II. Tình hình nghiên cứu cá chình trên Thế giới và Việt Nam
a. Nguồn nước
Nguồn nước nuôi được sử dụng là nguồn nước được bơm trực tiếp từ hồ thủy điện Sông Hinh qua bể lọc rồi đưa vào bể chứa để xử lý bằng Chorine với nồng độ 30 ppm trước khi đưa vào hệ thống bể nuôi thí nghiệm. Các yếu tố trong nước được kiểm tra tại Trung tâm Giống và Kỹ thuật thuỷ sản Phú Yên cho kết quả:
Bảng 3.1: Kết quả phân tích hoá lý các yếu tố trong nước
Qua bảng 3.1 cho thấy: Hàm lượng của các yếu tố trong nước tương đối thích hợp cho sự phát triển của cá chình.
Nitrat (NO3-) là hợp chất khá thông dụng trong môi trường nước, là sản phẩm cuối cùng của quá trình oxy hoá amoniac. Trong nước NO3- tạo ra môi
STT Xét nghiệm hoá lý Dao động min - max GTTB ± Se P.P thử 1 Độ cứng (mg CaCO3/l) 20 ÷ 24 22 ± 0,816 EDTA 2 Hàm lượng NO2-N
trường có tính khử kìm hãm sự tạo thành của khí H2S. Trong tất cả các hợp chất nitơ dạng vô cơ, NO3- được xem là hợp chất có tính độc thấp nhất. Độc tính của nitrat đối với thuỷ động vật thường trên 1000mg/l, với mức này hầu như không bao giờ xảy ra trong nuôi trồng thuỷ sản .
Sự phân huỷ các thức ăn thừa, sản phẩm bài tiết của cá sẽ tạo ra nhiều khí độc có ảnh hưởng lớn đến cá.
Amoniac (NH3) hình thành từ quá trình phân huỷ chất hữu cơ chứa Nitơ. Amoniac tồn tại trong nước ở trạng thái cân bằng thuận nghịch giữa NH4+ và NH3 tự do. Khi nước có tính acid cao (pH<7) NH3 chuyển cân bằng sang NH4+ và như vậy ít gây độc cho cá. NH3 ở trạng thái tự do rất độc đối với cá và có mặt trong nước với nồng độ cao khi pH cao và nhiệt độ cao. Trong bể nuôi cá chình, thí nghiệm đã khống chế lượng NH3 ở mức nhỏ hơn 0,25 mg/l.
H2S là khí tan trong nước và là lớp chất có độc tính cao đối với động vật. H2S hình thành trong điều kiện yếm khí, một số loại vi khuẩn dị dưỡng có khả năng sử dụng gốc sunphat (SO42-) và các hợp chất hữu cơ có chứa lưu huỳnh để tạo thành khí H2S. Dihydro Sunphua được tồn tại trong hệ cân bằng với HS- và S2-, trong đó H2S có hại cho cá, HS- và S2- được xem là ít độc hơn. H2S tồn tại nhiều trong nước khi pH xuống dưới 6,5. Với điều kiện nuôi cá trong bể xi măng thí nghiệm đã khống chế hàm lượng H2S luôn bé hơn 0,001mg/l.
Nitrit (NO2-) là hợp chất trung gian được sinh ra do sự chuyển hoá của các thành phần giàu đạm: Nitrat hoá và khử nitrat (NO3-). Mặc dù NO2- được sinh ra từ 2 quá trình nhưng phần đóng góp chính là do quá trình oxy hoá amoniac. Vì vậy, hạn chế hàm lượng amoniac trong bể và duy trì hàm lượng oxy ở mức cần thiết cũng sẽ hạn chế được nồng độ NO2- trong bể. NO2- là gốc gây độc đối với cá vì vậy cũng như các hàm lượng gây độc trên hàm lượng NO2- luôn được duy trì bé hơn 0,025mg/l.
Trong 4 lô thí nghiệm cho cá chình sử dụng thức ăn công nghiệp (M1), (M2), (M3) và cho cá chình sử dụng thức ăn tươi (M). Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng của các yếu tố trong nước ở các lô thí nghiệm đều nằm trong khoảng chịu đựng của cá và cá phát triển bình thường. Tuy nhiên, khi phân tích các yếu
tố này thì ở lô thí nghiệm cho cá sử dụng thức ăn tươi (M) có hàm lượng NO3- thường cao hơn so với các lô thí nghiệm còn lại, biểu hiện nước nhanh đục màu và có mùi tanh nhẹ, mặt nước hay nổi váng và bọt bẩn. Với những bể này cần thường xuyên thay nước nhiều hơn so với các bể cho ăn thức ăn công nghiệp.