Thanh long

Một phần của tài liệu Rau trái trái vụ và kỹ thuật chế biến (Trang 59 - 62)

PHẦN IV KỸ THUẬT SẢN XUẤT RAU TRÁI TRÁI VỤ 4.1.Nguyên tắc sản xuất rau trái trái vụ

4.2.5. Thanh long

Cây thanh long (tên tiếng Anh là Pitahaya, hay còn gọi là Dragon fruit, thuộc họ xương rồng, có nguồn gốc ở các vùng sa mạc thuộc Mehico và Colombia. Thanh 1ong

được người Pháp đem vào trồng ở Việt Nam trên 100 năm nay, nhưng mới được đưa lên

thành hàng hóa từ thập niên 1980. Việt Nam hiện nay là nước duy nhất ở Đông Nam Á

có trồng thanh long tương đối tập trung trên qui mô thương mại với diện tích ước lượng 4.000 hecta (1998), tập trung tại Bình Thuận 2.716 hecta, phần còn lại là Long An, Tiền Giang, TP. HCM, Khánh Hòa và rải rác ở một số nơi khác. Nông dân Việt Nam với sự

cần cù sáng tạo đã đưa trái thanh long lên mặt hàng xuất khẩu làm nhiều người ngoại quốc ngạc nhiên. Hiện nay, nước ta đã xuất khẩu thanh long qua nhiều nước dưới dạng quả tươi. Riêng thịtrường Nhật do sự kiểm dịch thực vật rất khắt khe trong vài năm gần

đây đã chỉ nhập thanh long dưới dạng đông lạnh. Ở Bình Thuận nói riêng và Nam bộ nói chung mùa thanh long tự nhiên xảy ra từ tháng 4 tới vườn tháng 10, rộ nhất từ tháng 5 tới tháng 8. Vào thời điểm ấy giá rẻ , một sốnhà vườn tiến bộđã phát hiện, hoàn chỉnh dần từng bước kỹ thuật thắp đèn tạo quả trái vụ để chủ động thu hoạch, nâng cao hiệu quả

kinh tế. Vài năm gần đây Thái Lan, Taiwan và cả Trung Quốc cũng đã bắt đầu nghiên cứu trồng cây này.

Thanh long có nguồn gốc nhiệt đới, chịu hạn giỏi, nên được trồng ở những vùng nóng. Một số loài chịu được nhiệt độ từ 500C tới 550C . Nhưng nó không chịu được giá

Rau trái trái vụ Trang 60

lạnh. Chúng thích hợp khi trồng ở các nơi có cường độ ánh sáng mạnh, vì thế hễ bị che nắng thân cây sẽốm yếu và lâu cho quả. Cây mọc được trên nhiều loại đất khác nhau như

đất xám bạc màu (Bình Thuận), đất phèn (TP.HCM), đất đỏ latosol (Long Khánh)…; nó

có khả năng thích ứng với các độ chua (pH) của đất rất khác nhau. Khi trồng thanh long nên chọn các chân đất có tầng canh tác dày tối thiểu 30 - 50 cm và đểcó năng suất cao

nên tưới và giữẩm cho cây vào mùa nắng.

Sự ra hoa của thanh long:

Thanh long là cây ngày dài (trường quang kỳ). Tại Nam Bộ hoa xuất hiện sớm nhất vào trung tuần tháng 3 dương lịch và kéo dài tới khoảng tháng 10 dương lịch, rộ

nhất từ tháng 5 dương lịch tới tháng 8 dương lịch. Trung bình có từ 4 - 6 đợt ra hoa rộ

mỗi năm.

Hoa lưỡng tính, rất to, có chiều dài trung bình 25 - 35 cm, nhiều lá đài và cánh hoa

dính nhau thành ống, nhiều tiểu nhị và 1 nhụy cái dài 18 - 24 cm, đường kính 5-8 mm, nuốm nhụy cái chia làm nhiều nhánh. Hoa thường nở tập trung từ 20 - 23 giờ đêm và đồng loạt trong vườn. Từ nở đến tàn kéo dài độ 2 - 3 ngày. Thời gian từ khi xuất hiện nụ

tới hoa tàn độ 20 ngày. Các đợt nụ đầu tiên rụng từ30% đến 40%, về sau tỉ lệ này giảm dần khi gặp điều kiện ngoại cảnh thuận lợi.

Xử lý thanh long trái vụ:

Có nhiều phương pháp xử lý thanh long trái vụ. Tuy nhiên, xét về tổng quan thì có

3 phương pháp phổ biến : thắp điện vào ban đêm, biện pháp thâm canh, dung chất điều hòa sinh trưởng. Hiện nay, phương pháp thắp điện vào ban đêm đang được sử dụng phổ

biến và cho hiệu quả rất cao.

Phương pháp thắp đèn vào ban đêm:

Một đặc điểm khác biệt của thanh long so với các loại cây khác là cây chỉ ra hoa nhiều trong điều kiện ngày dài hơn đêm. Nếu thời gian chiếu sáng nhỏ hơn thời gian chiếu sáng tới hạn thì cây thanh long sẽkhông ra hoa. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này vẫn chưa có một lời giải thích chính xác nào vể cơ chếnày. Phương pháp này được tiến

hành tương đối đơn giản:

Trước khi xử lý : cần bón phân NPK với tỷ lệ 33:11:11 Kỹ thuật xử lý bằng phương pháp chiếu sáng :

Rau trái trái vụ Trang 61  Sử dụng bóng đèn tròn 75-100W

 Khoảng cách từbóng đèn đến tán cây từ 0.5 -1 m

 Thời gian chiếu sáng ban đêm từ 4-8h Tổng thời gian chiếu sáng từ 15-20 ngày

Phương pháp thâm canh:

Phương pháp này gồm 2 công việc chủ yếu : bón phân để tạo nhánh sớm và tạo tán, tỉa chồi. Tuy nhiên, phương pháp này thường không áp dụng một mình mà kết hợp với phương pháp khác.

Phương pháp dùng chất điều hòa sinh trưởng :

Thường dùng một số chất điều hòa sinh trưởng như Gibberenllen, KNO3 phối hợp với phân vi lượng và axít humic...Tuy nhiên, đối với thanh long, biện pháp này hầu như

không còn sử dụng.

Sản phẩm thanh long trái vụ:

Sản phẩm thanh long trái vụ không có sự khác biệt rõ rệt so với thanh long chính vụ. Tuy nhiên, nếu xét về độ ngọt và vị ngọt, trái thanh long trái vụ thường kém hơn so

với thanh long chính vụ.

Bảng : So sánh thanh long chính vụ và trái vụ

Thanh Long chính vụ Thanh Long trái vụ

Năng suất ( tấn/ha)

20-30 20

Khối lượng ( g ) 300-500 300-450

Màu sắc Màu đỏđậm Màu đỏ nhạt hơn

Cảm quan Vị ngọt thanh, trái đồng đều, đẹp Vị ngọt thanh, độ đồng đều

Rau trái trái vụ Trang 62

PHẦN V HƯỚNG PHÁT TRIN - MI KT LUN CHUNG 1. Hướng phát trin mi : trng rau bằng phương pháp khí canh

Một phần của tài liệu Rau trái trái vụ và kỹ thuật chế biến (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)