0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Phân loại hình thức nuôi bãi dựa trên quan điểm về nguyên nhân gây xó

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHẾ ĐỘ THỦY LỰC VÀ TÍNH TOÁN PHƯƠNG ÁN NUÔI BÃI KHÔI PHỤC BÃI BIỂN CỬA TÙNG, QUẢNG TRỊ (Trang 68 -70 )

L ỜI CẢ M ƠN

5. Nội dung luận văn

4.1.2 Phân loại hình thức nuôi bãi dựa trên quan điểm về nguyên nhân gây xó

gây xói lở

Thông thường, nuôi bãi được sử dụng tại các bãi biển đang bị xói lở. Nguyên nhân xói lở được xem như là chìa khóa để chọn hình thức nuôi bãi, các hình thức nuôi bãi được lựa chọn dựa trên nguyên nhân xói lở bao gồm:

Nguyên nhân xói lở là do dòng vận chuyển bùn cát dọc bờ bị chặn:

Xói lở bờ biển có thể do việc dòng vận chuyển bùn cát dọc bờ bị chặn bởi việc xây dựng cảng, kè mỏ hàn, đê chắn sóng…đặc biệt các kết cấu kéo dài ra ngoài khơi như đê chắn sóng của bể cảng có thể gây ra sự xói lở nghiêm trọng cho khu vực bờ biển ở phía hạ lưu, trong khi sự bồi lắng bùn cát lại xảy ra ở phía thượng lưu của đê chắn sóng. Sự bồi lắng này cũng gây ảnh hưởng không tốt đối với việc khai thác cảng. Đó là vì do bồi lắng nên đường bờ ở phía thượng lưu đê sẽ dần tiếp cận tới đầu đê, vì vậy mà bùn cát sẽ được chuyển qua đầu đề và lắng đọng trong bể cảng, luồng tầu.

Trong trường hợp này thì giải pháp nuôi bãi dưới dạng vận chuyển bùn cát nhân tạo là một giải pháp phù hợp. Trong giải pháp này, bùn cát ở phía thượng lưu đê sẽ được vận chuyển nhân tạo xuống phía hạ lưu bằng các công nghệ phù hợp. Do đó, giải pháp này vừa xử lý được bùn cát lắng đọng trong bể cảng, vừa xử lý được vấn đề xói lở ở phía hạ lưu.

Nguyên nhân xói lở là do nguồn bùn cát cung cấp bị giảm:

Xói lở bờ biển cũng xảy ra do sự thiếu hụt sự cung cấp bùn cát từ cửa sông. Thông thường, bùn cát từ cửa sông sẽ được sóng và dòng chảy vận chuyển dọc theo bờ biển. Đối với một dải bờ biển, khi nguồn bùn cát đến và nguồn bùn cát mất đi (do vận chuyển dọc bờ và ngang bờ) xấp xỉ bằng nhau thì bờ biển ở trạng thái cân bằng. Tuy nhiên, khi nguồn bùn cát cung cấp từ cửa sông bị giảm, sự mất cân bằng bùn cát xảy ra và kết quả là bờ biển bị xói lở. Sự giảm nguồn cung cấp bùn cát này có nhiều nguyên nhân khác nhau như: khai thác cát trong sông, xây dựng các công trình trên sông, sự thay đổi trong việc sử dụng đất nông nghiệp…

Khi nguồn cung cấp bùn cát từ sông bị giảm, sự xói lở bờ biển xảy ra mạnh mẽ nhất tại các vị trí bờ biển nằm gần cửa sông. Mức độ xói lở sẽ giảm dần theo khoảng cách xa dần từ cửa sông. Từ quan điểm về hình thái học, giải pháp phù hợp để xử lý vấn đề xói lở này là nuôi bãi được thực hiện tại cửa sông. Vật liệu nuôi bãi sẽ được sóng và dòng chảy phân bố dọc theo bờ biển để tăng nguồn cung bùn cát cho bờ biển bị xói. Chu kỳ nuôi bãi thường xuyên hay không phụ thuộc vào mức độ xói lở và mức độ biến động của bờ biển gần cứa sông.

Nguyên nhân xói lở là do đụn cát bị xói lở trong điều kiện nước dâng do bão:

Trong điều kiện nước dâng do bão, một lượng đáng kể vật liệu bị xói lở từ các đụn cát. Thông thường, các vật liệu này sẽ được bồi lắng trong vùng sóng vỡ để sau đó có thể được vận chuyển dần vào bờ trong điều kiện sóng ôn hòa. Chỉ trong một số trường hợp nhất định, vật liệu bị xói lở từ đụn cát trong bão mới không thể được vận chuyển lại vào bờ khi vật liệu này bị bồi lắng bên ngoài vùng sóng vỡ trong điều kiện sóng ôn hòa hay vật liệu này bị bồi lắng trong luồng tầu hay các lạch trong phạm vi vùng sóng vỡ nhưng có độ sâu đủ lớn để vật liệu bồi lắng này không bịảnh hưởng bởi sóng và dòng chảy trong điều kiện sóng ôn hòa.

Sự xói lởđụn cát xảy ra không đồng đều dọc theo bờ biển do đặc điểm địa hình bờ biển lồi lõm và so sự phân tán hay hội tụ của sóng. Do đó giải pháp trong trường hợp này nuôi bãi trực tiếp tại vị trí đụn và bãi biển bị xói lở. Trong trường hợp mà đụn cát có thể bị vỡ đối với bão thiết kế nuôi bãi để tăng cường khả năng chống vỡđụn cát.

Nguyên nhân xói lở là do sự thay đổi hình thái của cửa sông vùng triều:

Trong cửa sông vùng triều, đường bờ xung quanh lạch triều rút và lạch triều lên là đối tượng bị thay đổi mạnh mẽ. Trong thời kỳ triều cường, cửa sông sẽ rộng và sâu, do vậy sự vận chuyển bùn cát bị chi phối bởi dòng triều thay vì dòng chảy do sóng tạo ra. Thông thường, các dòng triều này sẽ tiếp cận đường bờ và gây ra sự xói lở bờ biển, làm thấp cao trình mặt cắt ngang bãi biển và làm xói lở đụn cát. Sự xói lở đụn cát xảy ra trong điều kiện kết

hợp với nước dâng do bão, khi đó vật liệu bị xói từ đụn cát bị vận chuyển xa bờ và bồi lắng vào các lạch triều và cuối cùng bị vận chuyển đi nơi khác bởi các dòng triều.

Trong trường hợp lạch triều sâu và cường độ dòng triều lớn, giải pháp chỉ sử dụng nuôi bãi là không hiệu quả, bởi vì sự mất mát lớn vật liệu nuôi bãi sẽ xảy ra. Tuy nhiên, khi kết hợp nuôi bãi với các giải pháp kết cấu cứng khác để giảm cường độ dòng triều và giảm sự mất mát vật liệu nuôi bãi do dòng triều là giải pháp mang tính hợp lý.

Nguyên nhân xói lở là do sự tăng tương đối của mực nước biển:

Sự tăng tương đối của mực nước biển xảy ra khi mực nước biển tăng lên do băng tan hoặc địa hình bị tụt do khai thác nước ngầm, khai thác dầu khí, kiến tạo địa chất… Đặc điểm của sự tăng tương đối mực nước biển so với đường bờ là xảy ra trên phạm vi rộng lớn, hậu quả là sự xói lở gây ra do hiện tượng này xảy ra dọc theo bờ biển với chiều dài rất lớn. Để giảm thiểu ảnh hưởng bất lợi của dạng xói lở này, giải pháp nuôi bãi trực tiếp và đồng nhất dọc theo bờ biển để nâng cao chiều cao bãi biển là giải pháp được xem là hợp lý nhất.

Nguyên nhân xói lở do khai thác cát tại bãi biển:

Trường hợp này xói lở gây ra do khai thác cát trực tiếp tại bãi biển hoặc đụn cát để phục vụ cho xây dựng hoặc công nghiệp. Giải pháp đặt ra là phải dừng ngay hoạt động khai thác trước tiên, sau đó khôi phục lại hiện trạng bãi biển và đụn cát bằng giải pháp nuôi bãi trực tiếp.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHẾ ĐỘ THỦY LỰC VÀ TÍNH TOÁN PHƯƠNG ÁN NUÔI BÃI KHÔI PHỤC BÃI BIỂN CỬA TÙNG, QUẢNG TRỊ (Trang 68 -70 )

×