Khái quát về biểu đồ và những yêu cầu chung về rèn luyện kĩ năng

Một phần của tài liệu rèn luyện kĩ năng sử dụng số liệu thống kê và biểu đồ trong dạy học địa lí 12 thpt – ban cơ bản (Trang 52 - 60)

8. Cấu trúc của đề tài

2.3.1.Khái quát về biểu đồ và những yêu cầu chung về rèn luyện kĩ năng

năng biểu đồ trong dạy học địa lí 12 THPT – Ban cơ bản

2.3.1.1. Khái quát chung

Trong SGK địa lí 12 THPT – Ban cơ bản bao gồm khá đầy đủ các loại biểu đồ và các bài tập liên quan đến kĩ năng biểu đồ.

SGK địa lí 12 THPT – Ban cơ bản có đề cập đến khá đầy đủ các loại biểu đồ như đã phân loại ở trên, song để HS có được kiến thức từ các loại biểu đồ, cần phải có kĩ năng về biểu đồ. Trong đề tài này, tác giả đề cập tới các kĩ năng biểu đồ theo từng dạng biểu đồ cụ thể, từ khâu phân tích số liệu để lựa chọn biểu đồ đến khâu tính toán xử lí số liệu, vẽ, hoàn thiện và nhận xét biểu đồ.

Biểu đồ là hình ảnh thể hiện trực quan hệ thống các SLTK khác nhau. Biểu đồ có nhiều loại và trong mỗi loại lại có nhiều dạng khác nhau, mỗi loại hay dạng biểu đồ đó sẽ thích hợp với việc thể hiện hệ thống các bảng số liệu riêng. Có những bảng số liệu có thể cho phép vẽ nhiều dạng biểu đồ với khả năng thích hợp và trực quan như nhau; Có những bảng số liệu cho phép vẽ nhiều dạng biểu đồ với khả năng thích hợp và trực quan khác nhau; Cũng có những bảng số liệu chỉ cho phép vẽ được một dạng biểu đồ thích hợp. Do vậy, trước mỗi bảng số liệu yêu cầu vẽ và nhận xét biểu đồ, ta cần thực hiện các bước cơ bản sau:

Bước 1. Xác định loại biểu đồ cần vẽ

Đây là bước đầu tiên và có vai trò rất quan trọng, bởi vì nếu lựa chọn sai biểu đồ coi như các khâu còn lại sẽ sai và kết quả toàn bài là sai, nhưng nếu thực hiện tốt khâu này thì các bước thực hiện sau sẽ đúng và kết quả bài là sẽ tốt.

Đối với các dạng bài tập về kĩ năng biểu đồ nói chung, đối với khối 12 – THPT nói riêng, các bài tập, đề kiểm tra, đề thi tốt nghiệp hay cao đẳng - đại học thường có hai dạng chính để căn cứ vào đó HS xác định dạng biểu đồ cần vẽ:

Dạng 2. Dạng bài tập yêu cầu gián tiếp. Khi đó đòi hỏi người học phải căn cứ vào câu hỏi, tên và nội dung bảng chú giải để xác định loại biểu đồ phù hợp.

Như vậy, để làm bài tập về biểu đồ được tốt, HS phải làm tốt việc xác định loại biểu đồ phù hợp đối với từng dạng đã cho:

Đối với dạng 1: HS dễ dàng lựa chọn biểu đồ phù hợp theo yêu cầu trực tiếp của đề bài. Dạng này thường có ở các bài tập, bài thực hành, đề thi kiểm tra hay đề thi tốt nghiệp THCS và THPT.

Ví dụ:

Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu GDP theo ngành của Việt Nam năm 2008?

Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện so sánh dân số và diện tích của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long?

Đối với dạng 2: HS cần dựa và câu hỏi và nội dung bảng số liệu đã cho để xác định đúng và chính xác dạng biểu đồ cần vẽ sao cho phù hợp nhất với yêu cầu đề bài và nội dung bảng số liệu đã cho.

* Dựa vào câu hỏi để xác định loại biểu đồ cần vẽ

Thông thường gặp một số câu hỏi sẽ có sự lựa chọn cho dạng biểu đồ phù hợp:

Đối với các dạng câu hỏi yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện quy mô, cơ cấu và sự thay đổi quy mô cơ cấu của tổng thể trong một, hai hoặc ba mốc thời gian hoặc so sánh quy mô cơ cấu của một, hai hoặc ba đối tượng trong cùng một mốc thời gian... thì dạng biểu đồ lựa chọn phù hợp nhất là hình tròn hoặc hình vuông.

Đối với các dạng câu hỏi yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện tình hình phát triển hay so sánh giá trị của các đối tượng trong một hoặc nhiều mốc thời

gian... thì dạng biểu đồ lựa chọn phù hợp nhất là hình cột, ngoài ra có thể lựa chọn biểu đồ đường hay biểu đồ kết hợp.

Đối với các dạng câu hỏi yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng hay động thái phát triển của các đối tượng trong nhiều mốc thời gian... thì dạng biểu đồ lựa chọn phù hợp nhất là biểu đồ đường, ngoài ra trong một số trường hợp ta có thể lựa chọn biểu đồ cột hay biểu đồ kết hợp.

Đối với các dạng câu hỏi yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện mối quan hệ của các đối tượng trong nhiều mốc thời gian ... thì biểu đồ lựa chọn phù hợp nhất là biểu đồ kết hợp (Cột đường), ngoài ra ta cũng có thể lựa chọn biểu đồ hình cột hoặc biểu đồ đường...

Đối với các dạng câu hỏi yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu của tổng thể trong nhiều mốc thời gian (Từ ba mốc trở lên) ... thì biểu đồ lựa chọn phù hợp nhất là biểu đồ miền, trong trường hợp 3 mốc thời gian ta có thể lựa chọn dạng biểu đồ hình tròn.

Ví dụ:

Vẽ biểu đồ thể hiện mối quan hệ tình hình phát triển sản xuất lương

thực và dân số của Việt Nam thời bì 1980 - 2008? Khi đó biểu đồ lựa chọn

phù hợp nhất là biểu đồ kết hợp cột đường. Ngoài ra ta cũng có thể thể hiện bằng biểu đồ hai cột hoặc hai đường với hai trục tung.

Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng của một số sản phẩm công nghiệp của Việt Nam thời kì 1908 – 2008 (Than đá, dầu mỏ, sắt, điện, xi măng)? Khi đó biểu đồ lựa chọn phù hợp nhất là biểu đồ nhiều đường, năm

đầu = 100%.

* Dựa vào tên, nội dung và đơn vị tính trong bảng số liệu để lựa chọn dạng biểu đồ phù hợp

Nếu bảng số liệu thể hiện giá trị tuyệt đối hoặc tương đối về quy mô, cơ cấu và sự thay đổi quy mô cơ cấu của tổng thể trong một, hai hoặc ba mốc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thời gian hay bảng số liệu thể hiện sự so sánh về quy mô và cơ cấu của tổng thể trong một mốc thời gian của một, hai hoặc ba lãnh thổ khác nhau... thì biểu đồ lựa chọn phù hợp nhất là biểu đồ hình tròn hoặc biểu đồ hình vuông.

Nếu bảng số liệu là giá trị tuyệt đối hoặc tương đối thể hiện tình hình phát triển hay so sánh giá trị của các đối tượng trong một hoặc nhiều mốc thời gian với một hoặc hay đơn vị khác nhau... thì dạng biểu đồ lựa chọn phù hợp nhất là hình cột. Ngoài ra có thể lựa chọn biểu đồ đường hay biểu đồ kết hợp.

Nếu bảng số liệu là giá trị tuyệt đối hoặc tương đối thể hiện tốc độ tăng trưởng hay động thái phát triển của các đối tượng trong nhiều mốc thời gian với một, hai hoặc nhiều đơn vị khác nhau (đặc biệt dạng bảng số liệu thể hiện nhiều đối tượng trong nhiều mốc thời gian có nhiều đơn vị khác nhau)... thì dạng biểu đồ lựa chọn phù hợp nhất là biểu đồ đường. Ngoài ra trong một số trường hợp có ít số liệu và từ một đến hai đơn vị ta có thể lựa chọn biểu đồ cột hay biểu đồ kết hợp.

Nếu bảng số liệu là giá trị tuyệt đối hoặc tương đối thể hiện mối quan hệ của hai, ba đối tượng có từ một hoặc hai đơn vị khác nhau trong nhiều mốc thời gian ... thì biểu đồ lựa chọn phù hợp nhất là biểu đồ kết hợp (Cột đường). Ngoài ra ta cũng có thể lựa chọn biểu đồ hình cột hoặc biểu đồ đường...

Nếu bảng số liệu là giá trị tuyệt đối hoặc tương đối thể hiện cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu của tổng thể hoặc thể hiện động thái phát triển của các đối tượng có mối liên hệ mật thiết với nhau trong nhiều mốc thời gian (Từ ba mốc trở lên) ... thì biểu đồ lựa chọn phù hợp nhất là biểu đồ miền, trong trường hợp 3 mốc thời gian thể hiện cơ cấu trong tổng thể ta có thể lựa chọn dạng biểu đồ hình tròn.

Ví dụ:

Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện bảng số liệu nói trên? Mà nội dung bảng số liệu thể hiện cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu GDP theo ngành của Việt

Nam thời kì 2000 – 2008. Khi đó thì biểu đồ lựa chọn phù hợp nhất là biểu đồ

miền cơ cấu.

Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện bảng số liệu nói trên? Mà nội dung bảng số liệu thể hiện tình hình gia tăng sản lượng và giá trị ngành thuỷ sản.

Khi đó biểu đồ lựa chọn phù hợp là biểu đồ cột nhóm, đường nhóm hoặc cột đường hai trục tung.

* Ngoài ra còn căn cứ vào lời kết của câu hỏi để lựa chọn dạng biểu đồ phù hợp

Ví dụ:

Vẽ biểu đồ thích hợp nhất và nêu nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu tổng sản phẩm quốc dân theo thành phần kinh tế của Việt Nam thời kì 1995 – 2008 và giải thích nguyên nhân của sự chuyển dịch cơ cấu đó? Khi đó biểu

đồ lựa chọn phù hợp nhất là dạng hình tròn nếu là hai hay ba mốc thưòi gian hoặc là biểu đồ miền nếu từ ba mốc thời gian trở lên.

Lƣu ý

- Hệ thống biểu đồ có nhiều loại, trong mỗi loại lại có một số dạng. Các dạng biểu đồ khác nhau nhưng trong một số trường hợp lại có thể sử dụng thay thế nhau. Vì vậy muốn lựa chọn được dạng biểu đồ phù hợp nhất ta cần căn cứ kĩ vào yêu cầu câu hỏi và nội dung bảng chú giải, hiểu rõ những ưu thế, hạn chế cũng như kĩ thuật thể hiện của từng loại biểu đồ.

- Trong các trường hợp xác định dạng biểu đồ cần vẽ đối với các câu hỏi biểu đồ dạng thứ hai, ta nên căn cứ vào tổng thể các dấu hiệu từ yêu cầu câu hỏi, tên, nội dung và đơn vị tính trong bảng số liệu ... để có sự lựa chọn biểu đồ phù hợp nhất.

Bước 2: Xử lí số liệu

- Căn cứ vào yêu cầu câu hỏi, dạng biểu đồ lựa chon và số liệu đã cho trong các bảng số liệu mà ta có thể phải thực hiện tính toán sao cho phù hợp.

Đối với từng dạng biểu đồ và từng dạng câu hỏi sẽ có cách tính toán và xử lí riêng theo hệ thống các công thức trên.

- Đối với dạng biểu đồ hình tròn hoặc biểu đồ ô vuông, sau khâu xử lí số liệu ta phải thực hiện khâu tính bán kính r cho hình tròn và tính cạnh a cho hình vuông trong các trường hợp cần thiết.

Bước 3: Vẽ biểu đồ

Đối với từng dạng biểu đồ sẽ có những hướng dẫn và yêu cầu thể hiện riêng, phù hợp.

Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ

- Ghi tên cho biểu đồ: Ghi vào chính giữa khổ giấy bên trên hoặc bên dưới của biểu đồ.

- Ghi bảng chú giải cho biểu đồ:

 Đối với các biểu đồ ít đối tượng đã được thể hiện trên biểu đồ ta không cần chú giải.

 Đối với những dạng biểu đồ có nhiều đối tượng ta cần ghi rõ bảng chú giải cho biểu đồ, nên để bảng chú giải phía dưới biểu đồ.

- Ghi số liệu vào biểu đồ: Trong một số biểu đồ với ít đối tượng và số liệu đơn giản, gọn ta nên đưa vào biểu đồ. Còn trong trường hợp có nhiều đối tượng hoặc số liệu phức tạp, cồng kềnh ta không nên đưa số liệu vào biểu đồ vì khi đó sẽ làm phức tạp và giảm tính thẩm mĩ của biểu đồ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lƣu ý:

- Trong khâu xử lí số liệu cần chú ý đổi đơn vị trong những trường hợp cần đổi sao cho phù hợp với câu hỏi và thực tế. Số liệu xử lí có thể làm tròn hoặc để lẻ thập phân ở mức một hoặc hai con số theo quy tắc làm tròn toán học.

- Tên các bảng số liệu sau khi đã xử lí phải có tên phù hợp và khác với tên bảng số liệu đã cho. Để tránh nhầm lẫn, HS nên tên thống nhất cho các bảng xử lí số liệu: Bảng kết quả xử lí số liệu.

- Có tên và chú giải đúng cho biểu đồ (Đối với các dạng biểu đồ thể hiện một đối tượng đã phân biệt rõ trên biểu đồ không cần ghi chú giải).

- Vẽ đúng thứ tự các đối tượng theo bảng số liệu đã cho

- Tên biểu đồ: Biểu đồ thể hiện nội dung gì, ở đâu, thời gian nào?

- Các kí hiệu cho biểu đồ cần sáng, rõ, đơn giản, dễ thực hiện và cần vẽ cẩn thận. Thông thường khi vẽ thủ công ta nên dùng các kí hiệu như để trống, dấu trừ, dấu cộng, dấu chấm, gạch ngang, gạch dọc...

- Tuỳ từng trường hợp mà đưa số liệu vào biểu đồ hay không nhằm đảm bảo tính khoa học và thẩm mĩ cho biểu đồ.

- Khi nhận xét biểu đồ cần phải chứng minh bằng số liệu.

- Trong hệ thống các biểu đồ nêu ở dưới đây, trong trường THPT, chủ yếu sử dụng 6 loại biểu đồ chính là biểu đồ hình tròn, biểu đồ ô vuông, biểu đồ hình cột, biểu đồ đường, biểu đồ kết hợp và biểu đồ miền... Trong số đó thường sử dụng nhiều các dạng cơ bản sau như:

 Biểu đồ hình tròn: Dạng một hình tròn, dạng nhiều hình tròn, dạng từng nửa hình tròn.

 Biểu đồ hình cột: Dạng hình cột đơn, dạng hình cột nhóm, dạng hình cột chồng.

 Biểu đồ đường: Dạng một đường, dạng nhóm đường.

 Biểu đồ kết hợp: Dạng một cột một đường, dạng hai cột một đường.

 Biểu đồ miền: Dạng miền cơ cấu và miền giá trị.

Những dạng còn lại như biểu đồ hình vành khăn, biểu đồ so sánh diện tích cùng loại trồng khít lên nhau, biểu đồ ô vuông, biểu đồ thanh ngang, tháp

dân số, biểu đồ đường rơi, biểu đồ kết hợp nhiều đường nhiều cột, biểu đồ hình tam giác... hiện nay rất ít hoặc thậm chí không được đưa vào và sử dụng ở nhà trường phổ thông với mục đích cho câu hỏi, đề kiểm tra, thi tốt nghiệp hay cao đẳng - đại học... Nhưng chúng có thể được sử dụng phục vụ mục đích ôn thi HS giỏi các cấp.

Một phần của tài liệu rèn luyện kĩ năng sử dụng số liệu thống kê và biểu đồ trong dạy học địa lí 12 thpt – ban cơ bản (Trang 52 - 60)