0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Xác định cao trình nuôi bãi

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHẾ ĐỘ THỦY LỰC VÀ TÍNH TOÁN PHƯƠNG ÁN NUÔI BÃI KHÔI PHỤC BÃI BIỂN CỬA TÙNG, QUẢNG TRỊ (Trang 72 -76 )

L ỜI CẢ M ƠN

5. Nội dung luận văn

4.2.3 Xác định cao trình nuôi bãi

Cao trình nuôi bãi nên tương đương với cao trình đỉnh bãi tự nhiên. Nếu cao trình nuôi bãi thấp hơn cao trình đỉnh bãi tự nhiên thì sẽ hình thành bậc cát dọc theo đỉnh bãi. Khi đó nếu xảy ra sóng tràn thì sẽ tạo ra các vũng hình thành trên bãi biển. Ngược lại, nếu cao trình nuôi bãi được thiết kế cao hơn cao trình bãi tự nhiên thì bãi biển sau nuôi bãi sẽ dốc hơn bãi biển ban đầu và cũng sẽ tạo ra các bậc cát trên bãi biển. Các bậc cát này gây khó khăn cho sinh vật biển sử dụng bãi biển như là môi trường sống và phát triển và cũng gây khó khăn cho các hoạt động giải trí và nghỉ dưỡng trên bãi biển do bãi biển không bằng phẳng.

Cao trình đỉnh của bãi biển tự nhiên được xác định dựa trên sự phân tích mặt sự thay đổi của mặt cắt ngang bãi biển trong quá khứ và hiện tại. Bởi vì bãi biển hình thành một cách tự nhiên trong điều kiện sóng có năng lượng thấp và sóng có năng lượng cao hoàn toàn khác nhau. Do đó cao trình bãi tự nhiên thay đổi theo các mùa trong năm và theo thời gian nếu có sự thay đổi chế độ động lực sẵn có một cách dài hạn. Khi phân tích các dữ liệu này, ta sẽ tìm ra được ít nhiều quy luật thay đổi của cao trình đỉnh bãi tự nhiên và từ đó

chọn giá trị cao trình đỉnh của bãi tự nhiên theo các phương pháp thống kê phù hợp.

Trong tự nhiên, các bãi biển đẹp thường có độ dốc bãi biển rất nhỏ kéo dài từ chân đụn cát tới mép nước. Do đó, độ dốc bãi biển là một yếu tố rất quan trọng trong công tác thiết kế mặt cắt ngang nuôi bãi thiết kế nuôi bãi, đặc biệt là với các bãi biển có khai thác du lịch. Ngoài ra, bãi biển rộng với mái dốc nhỏ còn có chức năng hạn chế sóng tràn và sự tạo thành ao trên bãi biển. Kinh nghiệm thực tế chỉ ra rằng, độ dốc bãi biển mong muốn nằm trong khoảng từ 1:100 đến 1:150.

Sự thay đổi mặt cắt ngang bãi biển của khu vực bãi tắm Cửa Tùng được đo đạc trong các thời điểm 09/2009 (mùa sóng năng lượng cao), 04/2010 và 06/2012 (mùa sóng ôn hòa) sẽ được so sánh để xác định cao trình bãi tự nhiên. Kết quả của sự thay đổi của các mặt cắt ngang tại các vị trí từ MC1- MC5 thể hiện trong các hình vẽ sau:

Hình 4.3: Sự biến đổi mặt cắt ngang theo thời gian tại vị trí MC2

Hình 4.5: Sự biến đổi mặt cắt ngang theo thời gian tại vị trí MC4

Hình 4.6: Sự biến đổi mặt cắt ngang theo thời gian tại vị trí MC5

Theo kết quả trên thì cao trình đỉnh bãi tự nhiên dao động từ cao trình 1.1 đến 2.0 tùy theo từng vị trí. Do số liệu đo đạc hạn chế nên chưa thể có được các dữ liệu tin cậy hơn để xác định một cách chính xác cao trình đỉnh bãi tự nhiên. Mặt khác, tham khảo và kế thừa kết quả nghiên cứu của đề tài

“Điều tra, đánh giá xâm thực bãi tắm Cửa Tùng tỉnh Quảng Trị” do nhóm nghiên cứu của Đại học Quốc Gia Hà Nội thực hiện năm 2009, thì cao trình đỉnh bãi tự nhiên cũng khoảng 1,2m.Theo đó, cao trình đỉnh bãi tự nhiên xấp xỉ với cao trình mực nước triều cao. Do đó cao trình nuôi bãi nên bằng với cao trình +1.2m.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHẾ ĐỘ THỦY LỰC VÀ TÍNH TOÁN PHƯƠNG ÁN NUÔI BÃI KHÔI PHỤC BÃI BIỂN CỬA TÙNG, QUẢNG TRỊ (Trang 72 -76 )

×