VTGMT có thể do viêm tai giữa cấp hoặc bán cấp không được điều trị đúng chuyển thành. Bệnh có thể trở thành mạn tính ngay. Mức độ độc tính của vi khuẩn, sức đề kháng của cơ thể đóng vai trò quan trọng trong thể bệnh này.
1.3.1.1. Nhiễm khuẩn.
- Nhiễm khuẩn trong VTGMT luôn là sự kết hợp của cả vi khuẩn Gram( - ) và Gram(+). Các vi khuẩn thường gặp nhất là: Pseudomonas Aeruginosa, S. Aureus, H. Influenza… Nhiễm khuẩn là một trong những điều kiện của sự tổn tại VTGMT, nhưng không phải là điều kiện duy nhất vì kháng sinh chỉ có tác dụng trong những đợt viêm cấp chứ không giải quyết triệt để loại viêm tai này.
1.3.1.2. Các nguyên nhân vùng mũi họng.
- Viêm VA và hiện tượng viêm quanh loa vòi là yếu tố quan trọng trong sự phát sinh và diễn biến của bệnh kết hợp với yếu tố nhiễm khuẩn ngược dòng.
- Bệnh lý của mũi xoang: như polyp mũi, viêm xoang cấp hoặc mạn, viêm mũi dị ứng…
1.3.1.3. VTGMT có cholesteatoma.
VTGMT thường hay đi đôi với cholesteatoma, là một dạng bệnh tích đặc biệt có tính chất ăn mòn xương rất mạnh. Cholesteatoma là một khối trắng, mềm giống như bã đậu gồm có các tế bào biểu mô lẫn với chất mỡ và cholesterin. Bên ngoài là lớp vỏ dai gồm có tổ chức biểu mô lát dính sát vào tổ chức liên kết mỏng có men cholagenase, có tính phá huỷ xương mạnh. 80% VTGMT có cholesteatome là có tổn thương xương con. Khối cholesteatoma là một khối lóng lánh như ngọc trai nên còn có tên gọi khác là u lóng lánh. Bình thường khối cholesteatome không mùi nhưng thường lẫn với mủ khi đó có mùi thối khẳn.
Cholesteatome đã được biết đến từ lâu, nhưng đến nay cơ chế bệnh sinh chưa được rõ rệt, gồm các thuyết sau:
+ Thuyết nguyên phát: chiếm 2%, cholesteatome sinh ra từ mảnh ngoại bì của bào thai còn lại, thường khu trú ở xương đá mà không có tổn thương ở xương chũm.
+ Thuyết thứ phát:
- Thuyết di cư: biểu bì của màng Seaphen đi nhập vào thượng nhĩ qua lỗ thủng.
- Thuyết dị sản: biểu mô của hòm nhĩ biến thành biểu bì của khuôn cholesteatoma.
- Thuyết xâm lấn: liên quan chặt chẽ với vòi nhĩ và áp lực âm trong hòm tai, hình thành túi co kéo do đó các tế bào biểu bì của màng nhĩ bị áp lực âm trong hòm tai hút vào phía trong túi co kéo, rồi sừng hoá hình thành cholesteatoma.