Các kĩ năng sử dụng số liệu thống kê

Một phần của tài liệu rèn luyện kĩ năng sử dụng số liệu thống kê và biểu đồ trong dạy học địa lí 12 thpt – ban cơ bản (Trang 30 - 42)

8. Cấu trúc của đề tài

2.2.2.Các kĩ năng sử dụng số liệu thống kê

2.2.2.1. Dạng số liệu đơn lẻ

* Dạng số liệu đơn lẻ đi cùng với kiến thức lí thuyết:

- Xác định nguồn và xem số liệu đó có chính khác hay không?

- Xác định xem số liệu đó thuộc dạng nào? (Không biến đổi, biến đổi bình thường hay biến đổi nhanh?).

- Phân tích, so sánh số liệu đó với số liệu khác cùng dạng, cùng đơn vị, cùng thời điểm để hiểu rõ hơn về con số mình định sử dụng.

- Sử dụng các thao tác tính toán, liên hệ so sánh ... làm cho các con số sử dụng trở nên sống động “Nhấp nháy toả sáng”, có tính thuyết phục cao, có

tác dụng chứng minh làm sáng tỏ vấn đề, là cơ sở để ghi nhớ kiến thức lí thuyết. Đồng thời qua những phân tích, so sánh đó sẽ giúp người dạy, người học tìm tòi và phát hiện ra kiến thức mới từ những số liệu đã phân tích.

- Ra bài tập cho HS về các số liệu có liên quan giúp HS phát triển tư duy một cách độc lập ở tại lớp hoặc ở nhà. GV khái quát và đưa ra kết luận cuối cùng về bài tập đã ra.

Trong SGK địa lí 12 THPT - Ban cơ bản, số lượng các SLTK đơn lẻ chiếm một tỉ lệ rất lớn, gần như bài học nào cũng có khá nhiều các số liệu như vậy nên việc khai thác và sử dụng chúng một cách hợp lí và hiệu quả giữ một vai trò đặc biệt quan trọng.

Ví dụ 1:

Bài 9. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Mục 1.a. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa - Tính chất nhiệt đới

Khi nói đến các chỉ tiêu của khí hậu Việt Nam như: Tổng lượng nhiệt bức xạ lớn, cán cân bức xạ quanh năm dương, nhiệt độ TB năm cao > 200

C, số giờ nắng lớn (1400 – 3000 giờ). Những chỉ tiêu đó đã chứng minh cho khí hậu nước ta mang tính nhiệt đới rõ rệt. Tuy nhiên để khắc sâu và làm nổi bật những số liệu đó GV có thể so sánh các yêu tố đã nêu với các yếu tố cùng loại của vùng ôn đới hay cận cực, khi đó sẽ thấy rõ các tiêu chí khí hậu ở Việt Nam là cao, phản ảnh tính chất nóng của vùng nhiệt đới.

Hay đơn giản như yếu tố số giờ nắng 1400 đến 3000 giờ/năm, tiêu chí như vậy là cao. Tuy nhiên nếu để chia cho 365.24 ngày trong năm ta sẽ thấy mỗi ngày chỉ đạt từ 3.8 giờ đến 8.2 giờ/ngày. Như vậy sẽ thấy số thời gian chiếu sáng bình quân trong một ngày là quá ít. Tuy nhiên ta cũng phải phân tích cho HS thấy ở Việt Nam mỗi năm có đến 100 – 150 ngày có mưa tuỳ từng khu vực, đó là chưa kể những ngày giông tố, sương mù... Điều đó càng khẳng định số giờ nắng 1400 – 3000h/năm là lớn.

Ví dụ 2:

Bài 16. Đặc điểm dân số và sự phân bố dân cư Mục 1. Dân đông, nhiều thành phần dân tộc

- Khi giảng về phần Việt Nam có số dân đông 84156 nghìn người –

2006, đứng thứ 3 Đông Nam Á, thứ 8 châu Á và thứ 13 trên thế giới. GV cần nêu tên và số dân của một số nước đông dân nhất trên Thế giới, từ đó giúp HS có thể so sánh dân số Việt Nam với các nước đó.

Số dân của một số nƣớc và độ tƣơng quan với số dân của Việt Nam 2008

Nước Việt Nam Trung Quốc Ấn Độ Hoa Kì

Số dân (Triệu người) 86 1324 1149 304

Tương quan so với Việt

Nam (Lần) 1.0 15.4 13.4 3.5

Nguồn: [13]

Tuy nhiên với số dân hơn 86 triệu người – năm 2008, Việt Nam có số dân đông hơn 180 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới, gấp khoảng 10 lần các nước có dân số ở mức trung bình như Ixrailen – 7,5 triệu người, Thuỵ Điển – 9,2 triệu người, Bồ Đào Nha – 10 triệu người, Xin Ga Po – 4,8 triệu người...

Mặt khác GV cần nhắc lại Việt Nam là nước có diện tích trung bình (Đứng thứ 56) nên với số dân đông, Việt Nam sẽ có mật độ dân số thuộc nhóm các nước có mật độ dân số cao trên thế giới.

- Khi giảng về mục dân tộc: Cả nước có 54 dân tộc khác nhau nhưng

người Kinh chiếm tới 86,2%, còn 53 dân tộc khác chỉ chiếm 13,8%. Như vậy nếu đem so sánh về số lượng, số lượng người Kinh sẽ gấp khoảng 70 lần so với các dân tộc có số lượng tiếp theo như Mường, Thái, Hoa, Nùng... Còn so với các dân tộc ít người nhất như Brâu hay Ơđu thì người Kinh gấp đến hơn 200.000 lần, một sự chênh lệch rất lớn. Với những so sánh đó cho thấy người Kinh chiếm một tỉ lệ rất lớn và nhiều hơn rất nhiều các dân tộc khác.

Ví dụ 3:

Bài 33. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mục 2. Các hạn chế chủ yếu của vùng

Khi giảng về mật độ dân số của Đồng bằng sông Hồng – 1.225 người/km2. Như vậy ta thấy Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao, nhưng khi giảng dạy để làm nổi bật đó GV cần so sánh mật độ này với mức trung bình và với các vùng khác trong cả nước.

Mật độ dân số của các vùng và mức độ chênh lệch so với Đồng bằng sông Hồng - 2006 Vùng Mật độ dân số (Người/km2) Mức chênh lệch so với Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Hồng 1225 1.0 Đông Bắc 148 8.3 Tây Bắc 69 17.8 Bắc Trung Bộ 207 5.9

Duyên hải Nam Trung Bộ 200 6.1

Tây Nguyên 89 13.8

Đông Nam Bộ 551 2.2

Đồng bằng sông Cửu Long 429 2.9

Trung bình cả nước 254 4.8

Nguồn: [10]

Như vậy với những phân tích và so sánh đó càng cho thấy mật độ dân số của Đồng bằng sông Hồng là rất cao, bên cạnh những thuận lợi thì đó cũng là những khó khăn nhất định đối với sự phát triển KTXH của vùng.

* Dạng số liệu đơn lẻ trong các biểu đồ:

- Xác định nội dung được biểu hiện qua biểu đồ thể hiện đối tượng gì? - Xác định nguồn và tính chính xác của các số liệu đã cho trong biểu đồ? - Xác đinh dạng số liệu được thể hiện trên biểu đồ là tương đối hay tuyệt đối, vai trò của các thành phần đã cho?

- Phân tích, nhận xét đặc điểm đối tượng được thể hiện trên biểu đồ nhằm rút ra những kiến thức và kết luận cần thiết, vừa chứng minh cho kiến thức lí thuyết đã học, vừa tìm ra nguồn tri thức mới.

- Đem so sánh với các số liệu cùng loại nhằm làm nổi bật giá trị của các đối tượng đã cho.

- Bổ sung số liệu cho các kiến thức đã và sẽ học.

- Đưa ra các bài tập tương tự cho HS phân tích, từ đó phát triển tư duy, giúp HS hoàn thiện kĩ năng phân tích và tìm tòi ra kiến thức mới... GV khái quát và đưa ra kết luận cuối cùng.

Ví dụ 1:

Bài 1. Việt Nam trên con đường đổi mới và hội nhập

Hình 1.2. Biểu đồ đường thể hiện GDP của Việt Nam theo giá so sánh 1994 phân theo thành phần kinh tế thời kì 1986 – 2005

Khi giảng đến phần này, GV hướng dẫn hoặc phân tích làm sáng tỏ tình hình gia tăng GDP của Việt Nam:

- Tổng GDP của Việt Nam tăng nhanh và liên tục: Năm 1986 là 62,6 nghìn tỉ đồng, năm 2000 là 132,5 nghìn tỉ đồng, năm 2005 là 185,7 nghìn tỉ đồng, cả giai đoạn 1986 – 2005 tăng 3,6 lần.

- Theo từng thành phần kinh tế cũng có sự tăng nhanh và liên tục nhưng không đều nhau:

 Khu vực Nhà nước có giá trị lớn nhất, tăng liên tục nhưng mức độ chậm hơn hai khu vực còn lại: Năm 1986 là 109,2 nghìn tỉ

đồng, năm 2000 là 273,6 nghìn tỉ đồng, năm 2005 là 393,0 nghìn tỉ đồng, cả giai đoạn 1986 - 2005 tăng 3 lần.

 Khu vực ngoài Nhà nước có giá trị lớn thứ hai và có mức tăng khá: Năm 1986 là 46,6 nghìn tỉ đồng, năm 2000 là 111,5 nghìn tỉ đồng, năm 2005 là 159,8 nghìn tỉ đồng, cả giai đoạn 1986 - 2005 tăng 3,4 lần.

 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có giá trị nhỏ nhất nhưng có mức độ tăng nhanh nhất: Năm 1989 là 1,8 nghìn tỉ đồng, năm 2000 là 29,6 nghìn tỉ đồng, năm 2005 là 47,5 nghìn tỉ đồng, cả giai đoạn 1989 - 2005 tăng 26,4 lần.

Như vậy vừa kết hợp biểu đồ, vừa sử dụng số liệu có trên biểu đồ ta có thể phân tích làm sáng tỏ gia tăng GDP của Việt Nam nói chung và gia tăng GDP của các thành phần kinh tế nói riêng. Đồng thời qua những phân tích đó ta có thể kết luận: Nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ và chuyển dịch theo cơ chế thị trường.

Ví dụ 2:

Bài 41. Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long

Hình 41.3. Cơ cấu sử dụng đất của hai đồng bằng lớn nhất nước ta – 2006 (%). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi giảng đến phần này, ngoài những nội dung đã được thể hiện rõ qua hình ảnh của biểu đồ, GV cần kết hợp khai thác hệ thống các số liệu đã cho để làm sáng tỏ kiến thức và phát hiện ra kiến thức mới.

Cơ cấu sử dụng đất ở hai đồng bằng có sự khác nhau rõ rệt:

 Cơ cấu một số loại đất ở Đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn Đồng bằng sông Hồng: Đất nông nghiệp lớn hơn 12,2%, đất lâm nghiệp 0,5%, đất chưa sử dụng lớn hơn 2,5%.

 Cơ cấu một số loại đất ở Đồng bằng sông Cửu Long nhỏ hơn Đồng bằng sông Hồng: Đất chuyên dùng nhỏ hơn 10,1%, đất ở nhỏ hơn 5,1%.

Ngoài những so sánh đó ra ta có thể đánh giá Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều thế mạnh và tiềm năng hơn trong sản xuất nông nghiệp so với Đồng bằng sông Hồng.

* Dạng số liệu đơn lẻ trong các bản đồ, lược đồ và át lát:

Trong chương trình địa lí 12 – Ban cơ bản có sử dụng rất nhiều bản đồ trong SGK, bản đồ treo tường, lược đồ hay tập át lát địa lí Việt Nam. Mà trong đó có thể hiện rất nhiều các dạng số liệu khác nhau, chính vì vậy mà việc khai thác, phân tích và sử dụng những số liệu đã có giữ một vai trò rất quan trọng trọng trong dạy và học địa lí 12.

- Xác định nội của bản đồ, lược đồ, át lát xem có phù hợp với bài học hay không?

- Xác định tên và nghiên cứu bảng chú giải của bản đồ, lược đồ, át lát giúp cho việc đọc và hiểu chúng.

- Tìm hiểu đặc tính về số lượng và chất lượng của các đối tượng được thể hiện trên bản đồ, lược đồ và át lát.

- Xem xét các số liệu có trên bản đồ thể hiện nội dung của đối tượng nào, có liên quan mật thiết đến nội dung lí thuyết được nghiên cứu hay không?

- Phân tích, so sánh các số liệu được sử dụng gắn chặt với nội dung bài học. Bằng các kĩ năng so sánh, đối chiếu, phân tích hay liên hệ nhằm làm làm nổi bật số liệu đã có, giúp người dạy và người học dễ ghi nhớ, vừa phục vụ cho bài học hiện tại, vừa tích luỹ vì đó là nguồn tri thức phục vụ cho công tác học tập và giảng dạy có liên quan.

- Trên các bản đồ, lược đồ hay át lát, hệ thống các số liệu được thể hiện chủ yếu là hệ thống kinh tuyến vĩ tuyến, các điểm cao... và các số liệu về

KTXH. Do vậy khi nghiên cứu ta cũng phải biết lựa chọn sao cho phù hợp với mục đích và yêu cầu cho từng bài học cụ thể.

- Đưa ra các bài tập tương tự cho HS phân tích, từ đó phát triển tư duy, giúp HS hoàn thiện kĩ năng phân tích và tìm tòi ra kiến thức mới... GV khái quát và đưa ra kết luận cuối cùng.

Ví dụ 1:

Bài 24. Vấn đề phát triển ngành thuỷ sản và lâm nghiệp Mục 1.b. Sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản

Khi giảng về phần thuỷ hiện trạng và phân bố ngành thuỷ sản của Việt Nam, GV kết hợp sử dụng kiến thức SGK và nội dung át lát đại lí Việt Nam – Trang 20 - Phần thuỷ sản. Bằng việc khai thác và sử dụng các con số có trong át lát, GV dễ dàng chứng minh sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản của Việt Nam:

Sự phát triển ngành thuỷ sản:

- Giá trị sản xuất tăng nhanh: Năm 2000 là 26.620 tỉ đồng, đến 2007 là 89.378 tỉ đồng, trong vòng 7 năm tăng 3,6 lần.

- Sản lượng thuỷ sản tăng nhanh: Năm 2000 là 2.250,5 nghìn tấn, đến 2007 là 4.197,8 nghìn tấn, trong 7 năm tăng 1,86 lần. Trong đó:

 Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng rất nhanh, từ 589,6 nghìn tấn lên 2.123,3 nghìn tấn, gấp 3,6 lần.

 Sản lượng thuỷ sản đánh bắt cũng tăng nhưng chậm hơn, từ 1.660,9 nghìn tấn lên 2.074,5 nghìn tấn, gấp 1,25 lần.

Sự phân bố ngành thuỷ sản:

- Về sản lượng thuỷ sản: Tất cả các tỉnh ven biển đều có ngành thuỷ sản phát triển nhưng các tỉnh phía Nam phát triển hơn. Sản lượng thuỷ sản của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long rất lớn như Kiên Giang: 315.157 tấn, An Giang: 263.914 tấn, Đồng Tháp: 230.008 tấn... Tiếp đến là Bà Rịa Vũng Tàu

và các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ... Đồng bằng sông Cửu Long có nghề nuôi trồng rất phát triển, tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ chỉ phát triển mạnh ngành đánh bắt.

- Về cơ cấu giá trị sản lượng thuỷ sản trong cơ cấu sản xuất nông lâm ngư: Một số tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long như Cà Mau, Bạc Liêu có giá trị ngành thuỷ sản chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp, một số tỉnh cực Nam Trung Bộ và hầu hết các tỉnh khác thuộc Đồng bằng sông Cửu Long có giá trị ngành thuỷ sản chiếm từ 30 đến 50% cơ cấu giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp...

Ví dụ 2:

Bài 30. Vấn đề phát triển giao thông vận tải và thông tin liên lạc Hình 30. Bản đồ giao thông Việt Nam

GV kết hợp bản đồ giao thông trong SGK và bản đồ giao thông treo tường phân tích cho HS thấy được mạhng lưới giao thông đa dạng và tương đối hoàn chỉnh của Việt Nam. Đồng thời kết hợp với các số liệu đã cho trong bản đồ, GV nhấn mạnh và hướng dẫn HS nắm được tên và điểm nổi của một số quốc lộ cơ bản như quốc lộ 1A, quốc lộ 2, quốc lộ 3, quốc lộ 4, quốc lộ 5, quốc lộ 6, quốc lộ 7, quốc lộ 8, quốc lộ 9, quốc lộ 10, quốc lộ 18, quốc lộ 22, quốc lộ 51, quốc lộ 70... Hoặc chiều dài một số tuyến đường chính như quốc lộ 1A dài 2.300km, tuyến đường biển Hải Phòng - TP Hồ Chí Minh dài 1.500km... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2.2. Dạng số liệu trong các bảng SLTK

- Đọc tên các bảng SLTK và xác định xem mục đích của bảng nhằm giải quyết nội dung gì, vấn đề gì của bài học, chương học?

- Xác định nội dung cơ bản của bảng số liệu đã cho. - Đọc các đề mục cột theo hàng ngang và hàng dọc.

- Xem xét đơn vị, tiến trình thời gian hay phân bố không gian của các số liệu đã cho.

- Đưa ra những phân tích và nhận xét cơ bản về nội dung của bảng số liệu đã cho:

 Phân tích mối quan hệ của các con số theo hàng ngang, hàng dọc.

 So sánh con số trong bảng với một số số liệu khác cùng loại có liên quan.

 Phân tích tính đặc biệt của các con số: Tăng nhanh, giảm nhanh, lớn nhất, nhỏ nhất...

Từ đó rút ra những kết luận cần thiết làm sáng tỏ các kiến thức lí

Một phần của tài liệu rèn luyện kĩ năng sử dụng số liệu thống kê và biểu đồ trong dạy học địa lí 12 thpt – ban cơ bản (Trang 30 - 42)