Nội dung

Một phần của tài liệu rèn luyện kĩ năng sử dụng số liệu thống kê và biểu đồ trong dạy học địa lí 12 thpt – ban cơ bản (Trang 106 - 120)

8. Cấu trúc của đề tài

3.4.1.Nội dung

3.4.1.1. Các giáo án

Bài 23. Thực hành

PHÂN TÍCH SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH TRỒNG TRỌT I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức

- Giá trị sản xuất ngành trồng trọt nói chung, các ngành nhỏ trong trồng trọt nói riêng đều tăng nhanh và liên tục.

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt nói chung, các phân ngành trong trồng trọt nói riêng cao và liên tục. Trong đó cao nhất là ngành trồng cây công nghiệp, cây rau đậu. Cây lương thực, cây ăn quả và cây khác có tốc độ tăng trưởng thấp hơn.

- Cơ cấu cây công nghiệp và cây rau đậu tăng, các loại cây còn lại giảm. - Diện tích cây công nghiệp hàng năm và lâu năm đều tăng nhưng cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn. Cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng, cây hàng năm giảm.

2. Về kĩ năng

- Kĩ năng tính toán, xử lí số liệu.

- Kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng. - Kĩ năng phân tích bảng SLTK.

II. Tài liệu tham khảo, phƣơng tiện dạy học

- SGK, SGV, niên giám thống kê, sách tham khảo có liên quan đến nội dung bài học.

- Các bảng số liệu đã cho và đã tính toán. - Các biểu đồ được chuẩn bị trên khổ giấy A0. - Thước kẻ, bút màu, máy tính bỏ túi.

III. Các bƣớc lên lớp

1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ

Chứng minh những thành tựu cơ bản của ngành sản xuất lương thực ở nước ta? Dự kiến sản lượng lương thực nước ta có thể tăng hơn hiện tại hay không? Vì sao?

3. Giảng bài mới

Trong dạy học địa lí, kĩ năng làm việc với số liệu thống kê và biểu đồ giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Các con số, các hình ảnh trực quan của biểu

đồ vừa có vai trò chứng minh làm sáng tỏ kiến thức lí thuyết, vừa là nguồn để khai thác và tìm ra kiến thức mới. Bài học mới thầy sẽ hướng dẫn các em những kĩ năng cơ bản về biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng, về kĩ năng phân tích bảng số liệu thống kê, đồng thời qua phân tích biểu đồ và bảng số liệu sẽ chứng minh, củng cố kĩ hơn, đồng thời tìm ra những kiến thức mới về địa lí nông nghiệp các em đã được học qua các bài trước.

Phƣơng pháp Nội dung bài học

Nội dung cơ bản của bài học gồm 2 bài tập:

Bài tập 1: Tính tốc độ tăng trưởng, vẽ và nhận xét biểu đồ.

Bài tập 2: Phân tích tình hình phát triển diện tích và sự thay đổi cơ cấu diện tích cây công nghiệp.

Hoạt động 1. GV và HS xác định những yêu cầu của bài tập 1 - SGK trang 98.

Bảng 23.1. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt (Tỉ đồng) Năm TS CLT CRĐ CCN CĂQ CK 1990 49604.0 33289.6 3477.0 6692.3 5028.5 1116.6 1995 66183.4 42110.4 4983.6 12149.4 5577.6 1362.4 2000 90858.2 55163.1 6332.4 21782.0 6105.9 1474.8 2005 107897.6 63852.5 8928.2 25585.7 7942.7 1588.5

a. Tính tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt? (Năm 1990 = 100%).

b. Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng của các nhóm cây trồng?

c. Nhận xét về tốc độ tăng trưởng và thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất của các nhóm cây trồng?

Bài 23. Thực hành PHÂN TÍCH SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH TRỒNG TRỌT 1. Bài tập 1. Dựa vào bảng 23.1 SGK trang 98 và làm theo các yêu cầu bài tập đã cho.

Hoạt động 2. GV hướng dẫn cách tính, cách vẽ, các nhận xét. HS thực hiện theo hướng dẫn đó. a. Theo công thức tính ta có kết quả bảng xử lí số liệu như sau (%).

Năm TS CLT CRĐ CCN CĂQ CK 1990 100 100 100 100 100 100 1995 133 126 143 181 111 122 2000 183 165 182 325 121 132 2005 217 191 257 382 158 142 b. Vẽ biểu đồ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Vẽ hệ toạ độ Oxy: Trên trục tung Oy chia đơn vị % chẵn đều nhau, lớn nhất khoảng 400%, nhỏ nhất là 100%. Trên trục Ox chia khoảng cách năm của các đối tượng theo tiến trình thời gian đã cho. * Vẽ lần lượt các điểm uốn từ trái qua phải của từng đối tượng thể hiện tốc độ tăng trưởng đã tính sau đó nối các điểm uốn cùng đối tượng. Các điểm uốn năm đầu trùng với trục tung.

* Ghi tên cho biểu đồ. * Ghi chú giải cho biểu đồ.

Cho HS lên bảng vẽ, GV nhận xét.

Chú ý:

* Độ lớn của biểu đồ nên để khoảng 1/3 khổ giấy. * Vẽ thủ công trong cùng một mốc thời gian cần vạch một đường mờ trên giấy nhằm đảm bảo các điểm uốn của các đối tượng trong cùng một mốc thời gian cùng nằm trên một đường thẳng.

* Đầy đủ tên, chú giải và danh số của biểu đồ.

a. Công thức tính

b. Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các ngành trồng trọt ở nước ta thời kì 1990 - 2005 (%).

Hình vẽ trên khổ giấy A0

TĐTT = Số liệu năm sau 34.9

Yêu cầu: Chính xác, khoa học, thẩm mĩ c. Nhận xét

* Tốc độ tăng trưởng của các đối tượng như thế nào? Cơ cấu có thay đổi hay không (Đối tượng nào tăng, đối tượng nào giảm)?

* Sự thay đổi đó phản ánh những tiến bộ trong sản xuất nông nghiệp như thế nào?

Lƣu ý: Khi nhận xét về sự thay đổi cơ cấu, cần xử lí số liệu sang giá trị tương đối, trong đó cơ cấu giá trị hai mộc thời gian 1990 và 2005 đã có ở hình 22. GV hướng dẫn để HS thực hiện ở nhà.

c. Nhận xét

* Giá trị sản xuất ngành trồng trọt nói chung và các ngành nhỏ trong trồng trọt nói riêng đều tăng nhanh và liên tục (Chứng minh bằng số liệu).

* Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt nói chung và các phân ngành trong trồng trọt nói riêng cao và liên tục (Chứng minh bằng số liệu).

* Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các phân ngành trồng trọt cao nhất là ngành trồng cây công nghiệp, cây rau đậu. Cây lương thực, cây ăn quả và cây khác có tốc độ tăng trưởng thấp hơn. (Chứng minh bằng số liệu).

* Thay đổi cơ cấu: Giảm cây lương thực, cây ăn

Bài tập 2.

Hoạt động 3. GV và HS xác định những yêu cầu của bài tập 2 - SGK trang 99.

Bảng 23.2. Diện tích gieo trồng cây công nghiệp (Nghìn ha)

Năm 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005 CHN 210 372 600 542 717 778 861 CLN 173 256 470 657 902 1451 1633

a. Phân tích xu hướng biến động diện tích gieo trồng cây công nghiệp?

b. Phân tích sự thay đổi cơ cấu diên tích cây công nghiệp? Sự thay đổi đó có liên quan như thế nào đến sự thay đổi trong phân bố sản xuất cây công nghiệp?

Hoạt động 4. GV hướng dẫn cách tính, cách vẽ, các nhận xét. HS thực hiện theo hướng dẫn đó. * Khi nhận phân tích, nhận xét bảng SLTK cần phân tích để làm rõ mối quan hệ, sự chênh lệch giữa các con số theo hàng ngang, hàng dọc hay các con số mang tính đột biến (Tăng nhanh, giảm

quả, cây khác. Tăng cây công nghiệp, cây rau đậu (Chứng minh bằng số liệu).

* Sự thay đổi đó thể hiện xu hướng nhưng chuyển dịch trong ngành trồng trọt theo hướng đa dạng hoá nông sản.

nhanh, đang tăng nhưng có thời gian giảm). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Diện tích các loại cây tăng hay không? Tăng bao nhiêu lần? Nhóm cây nào tăng nhanh hơn?

b. Cơ cấu nhóm cây nào tăng, nhóm cây nào giảm? Thay đổi đó là điều kiện để hình thành cơ cấu lãnh thổ trong sản xuất cây công nghiệp như thế nào?

Lƣu ý: Khi nhận xét về sự thay đổi cơ cấu, cần xử lí số liệu sang giá trị tương đối. GV hướng dẫn để HS thực hiện ở nhà.

a. Phân tích

* Diện tích các loại cây công nghiệp đều tăng. * Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng liên tục và nhanh hơn. Diện tích cây hàng năm tăng chậm hơn và có biến động (Chứng minh bằng số liệu).

b. Thay đổi cơ cấu

* Cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh, cây công nghiệp hàng năm giảm nhanh (Chứng minh bằng số liệu).

* Sự thay đổi đó liên quan chặt chẽ đến việc hình thành và phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm.

4. Củng cố bài học

- Kĩ năng tính toán, xử lí số liệu.

- Kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng. - Kĩ năng phân tích bảng SLTK.

5. Dặn dò

- Hoàn thành các nội dung bài học.

- Tìm hiểu trước bài 24 - Vấn đề phát triển thuỷ sản và lâm nghiệp

Bài 31. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI, DU LỊCH I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức

- Cơ cấu thương mại, cơ cấu xuất nhập khẩu và tình hình phát triển ngành ngoại thương của nước ta.

- Tài nguyên du lịch, tình hình phát triển, các trung tâm du lịch và các vùng du lịch của Việt Nam.

2. Về kĩ năng

- Phân tích, nhận xét hệ thống biểu đồ và số liệu thống kê trong bài học. - Kĩ năng phân tích sơ đồ tài nguyên du lịch.

- Kĩ năng vẽ biểu đồ.

II. Tài liệu tham khảo, phƣơng tiện dạy học

- SGK, SGV, niên giám thống kê, các tài liệu tham khảo khác. - Bản đồ du lịch Việt Nam.

- Át lát địa lí Việt Nam.

- Bảng số liệu, biểu đồ vẽ trên khổ giấy A0.

III. Các bƣớc lên lớp

1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ

Kể tên các loại hình giao thông của nước ta hiện nay? Trình bày những đặc điểm cơ bản của ngành vận tải đường ô tô? Vì sao Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ có mạng lưới giao thông phát triển hơn các vùng khác?

Cũng như giao thông vận tải, thương mại và du lịch là ngành sản xuất đặc biệt, tuy không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất như công nghiệp hay nông nghiệp nhưng có vai trò đặc biệt trong sự phát triển kinh tế xã hội, nhất là trong thời kì kinh tế thị trường. Vậy đặc điểm phát triển của các ngành này ở nước ta hiện nay như thế nào, phân bố ra sao, bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu để làm sáng tỏ những vấn đề đó.

Phƣơng pháp Nội dung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GV khái quát những nội dung cơ bản của bài học:

1. Ngành thƣơng mại 2. Ngành du lịch

Hoạt động 1. Nghiên cứu ngành nội thương

Dựa vào kiến thức lớp 10, em hãy nêu khái niệm và vai trò ngành ngoại thương?

HS trả lời – GV bổ sung, kết luận

Nghiên cứu hình 31.1 và rút ra nhận xét?

HS trả lời – GV bổ sung, kết luận - Cơ cấu mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ phân theo khu vực kinh tế là không đều: Lớn nhất là khu vực ngoài Nhà nước, nhỏ nhất là khu vực có cốn đầu tư nước ngoài. - Cơ cấu mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ phân theo khu vực kinh tế có sự chuyển dịch: Khu vưc ngoài Nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài tăng, khu vực Nhà nước

Bài 31. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI, DU LỊCH

1. Thƣơng mại

a. Nội thương

- Là hoạt động buôn bán trong nước.

- Từ sau ngày Đổi mới, hoạt động nội thương ngày càng phát triển mạnh, thu hút nhiều thành phần kinh tế.

giảm.

 Phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế theo cơ chế thị trường.

(Chứng minh bằng số liệu trong hình 31.1)

Bổ sung số liệu mới - %

KV Nhà nước 9.8

KV ngoài Nhà nước 86.8

KV có vốn đầu tư nước ngoài 3.4

Hoạt động 2.Tìm hiểu ngành ngoại thương

Dựa vào kiến thức lớp 10, em hãy nêu khái niệm ngành ngoại thương và cán cân xuất nhập khẩu?

HS trả lời - GV bổ sung, kết luận. * Đặc biệt Việt Nam ra nhập WTO - thành viên thứ 150 - Ngành ngoại thương có thêm điều kiện phát triển.

Dựa vào kiến thức, hình 31.2 và 31.3 trong

SGK và hình phóng to trên khổ giấy A0, HS

đưa ra những nhận xét về tình hình phát triển ngành ngoại thương của Việt Nam?

HS trả lời - GV bổ sung, kết luận.

Phát phiếu học tập - HS hoàn thành các yêu cầu đã cho. (Thời gian - 5 phút)

* Tổng GDP của Việt Nam năm 2005 khoảng 60 tỉ USD, những tổng giá trị ngoại

b. Ngoại thương

- Là hoạt động buôn bán giữa các nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Việt Nam ra nhập WTO.

- Giá trị ngoại thương tăng nhanh.

- Cán cân xuất nhập khẩu theo hướng tích cực.

Giá trị ngoại thương - Tỉ USD

2000 2005

TS 30.1 69.2

XK 14.5 32.4

NK 15.6 36.8

thương đã lên đến gần 70 tỉ USD. Con số đó chứng tỏ ngành ngoại thương của Việt Nam khá phát triển và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội đất nước. * Cán cân xuất nhập khẩu: Tuy chủ yếu là nhập siêu nhưng trước đây giá trị nhập siêu rất lớn, nhập khẩu nhiều mặt hàng kể cả nông sản. Nhưng hiện nay giá trị chênh lệch đã giảm.

* Bổ sung số liệu mới năm 2008 - Tỉ USD

Xuất khẩu 62.6

Nhập khẩu 80.7

* Hàng xuất khẩu: Ngoài nông sản, khoáng sản thô còn có các sản phẩm công nghiệp nhẹ, đồ mĩ nghệ…

* Hàng nhập khẩu: Chủ yếu nhập khẩu máy móc, tư liệu phục vụ CNH - HĐH.

* Thị trường: Trước đây chỉ quan hệ buôn bán với các thị trường truyền thống, hiện nay mở rộng theo hướng song phương và đa phương hoá trên cơ sỏ cùng có lợi.

Hoạt động 3. Tìm hiểu tài nguyên du lịch

Khái niệm tài nguyên du lịch? Gồm những nhóm nào?

HS trả lời - GV bổ sung, kết luận

- Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu ngày càng đa dạng.

- Thị trường ngày càng mở rộng, lớn nhất là Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc…

2. Du lịch

a. Tài nguyên du lịch

* Khái niệm: Là cảnh quan tự nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, công trình nhân tạo khác…

Nghiên cứu sơ đồ trong SGK - Hình 31.4, trình bày các tài nguyên lịch của Việt Nam?

* Các con số cho thấy tài nguyên du lịch của Việt Nam rất đa dạng và phong phú.

Dựa vào hình 31.5, át lát và bản đồ treo tường, kể tên các VQG, các di sản, các bãi

biển, các hang động…?

- VQG: Tam Đảo, Ba Bể, Hoàng Liên… - Di sản: Vịnh Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng, Huế, Hội An, Mĩ Sơn…

- Bãi biển: Sầm Sơn, Thiên Cầm, Nha Trang, Mũi Né…

* Hiện nay có 9 di sản Thế giới, ngoài 7 di sản trong SGK đã nêu còn có ca trù và dân ca quan họ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động 4. Tìm hiểu tình hình phát triển và phân bố du lịch

Dựa vào hình 51.6 và kiến thức, hãy chứng minh ngành du lịch Việt Nam đang phát triến nhanh?

HS trả lời - GV bổ sung, kết luận

* Gồm 2 nhóm

Nhóm 1: Tài nguyên tự nhiên

- Địa hình: 125 bãi biển, 200 hang động…

- Khí hậu nhiệt đới, phân hoá đa dạng…

- Nhiều sông ngòi - 2360 con sông trên 10 km, gần 400 nguồn nước khoáng nóng… - Sinh vật: Hơn 30 VQG…

Nhóm 2: Tài nguyên nhân văn

- Hơn 4 vạn di tích, 3 di sản vật thể…

- Lễ hội diễn ra quanh năm… - Nhiều làng nghề… b. Tình hình phát triển và phân bố ngành du lịch * Tình hình phát triển: - Hình thành từ những năm 1960 nhưng từ những năm 1990 đến nay mới phát triển nhanh.

- Số khách du lịch tăng nhanh (Triệu khách).

Dựa vào bản đồ treo tường và hình 31.5, xác định vị trí của 3 vùng du lịch và kể tên các trung tâm du lịch lớn.

Một phần của tài liệu rèn luyện kĩ năng sử dụng số liệu thống kê và biểu đồ trong dạy học địa lí 12 thpt – ban cơ bản (Trang 106 - 120)