PHẦN IV KỸ THUẬT SẢN XUẤT RAU TRÁI TRÁI VỤ 4.1.Nguyên tắc sản xuất rau trái trái vụ
4.1.2. Sản xuất rau trái vụ
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công trong sản xuất rau trái vụ là: - Giá cả
- Các biện pháp kỹ thuật.
Một trong những vấn đề quan trọng nhất của sản xuất rau trái trái vụ là giống . Đây là một yếu tố rất quan trọng vì mỗi giống chỉ sinh trưởng tốt và cho năng suất cao
trong một số vùng nhất định. Nếu ngày trước chỉ có vùng cao ở Lâm Đồng như Đà Lạt,
Đơn Dương mới có thể cung cấp quanh năm các loại rau như cà chua, cải bông, cải bắp,
cải thảo... Ngày nay, vùng thấp như đồng bằng sông Cửu Long, TP Hồ Chí Minh, đã có thể sản xuất trái vụ các chủng loại trên. Đó là do sự trợ giúp của các giống cây trồng mới, nhưng lưu ý rằng các giống rau phù hợp cho sản xuất trái vụ ở các vùng thấp khác với
vùng cao. Ví dụ như giống cải bông trồng ở Đà Lạt cho bông to, trắng vào mùa mưa, nhưng khi trồng ở TPHCM lại chỉ cho toàn lá.
Ngay cả trong cùng giống, nhưng trồng vào vụ Đông Xuân (mùa khô) thì cho
năng suất cao, trồng vào vụ Hè Thu (mùa mưa) cây lại nhiễm bệnh, thất thu. Vì thế, cần
chọn giống trồng sao cho phù hợp với địa phương và thời vụ sản xuất hầu đạt kết quả
mong muốn. Ở các vùng có khí hậu nóng như TP. HCM, ĐBSCL, miền Đông Nam Bộ,
các giống trồng trái vụ thích hợp là các giống chịu nhiệt. Ví dụ:
- Cà chua KBT4, Ramina - Cải ngọt Tosakan
- Cải bắp Summer Autum, Summer Summit, Summit.
Bên cạnh yếu tố giống, sự thành công của mùa vụ còn được quyết định bởi các
biện pháp canh tác nhằm phát huy hiệu quả giống. Sau đây là các yêu cầu chung trong
sản xuất rau trái vụ.
Vườn ươm - Hạt giống:
Đất gieo phải sạch, tơi xốp. Vườn ươm bố trí nơi quang đãng, không bị che rợp để
cây con cứng cáp, ít sâu bệnh. Liếp ươm cần cao ráo, dễ thoát nước, bằng phẳng, để ánh
Rau trái trái vụ Trang 35
Hạt giống phải được xử lý trước khi gieo bằng cách: phơi nắng nhẹ vài giờ hoặc ngâm nước ấm (2 sôi + 3 lạnh) để kích thích sự nảy mầm. Hoặc xử lý bằng hạt Benlate,
Zineb, Ridomyl bằng cách trộn hạt với thuốc, để tạo thành một lớp áo mỏng quanh hạt. Hạt gieo ở mật độ vừa phải, tránh làm lãng phí hạt giống và cây con không mọc
chen chúc, yếu ớt. Có thể tỉa bớt cây con ở nơi dày để cấy sang nơi khác. Nếu có khả năng, nên gieo hạt vào bầu bằng nylon có đục lỗ hoặc lá dừa, lá chuối. Hoặc gieo hạt trên liếp ươm thật dày rồi nhổ cấy vào bầu khi cây có lá thật đầu tiên.
Vào mùa mưa nên làm giàn che cho liếp ươm với các vật liệu như lưới, vòng kẽm hoặc
tre, lá để che mưa cho cây con và giở ra khi trời nắng. Làm như vậy, cây con ít bệnh.
Đất trồng:
Chọn chân đất cao, thoát nước tốt.
Liếp trồng phải cao ráo, rãnh rộng để thoát nước. Đồng thời chuẩn bị mương nội đồng để dẫn nước tưới khi có hạn và thoát nước khi trời mưa.
Phân bón:
Dùng phân hữu cơ hoai mục để giảm thiểu nguồn bệnh. Bón đầy đủ, cân đối NPK.
Cần chia lượng phân bón thành 4 - 5 lần thay vì 2 - 3 lần như trong mùa nắng, để giảm
thiểu sự thất thoát do rửa trôi. Cần chú ý bón tăng cường thêm kali cho các loại rau quả như cà, ớt, cải bắp... Có thể dùng thêm các loại phân bón lá như Komix, HVP, KNO3...
phù hợp cho từng chủng loại rau.
Chăm sóc:
Tưới tiêu đúng kỹ thuật: Cần cung cấp đủ nước cho cây trồng, không để ngập úng
hoặc khô hạn, nhất là thời kỳ cây ra hoa kết trái để tránh làm ảnh hưởng đến năng suất
cây trồng.
Tỉa bớt những cành vô hiệu, lá vàng, lá bị sâu bệnh để ruộng luôn được thông
thoáng. Dùng dao kéo sắc bén khi tỉa, để vết thương không bị bầm dập, tỉa khi trời khô
ráo, sau khi tỉa có thể phun Ridomyl, Kasuran ...
Làm sạch cỏ dại để cỏ không tranh giành dinh dưỡng với cây trồng, làm mất nơi
ẩn náu của sâu bệnh.
Nếu có thể, nên phủ luống bằng rơm hoặc nhựa đen, tuy đầu tư cao lúc đầu nhưng
tiện lợi và hiệu quả như hạn chế cỏ dại, giảm sự thất thoát phân bón, ngăn đất bắn lên lá khi trời mưa, khống chế ẩm độ của đất.
Với một số loại rau như cà, ớt, bầu bí... cần làm giàn kịp thời, vững chắc để cây không đổ ngã, ruộng thông thoáng, dễ chăm sóc.
Phòng trừ sâu bệnh:
Cần lưu ý, mùa mưa ẩm độ không khí cao, là điều kiện cho nấm bệnh phát triển, vì thế, cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để sớm phát hiện sâu bệnh và phun trừ kịp
thời mới có hiệu quả. Song song với việc dùng thuốc hóa học, các biện pháp canh tác như bón phân, nước tưới, làm cỏ... được thực hiện chặt chẽ, thì việc phòng trừ sâu bệnh mới
có hiệu quả.