Sản xuất quả trái vụ:

Một phần của tài liệu Rau trái trái vụ và kỹ thuật chế biến (Trang 29 - 34)

PHẦN IV KỸ THUẬT SẢN XUẤT RAU TRÁI TRÁI VỤ 4.1.Nguyên tắc sản xuất rau trái trái vụ

4.1.1 Sản xuất quả trái vụ:

Có nhiều phương pháp để sản xuất quả trái vụ. Sau đây là quy trình sản xuất quả

trái vụđang được áp dụng phổ biến ởnước ta.

Có nhiều phương pháp điều khiển cây ra hoa : biện pháp canh tác, phương pháp sử

dụng hóa chất. Tùy thuộc vào từng loại cây, mà chúng ta chọn phương pháp cho phù hợp.

Rau trái trái vụ Trang 30

Xông khói:

Xông khói để kích thích xoài ra hoa là một kỹ thuật được Gonzales thực hiện từ năm 1923 ở Philippines. Dutcher (1972) cho rằng việc xông khói thật sự kích thích xoài

ra hoa hơn là đơn giản chỉ gây ra sự phát triển của mầm hoa đã hình thành trước đó. Tác động của biện pháp xông khói lên sự ra hoa xoài được giải thích do tác động của nhiệt

gây ra bởi việc hun khói (Gonzalez, 1923), do tác động của khí CO và CO2 cùng với

nhiệt (Galang và Agati, 1936). Tuy nhiên, biện pháp này không được áp dụng phổ biến vì tốn nhiều công lao động, phụ thuộc vào yếu tố thời tiết nhưng kết quả không đáng tin

cậy.

Cắt rễ

Tổng quan về tình hình áp dụng biện pháp cắt rễ trên ngành trồng cây ăn trái ở

một số nơi trên thế giới, Khan và cộng sự (1998) cho biết cắt rễ là một kỹ thuật có thể

làm giảm sự sinh trưởng trên cây táo (Maggs, 1964, 1965; Geisler và Ferree, 1984; Schupp và Ferree, 1990). Biện pháp cắt rễ còn được áp dụng rộng rãi trong nghề làm

vườn ở Châu Âu nhằm làm giảm kích thước tán cây và kích thích sự tượng mầm hoa và

đậu trái (River, 1866). Phương pháp này cũng được sử dụng có hiệu quả trong sản xuất

táo ở miền đông nước Mỹ trong những năm đầu thập niên 1990 (Schupp, 1992).

Việc cắt rễ đã có hiệu quả ngăn cản sự tích luỹ ở mức độ cao các chất

carbohydrate, làm giảm sự sinh trưởng của cây xoài và làm cho cây đạt năng suất cao.

Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong lá cũng được ghi nhận. Chất đạm trong trong lá tương tự nhau ở tất cả các nghiệm thức và cao hơn mức độ tiêu chuẩn, chất kali,

magnesium và Bore nằm trong mức độ tiêu chuẩn nhưng lân và canxi thì thấp hơn mức

độ tiêu chuẩn. Kulkarni (2002) cho rằng việc cắt rễ góp phần làm giảm sự trao đổi chất ức chế sự ra hoa mà chủ yếu là Gibberellin và gián tiếp làm giảm nguồn cung cấp

Cytokinin.

Hình 8 : Xới gốc bón phân cho cây bưởi trước khi xiết nước và phun Paclobutrazol kích thích bưởi ra hoa

Rau trái trái vụ Trang 31

Khấc thân hay khoanh cành:

Việc khoanh hay khấc thân (cành) gây ra sự tích luỹ những sản phẩm trao đổi chất được tạo ra trên chồi (carbohydrate, ABA và auxin) ở phần trên vết khoanh nhưng đồng

thời những chất dinh dưỡng hoặc những chất đồng hoá (Cytokinin, Gibberellin và đạm) được cung cấp bởi rễ cũng được tích luỹ ở phần dưới vết khoanh (Meilan, 1997) và những sản phẩm này có thể ảnh hưởng đến sự ra hoa (Zimmerman và cộng sự..., 1985;

Hackett, 1985). Việc khoanh thân đã làm phá vỡ tế bào mô libe nên trực tiếp ảnh hưởng

đến sự vận chuyển các sản phẩm đồng hoá (Noel, 1970; Goldschmidt và cộng sự..., 1985;

Menzel và cộng sự..., 1995).

Nhằm xác định hiệu quả của biện pháp khấc thân cây lên sự ra hoa và sự sản xuất

của giống xoài Tommy Atkins ở Brazil, José (1997) đã tiến hành khấc thân cây xoài ở giai đoạn từ 30-90 ngày trước khi phun Nitrate kali, kết quả cho thấy khấc thân 60-75

ngày trước khi phun Nitrat kali sẽ làm tăng tỉ lệ ra hoa và thu hoạch sớm hơn cây đối

chứng 23 ngày nhưng sự sinh trưởng dinh dưỡng của cây bị khấc kém hơn so với đối

chứng. Rath và Das (1979) cho biết trên giống xoài Langra ở Ấn Độ, khấc cành trong

năm nghịch (off-year) cây xoài ra hoa sau 122 ngày với tỉ lệ 42%, cao hơn so với đối

chứng (8%) nhưng thấp hơn khi khấc cành có kết hợp với phun chất ức chế tăng trưởng

Cycocel ở nồng độ 3.000 mg/L (62,3%).

Biện pháp khấc thân hay khoanh cành còn có tác dụng làm tăng sự đậu trái trên

cây có múi do đặc tính tự bất dung hợp (self-incompatibility) hoặc thiếu hạt phấn có sức

Rau trái trái vụ Trang 32

bệnh thối gốc (xì mủ) tấn công. Giải thích về các kết quả nầy, nhiều tác giả cho rằng

mạch libe không liền hoàn toàn sau khi khấc đã làm giảm từ từ khả năng vận chuyển các chất đồng hoá của cây.

Hình 9 : Kích thích xoài ra hoa bằng khấc thân

Hình 10 : Kích thích nhãn ra hoa bằng khấc thân

Bin pháp s dng hóa cht:

Sử dụng hóa chất để kích thích sự ra hoa trái vụ hiện nay được áp dụng rất phổ

Rau trái trái vụ Trang 33

Đặc tính của paclobutazol (PBZ)

 Tên hoá học của PBZ là: (2RS,3RS)-1-(4-chlorophenyl)-4,4-dimethylethyl-

2-(1H-1,2,4-triazol-l-yl) pentan-3-ol và có công thức hoá học tổng quát là C16H20ClN3O.

 PBZ là chất lưu dẫn có thể được mang lên bằng rễ, đi xuyên qua lỗ thân

hoặc cả tế bào chết. PBZ di động trong mô xylem và di chuyển lên bằng sự thoát hơi nước (Charler, 1987).

 PBZ là một chất làm chậm sự tăng trưởng (retardant) thông qua sự ức chế

quá trình sinh tổng hợp GA. PBZ có thể được hấp thu qua lá, tán cây, thân

và rễ, được di chuyển qua mô xylem đến bên dưới chồi sinh mô. Ở đó nó ngăn cản quá trình sinh tổng hợp GA và làm chậm tốc độ phân chia tế bào, làm cho thực vật trở nên già cỗi hơn làm gia tăng việc sản xuất hoa và nụ

trái.

Hình 11 : Công thức hóa học của PBZ

Phương pháp xử lý PBZ:

Hiệu quả của PBZ lên sự ra hoa xoài phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, tuổi

cây, tuổi lá, khí hậu và kỹ thuật xử lý.

Giống: hiệu quả của PBZ lên sự ra hoa còn phụ thuộc vào từng giống khác

nhau (Lyannaz, 1994; Mossak, 1996). Trên giống Nam Dok Mai xử lý PBZ

Rau trái trái vụ Trang 34

đó trên giống Harumanis (Indonesia), 3,76 g a.i./cây thì đủ liều lượng để

kích thích ra hoa (Voon và cộng sự., 1991).

Tuổi lá: ở Thái Lan, việc xử lý PBZ thường được tiến hành khi đợt đọt thứ

nhất có màu xanh sáng, 3 - 4 tháng tuổi, nếu không xử lý PBZ cây xoài sẽ ra đợt đọt thứ hai (Dokmaihom và cộng sự.,1996).

Kỹ thuật xử lý: do PBZ có thể được rễ hấp thụ và chuyển lên lá cũng như có

thể hấp thụ trực tiếp qua lá nên có thể xử lý hoá chất này bằng cách tưới vào đất hay phun lên lá.

Một phần của tài liệu Rau trái trái vụ và kỹ thuật chế biến (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)