống trong đó phải có sự hiện diện của người giáo viên nhằm tích hợp những nội dung tri thức cần truyền thụ vào trong các sự kiện của tình huống đó và cấu trúc các sự kiện sao cho phù hợp với logíc sư phạm, để khi học sinh giải quyết nó sẽ đạt được mục tiêu dạy học.

- Chuẩn bị các nhiệm vụ học tập mang tính định hướng cho bài học tiếp theo: Đây là khâu quan trọng và nó giúp tiết kiệm thời gian trên lớp đồng thời khai thác được các kiến thức đã có của học sinh. Các nhiệm vụ này sẽ được giao cho học sinh khi kết thúc bài học.

Một phần của tài liệu luận văn cao học (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)