Bổ sung một số dạng biểu đồ khác phục vụ cho rèn luyện kĩ năng

Một phần của tài liệu rèn luyện kĩ năng sử dụng số liệu thống kê và biểu đồ trong dạy học địa lí 12 thpt – ban cơ bản (Trang 101 - 144)

8. Cấu trúc của đề tài

2.3.3. Bổ sung một số dạng biểu đồ khác phục vụ cho rèn luyện kĩ năng

năng biểu đồ trong dạy học địa lí 12 THPT

Ngoài hệ thống các biểu đồ nói trên còn có một số dạng biểu đồ đặc biệt khác như biểu đồ so sánh diện tích cùng loại chồng khít lên nhau, biểu đồ đường rơi, biểu đồ hình tam giác... hiện nay rất ít hoặc thậm chí không được đưa vào và sử dụng ở nhà trường phổ thông. Nhưng chúng có thể được sử dụng phục vụ mục đích ôn thi HS giỏi các cấp.

2.3.3.1. Biểu đồ so sánh diện tích cùng loại

Thông thường là dạng biểu đồ hình tròn hoặc hình vuông chồng khít lên nhau. Dạng biểu đồ này trước đây vẫn xuất hiện trong sách GV nhưng hiện nay không được sử dụng vì cùng yêu cầu đó, ta có thể lựa chọn dạng biểu đồ hình cột thông thường để so sánh giá trị các đối tượng đã cho.

Ta vẽ như dạng biểu đồ hình tròn hay biểu đồ hình vuông thể hiện quy mô của đối tượng, trong đó các đối tượng so sánh được chồng khít lên nhau như ví dụ sau:

Ví dụ:

BIỂU ĐỒ HÌNH TRÕN VÀ HÌNH VUÔNG SO SÁNH DIỆN TÍCH CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG SO VỚI CẢ NƢỚC (%) Chú giải: Cả nước Đồng bằng sông Hồng 4.5 100 4.5 100

2.3.3.2. Biểu đồ đường rơi

Thông thường đây là dạng biểu đồ thể hiện vị trí xếp hạng và sự thay đổi vị trí xếp hạng của các đối tượng trong một số mốc thời gian đã cho.

Ta vẽ hệ toạ độ Oxy, trục tung Oy thể hiện vị trí xếp hạng, trục hoành Ox thể hiện các đối tượng. Sau đo đánh dấu vị trí xếp hạng của các đối tượng theo thời gian bằng các kí hiệu thống nhất khác nhau.

Ví dụ:

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN VỊ TRÍ CỦA MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THỜI KÌ 2004 – 2008

Chú giải:

Tiểu kết: Ở chương này, tác giả đã đề cập đến vị trí của hệ thống SLTK và biểu đồ trong SGK địa lí 12, đã đưa ra một số công thức phục vụ cho các kĩ năng đó, đã hướng dẫn rèn luyện kĩ năng sử dụng SLTK và biểu đồ của từng dạng cụ thể, đồng thời còn bổ sung một số SLTK mới và những dạng biểu đồ khó phục vụ rèn luyện nhằm nâng cao các kĩ năng trong dạy học địa lí 12. Đó là nội dung trọng tâm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của đề tài đặt ra.

Năm 2004 Năm 2006 Năm 2008

Vị trí Ngành 0 2 3 4 5 6 7 8 Thực phẩm Dệt Cao su Sản xuất ra dio, ti vi Sản xuất phương tiện vận tải Chế biến gỗ và lâm sản Khai thác đá 1 Khai thác dầu

CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM 3.1. Mục đích thực nghiệm

- Triển khai rèn luyện kĩ năng sử dụng SLTK và biểu đồ vào thực tiễn trong dạy học địa lí 12 ở trường THPT để kiểm chứng chất lượng, hiệu quả dạy và học bộ môn địa lí theo phương pháp nghiên cứu. Trên cơ sở đó có những bổ sung, điều chỉnh hợp lí và có những đề xuất để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn địa lí.

- Đánh giá về mặt tâm lí sư phạm để kiểm chứng tính khả thi của việc rèn luyện kĩ năng sử dụng SLTK và biểu đồ vào việc dạy học địa lí 12 ở trường THPT.

- Kiểm tra lại mục đích, nhiệm vụ mà đề tài đã đặt ra.

3.2. Nguyên tắc thực nghiệm

- Đảm bảo tính khoa học, khách quan theo nội dung và chương trình SGK địa lí 12 do Bộ giáo dục phát hành.

- Việc dạy học phải tôn trọng thời khoá biểu của nhà trường nơi tổ chức TN, không làm ảnh hưởng đến hoạt động dạy và học của các lớp TN cũng như các lớp học khác.

- Đảm bảo TN đúng đối tượng là HS 12 theo chương trình ban cơ bản ở trường THPT và phải được thực hiện ở một số trường khác nhau.

3.3. Cách chức tổ chức thực nghiệm

3.3.1. Chọn bài

Bài được chọn TN phải tiêu biểu, có nội dung phong phú về kĩ năng sử dụng SLTK và biểu đồ. Căn cứ vào yêu cầu đó,vào phân phối chương trình ở trường THPT và vào thời gian làm luận văn, tôi đã chọn 2 bài để tiến hành TN:

Bảng 3.1. Giáo án thực nghiệm

STT Bài Tiết theo phân phối

chương trình Tên bài

1 23 Thực hành – Phân tích sự chuyển dịch

cơ cấu ngành trồng trọt

2 31 Vấn đề phát triển thương mại, du lịch

Để làm cơ sở cho việc lựa chọn các bài làm TN, tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến của một số GV ở một số trường THPT. Thông qua việc khảo sát, kết quả thu được: 100% GV cho rằng nội dung kĩ năng sử dụng SLTK và biểu đồ trong các bài lựa chọn là phù hợp, 75% GV cho rằng kĩ năng sử dụng SLTK và biểu đồ là đầy đủ và phù hợp.

3.3.2. Chọn trường

- Trường THPT Sông Công - Thái Nguyên: Là trường của Thị xã Sông Công, cơ sở vật chất tương đối hoàn thiện, đội ngũ GV chất lượng tốt, nguồn HS chủ yếu ở thị xã nên có trình độ tư duy và nhận thức nhanh.

- Trường THPT Hiệp Hoà 3 - Bắc Giang: Là trường THPT nằm ở phía ĐN của huyện Hiệp Hoà, cơ sở hạ tầng khá đầy đủ, đội ngũ giáo viên ổn định, nguồn học sinh chủ yếu có chất lượng từ trung bình đến khá.

- Trường THPT Liễn Sơn - Vĩnh Phúc: Là trường THPT chính phía Đông Bắc huyện Lập Thạch, cơ sở hạ tầng tương đối đầy đủ và đang trong giai đoạn hoàn thiện mang tính đồng bộ, đội ngũ GV chất lượng khá tốt, HS chủ yếu là con em nông thôn nên còn những hạn chế nhất định trong công tác dạy và học của GV và HS.

- Trường THPT Nguyễn Viết Xuân - Vĩnh Phúc: Là trường của thị trấn Vĩnh Tường, cơ sở hạ tầng và đội ngũ GV khá tốt và tương đối ổn định.

Ở mỗi trường cúng tôi chọn ra hai lớp của khối 12 học theo chương trình ban cơ bản, trong đó một lớp TN và một lớp ĐC. Những lớp TN và ĐC đều có trình độ nhận thức tương đương nhau.

Ở lớp TN: GV chú trọng sử dụng, hướng dẫn các kĩ năng về SLTK và biểu đồ, đồng thời kết hợp với các phương pháp dạy học theo hướng tích cực hiện nay như thảo luận, nêu vấn đề…

Ở lớp ĐC: GV chủ yếu sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, giảng giải…Việc hướng dẫn kĩ năng sử dụng SLTK và biểu đồ chỉ mang tính minh hoạ.

- Trường THPT Sông Công - Thái Nguyên: Lớp TN: 12C1

Lớp ĐC: 12C3

- Trường THPT Hiệp Hoà 3 - Bắc Giang Lớp TN: 12A7, 12A10.

Lớp ĐC:12A8, 12A9.

- Trường THPT Liễn Sơn - Vĩnh Phúc Lớp TN: 12A4, 12A6.

Lớp ĐC: 12A3, 12A7.

- Trường THPT Nguyễn Viết Xuân - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc Lớp TN: 12B, 12C

Lớp ĐC: 12A, 12D

3.3.4. Chọn giáo viên

- GV: Đỗ Thuý Nga - THPT Sông Công - Thái Nguyên, tham gia giảng dạy bộ môn địa lí được 11 năm, là GV có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiều năm đạt danh hiệu GV dạy giỏi cấp tỉnh.

- GV: Hoàng Văn Thành - THPT Hiệp Hoà 3 - Bắc Giang, tham gia giảng dạy bộ môn địa lí được 11 năm, là GV có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiều năm đạt danh hiệu GV dạy giỏi cấp tỉnh.

- GV: Nguyễn Thị Luyến - THPT Liễn Sơn - Vĩnh Phúc, tham gia giảng dạy bộ môn địa lí được 5 năm.

- GV: Nguyễn Anh Tuấn - THPT Nguyễn Viết Xuân - Vĩnh Phúc, là GV trẻ đã tham gia giảng dạy bộ môn địa lí được 3 năm, bước đầu có một số thành tích trong công tác giảng dạy và ôn thi HS giỏi cấp tỉnh.

3.3.5. Kiểm tra, đánh giá

Sau mỗi bài dạy sẽ tiến hành kiểm tra nhận thức của HS bằng một đề tự luận chung cho cả hai lớp. Nội dung kiểm tra chủ yếu tập trung vào kĩ năng sử dụng SLTK và biểu đồ có liên quan đến các bài TN.

Yêu cầu với HS:

- Biết phân tích, khai thác kiến thức từ SLTK.

- Biết kĩ năng tính toán, nhận dạng, vẽ và nhận xét biểu đồ. - Phải nhớ được các kĩ năng bài học có liên quan.

Thang điểm đánh giá: Sử dụng thang điểm 10, lấy điểm chẵn.

3.4. Nội dung và kết qủa thực nghiệm

3.4.1. Nội dung

3.4.1.1. Các giáo án

Bài 23. Thực hành

PHÂN TÍCH SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH TRỒNG TRỌT I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức

- Giá trị sản xuất ngành trồng trọt nói chung, các ngành nhỏ trong trồng trọt nói riêng đều tăng nhanh và liên tục.

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt nói chung, các phân ngành trong trồng trọt nói riêng cao và liên tục. Trong đó cao nhất là ngành trồng cây công nghiệp, cây rau đậu. Cây lương thực, cây ăn quả và cây khác có tốc độ tăng trưởng thấp hơn.

- Cơ cấu cây công nghiệp và cây rau đậu tăng, các loại cây còn lại giảm. - Diện tích cây công nghiệp hàng năm và lâu năm đều tăng nhưng cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn. Cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng, cây hàng năm giảm.

2. Về kĩ năng

- Kĩ năng tính toán, xử lí số liệu.

- Kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng. - Kĩ năng phân tích bảng SLTK.

II. Tài liệu tham khảo, phƣơng tiện dạy học

- SGK, SGV, niên giám thống kê, sách tham khảo có liên quan đến nội dung bài học.

- Các bảng số liệu đã cho và đã tính toán. - Các biểu đồ được chuẩn bị trên khổ giấy A0. - Thước kẻ, bút màu, máy tính bỏ túi.

III. Các bƣớc lên lớp

1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ

Chứng minh những thành tựu cơ bản của ngành sản xuất lương thực ở nước ta? Dự kiến sản lượng lương thực nước ta có thể tăng hơn hiện tại hay không? Vì sao?

3. Giảng bài mới

Trong dạy học địa lí, kĩ năng làm việc với số liệu thống kê và biểu đồ giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Các con số, các hình ảnh trực quan của biểu

đồ vừa có vai trò chứng minh làm sáng tỏ kiến thức lí thuyết, vừa là nguồn để khai thác và tìm ra kiến thức mới. Bài học mới thầy sẽ hướng dẫn các em những kĩ năng cơ bản về biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng, về kĩ năng phân tích bảng số liệu thống kê, đồng thời qua phân tích biểu đồ và bảng số liệu sẽ chứng minh, củng cố kĩ hơn, đồng thời tìm ra những kiến thức mới về địa lí nông nghiệp các em đã được học qua các bài trước.

Phƣơng pháp Nội dung bài học

Nội dung cơ bản của bài học gồm 2 bài tập:

Bài tập 1: Tính tốc độ tăng trưởng, vẽ và nhận xét biểu đồ.

Bài tập 2: Phân tích tình hình phát triển diện tích và sự thay đổi cơ cấu diện tích cây công nghiệp.

Hoạt động 1. GV và HS xác định những yêu cầu của bài tập 1 - SGK trang 98.

Bảng 23.1. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt (Tỉ đồng) Năm TS CLT CRĐ CCN CĂQ CK 1990 49604.0 33289.6 3477.0 6692.3 5028.5 1116.6 1995 66183.4 42110.4 4983.6 12149.4 5577.6 1362.4 2000 90858.2 55163.1 6332.4 21782.0 6105.9 1474.8 2005 107897.6 63852.5 8928.2 25585.7 7942.7 1588.5

a. Tính tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt? (Năm 1990 = 100%).

b. Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng của các nhóm cây trồng?

c. Nhận xét về tốc độ tăng trưởng và thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất của các nhóm cây trồng?

Bài 23. Thực hành PHÂN TÍCH SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH TRỒNG TRỌT 1. Bài tập 1. Dựa vào bảng 23.1 SGK trang 98 và làm theo các yêu cầu bài tập đã cho.

Hoạt động 2. GV hướng dẫn cách tính, cách vẽ, các nhận xét. HS thực hiện theo hướng dẫn đó. a. Theo công thức tính ta có kết quả bảng xử lí số liệu như sau (%).

Năm TS CLT CRĐ CCN CĂQ CK 1990 100 100 100 100 100 100 1995 133 126 143 181 111 122 2000 183 165 182 325 121 132 2005 217 191 257 382 158 142 b. Vẽ biểu đồ

* Vẽ hệ toạ độ Oxy: Trên trục tung Oy chia đơn vị % chẵn đều nhau, lớn nhất khoảng 400%, nhỏ nhất là 100%. Trên trục Ox chia khoảng cách năm của các đối tượng theo tiến trình thời gian đã cho. * Vẽ lần lượt các điểm uốn từ trái qua phải của từng đối tượng thể hiện tốc độ tăng trưởng đã tính sau đó nối các điểm uốn cùng đối tượng. Các điểm uốn năm đầu trùng với trục tung.

* Ghi tên cho biểu đồ. * Ghi chú giải cho biểu đồ.

Cho HS lên bảng vẽ, GV nhận xét.

Chú ý:

* Độ lớn của biểu đồ nên để khoảng 1/3 khổ giấy. * Vẽ thủ công trong cùng một mốc thời gian cần vạch một đường mờ trên giấy nhằm đảm bảo các điểm uốn của các đối tượng trong cùng một mốc thời gian cùng nằm trên một đường thẳng.

* Đầy đủ tên, chú giải và danh số của biểu đồ.

a. Công thức tính

b. Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các ngành trồng trọt ở nước ta thời kì 1990 - 2005 (%).

Hình vẽ trên khổ giấy A0

TĐTT = Số liệu năm sau 34.9

Yêu cầu: Chính xác, khoa học, thẩm mĩ c. Nhận xét

* Tốc độ tăng trưởng của các đối tượng như thế nào? Cơ cấu có thay đổi hay không (Đối tượng nào tăng, đối tượng nào giảm)?

* Sự thay đổi đó phản ánh những tiến bộ trong sản xuất nông nghiệp như thế nào?

Lƣu ý: Khi nhận xét về sự thay đổi cơ cấu, cần xử lí số liệu sang giá trị tương đối, trong đó cơ cấu giá trị hai mộc thời gian 1990 và 2005 đã có ở hình 22. GV hướng dẫn để HS thực hiện ở nhà.

c. Nhận xét

* Giá trị sản xuất ngành trồng trọt nói chung và các ngành nhỏ trong trồng trọt nói riêng đều tăng nhanh và liên tục (Chứng minh bằng số liệu).

* Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt nói chung và các phân ngành trong trồng trọt nói riêng cao và liên tục (Chứng minh bằng số liệu).

* Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các phân ngành trồng trọt cao nhất là ngành trồng cây công nghiệp, cây rau đậu. Cây lương thực, cây ăn quả và cây khác có tốc độ tăng trưởng thấp hơn. (Chứng minh bằng số liệu).

* Thay đổi cơ cấu: Giảm cây lương thực, cây ăn

Bài tập 2.

Hoạt động 3. GV và HS xác định những yêu cầu của bài tập 2 - SGK trang 99.

Bảng 23.2. Diện tích gieo trồng cây công nghiệp (Nghìn ha)

Năm 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005 CHN 210 372 600 542 717 778 861 CLN 173 256 470 657 902 1451 1633

a. Phân tích xu hướng biến động diện tích gieo trồng cây công nghiệp?

b. Phân tích sự thay đổi cơ cấu diên tích cây công nghiệp? Sự thay đổi đó có liên quan như thế nào đến sự thay đổi trong phân bố sản xuất cây công nghiệp?

Hoạt động 4. GV hướng dẫn cách tính, cách vẽ, các nhận xét. HS thực hiện theo hướng dẫn đó. * Khi nhận phân tích, nhận xét bảng SLTK cần phân tích để làm rõ mối quan hệ, sự chênh lệch giữa các con số theo hàng ngang, hàng dọc hay các con số mang tính đột biến (Tăng nhanh, giảm

quả, cây khác. Tăng cây công nghiệp, cây rau đậu (Chứng minh bằng số liệu).

* Sự thay đổi đó thể hiện xu hướng nhưng chuyển dịch trong ngành trồng trọt theo hướng đa dạng hoá nông sản.

nhanh, đang tăng nhưng có thời gian giảm).

a. Diện tích các loại cây tăng hay không? Tăng bao nhiêu lần? Nhóm cây nào tăng nhanh hơn?

b. Cơ cấu nhóm cây nào tăng, nhóm cây nào

Một phần của tài liệu rèn luyện kĩ năng sử dụng số liệu thống kê và biểu đồ trong dạy học địa lí 12 thpt – ban cơ bản (Trang 101 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)