Húng trắng

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần hóa học tinh dầu cây húng trắng (ocimum basilicum l. var. pilosum (willd.) benth.) ở tỉnh quảng trị (Trang 26 - 30)

V. BỐ CỤC KHĨA LUẬN

1.3.3. Húng trắng

Là một thứ thuộc lồi Húng quế (Ocimum basilicum L.).

Tên khoa học:Ocimum basilicum L. var. pilosum (Willd.) Benth.

Tên khác: É trắng, trà tiên, tiến thực, hương thảo.

Đặc điểm thực vật [4], [15]

- Húng trắng là cây thân thảo, đứng, cao 30-80cm, nhiều lơng, phân nhánh sớm ở gốc, mùi rất thơm.

- Thân: Thân non màu xanh, thân già hơi trịn, thưa lơng.

- Lá hình trứng nhọn ở hai đầu, kích thước (3-6) x (2-3,5)cm, mép hơi răng cưa

nhọn và thưa, màu xanh đậm mặt trên, mặt dưới nhiều lơng nhám và đốm tuyến; 4-8 cặp gân phụ; cuống lá màu xanh nhạt, dài 1,5-2cm.

- Cụm hoa chùm xim bĩ dài 15-30cm ở ngọn cành; khoảng cách giữa hai vịng giả 1-2,5cm, vịng giả cĩ 6 hoa nhỏ. Lá bắc dài hơn đài, màu xanh, dạng lá thường hoặc mũi mác, thường cong hướng lên, nhiều lơng, kích thước nhỏ dần về phía ngọn phát hoa, khoảng (0,4-2,5) x (0,2-1,8)cm, thường rụng sớm. Cuống hoa ngắn 0,4-0,7cm, màu xanh, thường dựng đứng áp vào trục hoa, ngọn hơi cong ra. Lá đài màu xanh, kích thước khoảng 0,4 x 0,3cm, cĩ gân dọc, 2 mặt cĩ nhiều lơng.

- Cánh hoa màu trắng, mặt ngồi cĩ nhiều lơng dài và nhiều đốm tuyến, ống dài khoảng 0,3cm hơi thắt ở gần đáy, mơi trên 4 thùy cạn gần đều hình hơi trịn; mơi dưới 1 thùy dài hơn mơi trên, hình trứng dài hơi khum lịng thuyền, đỉnh nhọn, mép hơi nhăn.

- Nhị trước dài 0,6-0,7cm, nhị sau dài 0,5-0,6cm gốc cĩ cựa mang túm lơng; bao phấn màu trắng sữa; hạt phấn màu trắng sữa,

kích thước 45-50 x 35-42,5 μm; vịi nhụy màu tím nhạt, dài 0,7-0,8cm. - Quả màu đen, hình bầu dục hơi cĩ cạnh, dài khoảng 1,5mm.

Phân bố [4], [15]

- Ở Việt Nam: Phân bố ở khắp các tỉnh, thành phố từ Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hịa Bình, Hà Nội, Ninh Bình vào các tỉnh phía Nam.

- Trên thế giới: Cây cĩ ở Ấn Độ, Nepan, Myanmar, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Lào, Campuchia, một số nước Châu Âu, Châu Mỹ.

Bộ phận dùng [45]

Tồn cây (trừ rễ) Herba Ocimi Pilosi, thường cĩ tên là Mao la lặc.

Thành phần hĩa học [15], [30], [39]

Theo Đỗ Tất Lợi, tồn cây húng trắng chứa từ 2,5 đến 3,5% tinh dầu (tươi) hoặc 1,35 đến 2,35% nếu tính theo cây đã trừ độ ẩm. Hàm lượng tinh dầu trong cây cao nhất vào lúc cây đã ra hoa. Tinh dầu màu vàng nhạt, cĩ mùi thơm dễ chịu của sả và chanh, pH= 4-4,5; d=0,8882. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là citral với tỉ lệ 56%, ngồi ra cịn khoảng hơn 20 chất khác.

Hạt chứa khoảng 5% nước, 3-4% chất vơ cơ và chất nhầy. Thủy phân chất nhầy sẽ được axit galacturonic, arabinozơ, galactozơ.

Năm 2009, bằng phương pháp GC/MS, Zhang J. W., Li S. K., Wu W. J. đã xác định được trong tinh dầu Ocimum basilicum L. var. pilosum (Willd.)

Benth. tại Trung Quốc cĩ chứa 15 cấu tử, trong đĩ thành phần chính là: linalool (29,68%); (Z)-metyl xinnamat (21,49%); xiclohexen (4,41%); α- cadinol (3,99%); 2,4-điisopropenyl-1-methyl-1-vinylxiclohexan (2,27%); 2,6- đimetylđietylpyridin-3,5-đicacboxylat (2,01%); β-cubeben (1,97%); guaia- 1(10),11-đien (1,58%); cađinen (1,41%), (E)-metyl xinnamat (1,36%) và β- guaien (1,30%), chiếm 74,19% hàm lượng của tinh dầu.[39]

Gopal G. V. cùng các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu thành phần hĩa học tinh dầu Ocimum basilicum L. var. pilosum (Willd.) Benth. bằng phương pháp GC/MS (2014). Kết quả nghiên cứu đã xác định được 15 cấu tử với thành phần chính là cis -hexađec-9-enal (35,06 %) và axit n-hexađecanoic (21,6%) . Ngồi ra cịn cĩ: 2 - hyđroxit - 6 - metylbenzanđehit (10,99 %); 5 - hiđroxi- 6,7 - đimetoxi -2-(4 - metoxiphenyl)-4H -1- benzopyran -4- on (7,75%); phytol (4,37%); 7- bromoxicloisolongifolen (3,31%); neophytađien (2,75%); axit benzoic (2,62%); Oleanđehit (2,4%); propan-1,2,3-triol; mono axetat (2,16 %). Axit geranic; axit p- metylbenzoic; all - trans - squalen; benzen-1,2 -điol và propylure cũng cĩ mặt với tỷ lệ tương đối thấp.[30]

Cơng dụng [44]

Húng trắng (trà tiên) cĩ vị cay, mùi thơm, tính ấm, cĩ tác dụng phát hãn, giải biểu, khu phong, lợi thấp, tán ứ, chỉ thống.

Tồn cây cĩ thể chiết tinh dầu và được dùng làm thuốc chữa cảm mạo phong hàn, đau đầu, đau dạ dày, bụng trướng đau, phong thấp đau nhức khớp xương. Dùng ngồi trị rắn độc cắn, viêm da.

Những phương thuốc trị bệnh từ cây húng trắng [42]

- Chữa cảm, cúm, sốt, đau đầu: Lá húng trắng để tươi 20-30g, dùng riêng hoặc phối hợp với nhiều loại lá thơm khác như lá bưởi, lá chanh, cúc tần, hương nhu..., mỗi thứ 10g, nấu nước xơng cho ra mồ hơi.

- Chữa đau bụng, trướng bụng, ăn khơng tiêu, nơn mửa: Cành lá húng trắng phơi khơ, cắt nhỏ, 10-20g, hãm nước uống trong ngày.

- Chữa viêm lợi, chảy máu chân răng, tưa lưỡi: Lá húng trắng tươi rửa sạch, ép cùng với lớp vỏ lụa ở mặt trong vỏ cây sổ (lượng mỗi thứ 30g).

Ngậm nhiều lần trong ngày.

- Chữa táo bĩn: Hạt húng trắng 4-12g, ngâm vào 100ml nước ấm đến khi bên ngồi hạt cĩ một lớp nhầy màu trắng bao quanh như thạch trân châu. Thêm đường, khuấy đều mà uống.

- Chữa viêm thận, viêm bàng quang, đái rắt, đái buốt: Tinh dầu húng trắng, 3-6 giọt, pha với sirơ và nước thành nhũ tương, uống trong ngày.

Tinh dầu húng trắng cịn là mặt hàng cĩ giá trị xuất khẩu cao vì từ citral trong tinh dầu, người ta đã tổng hợp ra một số chất quan trọng như citronellal, cineol, α-ionon và β-ionon, cũng được dùng phổ biến trong ngành y dược.

Cùng với những dược tính như trên, húng trắng cịn cĩ nhiều ứng dụng quan trọng trong cuộc sống. Ngồi ra húng trắng hay người dân thường gọi là é trắng cịn là một hương vị khơng thể thiếu trong các mĩn ăn. Lá é trắng dùng trong ẩm thực tạo được hương thơm đặc trưng, kích thích vị giác, giúp chữa một số bệnh theo đặc tính sẵn cĩ của lồi thực vật này. Một số mĩn ăn khi sử dụng thêm gia vị lá é nĩ trở thành những mĩn ăn đặc sản, đặc trưng cho vùng đất miền trung như muối é Phú Yên, lẩu gà lá é, gà nướng lá é, hay mĩn canh chua bình thường nếu thêm một ít lá é thì hương vị của nĩ đã hồn tồn thay đổi.

Chương 2 THỰC NGHIỆM

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần hóa học tinh dầu cây húng trắng (ocimum basilicum l. var. pilosum (willd.) benth.) ở tỉnh quảng trị (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w