0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Phân loại hình thức nuôi bãi dựa trên quan điểm đối tượng nuôi bãi

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHẾ ĐỘ THỦY LỰC VÀ TÍNH TOÁN PHƯƠNG ÁN NUÔI BÃI KHÔI PHỤC BÃI BIỂN CỬA TÙNG, QUẢNG TRỊ (Trang 66 -68 )

L ỜI CẢ M ƠN

5. Nội dung luận văn

4.1.1 Phân loại hình thức nuôi bãi dựa trên quan điểm đối tượng nuôi bãi

Đối tượng nuôi bãi được coi là nhân tố quan trọng trong việc xác định hình thức nuôi bãi. Điều này thể hiện rất rõ trong việc lựa chọn vị trí nuôi bãi theo phương ngang bờ. Một số đối tượng nuôi bãi và hình thức nuôi bãi phù hợp với các đối tượng này bao gồm:

Chống vỡ đụn cát trong điều kiện bão:

Đụn cát có chức năng như là một tường chắn mềm tự nhiên chống lại ngập lụt cho các vùng phía sau của đụn trong điều kiện nước biển dâng cao. Trong các trường hợp nước dâng cao do bão, đụn cát sẽ bị xói lở, nếu đụn cát có chiều rộng hẹp thì hiện tượng vỡ đụn cát rất dễ xảy ra và sẽ gây ngập lụt cho khu vực bên trong. Hình thức nuôi bãi được áp dụng là nuôi bãi phía trước hoặc phía sau đụn cát. Tuy nhiên cần lưu ý trong trường hợp xói lở xảy ra liên tục thì giải pháp tăng cường đụn cát bằng việc nuôi bãi ở phía sau đụn là giải pháp ngắn hạn. Giải pháp nuôi bãi phía mặt trước của đụn cát sẽ có lợi hơn về dài hạn do thể tích vật liệu trong mặt cắt ngang nhiều hơn sẽ bù lại vật liệu mất đi do sự xói lở liên tục diễn ra sau đó. Chỉ trong cá trường hợp là bãi biển bồi hoặc ổn định thì giải pháp tăng cường khả năng bảo vệ của đụn cát bằng nuôi bãi phía sau đụn mới được coi là giải pháp vừa kinh tế vừa mang tính dài hạn.

Bảo vệ đụn cát:

Trong thực tế, sự mất dẫn của đụn cát là kết quả của sự xói lở của đường bờ. Thông thường, đụn cát bị xói lở do sự tác động của sóng trong điều kiện nước dâng, trong khi vào các mùa biển lặng, đụn cát thường được xem như là ổn định mặc dù cao trình của mặt cắt ngang bãi biển vẫn bị thấp dần đi do xói lở. Vấn đề này là do bùn cát bị mất đi do dòng dọc bờ, điều này giải thích tại sau bùn cát bị xói từ đụn không bồi lắng trở lại bãi biển trong các điều kiện sóng ôn hòa. Để bảo vệđụn cát khỏi bị xói lở, nuôi bãi tại mặt trước và khu vực phía trước đụn cát là một giải pháp phù hợp. Trong các điều kiện sóng ôn hòa,vật liệu nuôi bãi không bị tác động trực tiếp bởi sóng. Chỉ trong điều kiện bão, vật liệu nuôi bãi sẽ bị xói và vận chuyển ra xa bờ.

Mở rộng bãi biển:

Đối với các vùng bờ biển được đô thị hóa, vấn đề về bãi biển quá hẹp so với nhu cầu bảo vệ hoặc nhu cầu sử dụng ngày càng gia tăng. Những bãi biển hẹp như vậy gây bất lợi cả về mục đích sử dụng và mục đích bảo vệ. Bãi biển hẹp không những không kích thích phát triển du lịch và các hoạt động giải trí khác mà còn gây nguy hiểm cho cơ sở hạ tầng bên trong do sóng có điều kiện tác động trực tiếp vào công trình bảo vệ là các kết cấu cứng khác như tường biển, kè biển hoặc đụn cát bên trong… gây ra sự phá hoại các công trình này và đe dọa sự an toàn của cư dân và tài sản ở khu vực bên trong. Trong những trường hợp như vậy, nuôi bãi để mở rộng bãi biển là một giải pháp rất cần thiết và có ý nghĩa.

Với việc mở rộng bãi biển, vật liệu nuôi bãi thường được đặt trực tiếp lên bãi biển. Trong một số điều kiện nhất định, vật liệu nuôi bãi có thể được đặt ở xa bờ với mong muốn rằng một phần vật liệu này sẽ được vận chuyển dần vào bờ và bồi thêm bãi biển. Tuy nhiên các kinh nghiệm trong quá khứ chỉ ra rằng, giải pháp này chỉ thực sự hiệu quả trong các vùng bờ biển với điều kiện sóng có chu kỳ dài. Khi đó sóng mới có khả năng vận chuyển phần lớn vật liệu nuôi bãi vào bờđược.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHẾ ĐỘ THỦY LỰC VÀ TÍNH TOÁN PHƯƠNG ÁN NUÔI BÃI KHÔI PHỤC BÃI BIỂN CỬA TÙNG, QUẢNG TRỊ (Trang 66 -68 )

×