1.2.1. Vài nét vê địa bàn nghiên cứu (Thủ đỏ Hà Nội nói chung và
Quận Thanh Xuân nói rièng)
* Tình hình kinh té, văn hoả, x ã hội của Thủ đô H à N ộ i hiện nay
Hà Nội là Thủ đô - trung tâm kinh tế, chính trị, vãn hoá của cả nước. Kê từ khi đổi mới đến nay, bộ mặt thành phố có nhiều thay đổi. Đời sống vật chất và văn hoá tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện.
Theo tổng điều tra dân số đến 1/4/1999 Hà Nội có 2.672.122 người, trong đó dân số thành thị là 1,548 triệu người (chiếm 57,58%), dân số nôno thôn là 1,140 triệu người (chiếm 42,42%); dân số nữ là 1.343.200 naười (chiếm 50,26%). Năm 1990 toàn thành phố chỉ có 220 xã/phường (128 xã, 84 phường, 08 thị trấn) với 4 quận nội thành nay đã có 9 quận, 5 huyện với 98 xã, 128 phường và 6 thị trấn. Sự tăng lên của các quận, phườna thể hiện sự tăn a lên của quá trình đô thị hoá. Cơ cấu kinh tế thủ đô có bước chuyển quan trọng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Số liệu thống kê về kinh tế cho thấy, tổng sản phẩm xã hội (GDP) trong
khoảng thời gian 10 năm từ 1990 đến 2000 tăng liên tục. GDP nãm 2000 tăng 1,6 lần so với năm 1996. Tỷ trọng các ngành được phân bố theo tỷ lệ: công nghiệp: 38,0%, dịch vụ: 58,2%, nông nghiệp: 3,8%. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15,6%/nãm. Giá trị dịch vụ tăng bình quân 13,36%/năm. Giá trị nông nghiệp tăng bình quân 14,91%, đạt 6,5 tỷ USD. Đầu tư nước ngoài của Hà Nội tuy không bằng thành phố Hồ Chí Minh và một số đặc khu kinh tế khác nhưng đã thu hút được 4,92 tỷ USD. Hiện Hà Nội có 9 khu công nghiệp cũ, đang hình thành và phát triển 5 khu công nghiệp tập trung, 2 khu côn° n°hiệp vừa và nhỏ. Sự hình thành hoạt động hiệu quả của các khu công nghiệp tạo ra hàng nghìn, hàng vạn việc làm cho người dán thành phố cũng như các tỉnh lân cận về đây làm ăn sinh sống giải quyết đáng kể tình trạng thất
nghiệp. Nỗ lực không ngừng trong phát triển kinh tế của Hà Nội góp phần nâng cao đời sống của người dân. Tỷ lệ hộ giàu ở nông thổn đạt 24%. hộ nghèo còn 3% (toàn thành phố còn 1%). Hộ nghèo nếu tính theo chuẩn i.iới, toàn Thành phố còn 3,6%). Những số liệu thống kê này cho thấy sự phát triển không ngừng của thành phô trong những năm qua.
Vê văn hoá xã hội, hiện toàn Thành phố đã phổ cập trung học cơ sở. Các phòng đọc sách cho thiêu nhi cũng ngày càng được mở rộng. Hiện có hơn 300 phòng. 100 xã, phường có trạm y tế có bác sĩ. Nếu năm 1990 Hà Nội chỉ có 167 cơ sở y tế khám chữa bệnh thì năm 1999 đã tăng lên 294 cơ sở. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ 1,46% (1995) xuống 1,09% (2000). Tuy nhiên, tỷ lệ tăng dân số cơ học lớn. Năm 1997 có 2,1% (gấp 2,6 lần so với năm 1995), nãm 1998 là 1,12%. Bình quân mỗi năm có khoảno 1,5% dân số (khoảng 36.000 người) là dân từ tỉnh ngoài vào Hà Nội. Công tác từ thiện xã hội cũne được đề cao. Hiện Hà Nội đã cho xây dựng được trên 2000 nhà tình nehĩa, phụns dưỡng 100% Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Năm 1999 được nhận danh hiệu UNESCO: Thành phố vì hoà bình. Năm 2000 tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm Thành phố 990 năm, đón nhận danh hiệu Thủ đô anh hùns. Hiện nay, thành phố đang nỗ lực chuẩn bị đón chào 1000 năm Thăng Long.
Qua 20 năm đổi mới, đời sống kinh tế - xã hội, văn hoá của người dân Thủ đô Hà Nội có nhiều biến đổi lớn rõ rệt. Trong nhiều năm liên tiếp, Hà Nội là một trong những nơi có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất của cả nước. Bộ mặt của Hà Nội ngày một to đẹp, khang trang hơn. Đời sống của cư dán Hà Nội ngàv càng được cải thiện tốt hơn cả về vật chất và tinh thần.
Với nhịp sống sôi động của kinh tế thị trường, điều kiện kinh tế của đa số cư dãn dư dật hơn trước, một bộ phận đã trở nên giàu có, người dân có khả năng để thoả mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần hơn trước. Cùng với sự cải thiện về đời sống thì tâm trạng của người dân cũng cởi mơ và phán khơi hơn. IVoười ta gắn bó hơn với công việc, nhiệt tình học tập và lao động để có sự thăng tiến trong cuộc sống. Theo điều tra của Viện Xã hội học gần đáy. có lới
72,1% nhưng người đang làm việc hài lòng với công việc của mình; 42.9% hài lòng VỚI thu nhập từ công việc của mình. Trong nhận thức, có từ 84,7% sô V kiên cho răng học cao sẽ có cuộc sống đầy đủ và 56% nhất trí rằng: muôn vào đời thuận lợi phải có trình độ từ đại học trở lên.
Tuy nhiên, qua 20 năm với việc xác lập của kinh tế thị trường, sự điéu tiết của N hà nước cũng đã xuất hiện nhiều khó khăn nan giải với hàn2 loạt các vấn đề kinh tế - xã hội được đặt ra như những thách đố mới: tinh trạng thiếu công ăn việc làm, tệ nạn tham nhũng, điển hình nhất là vụ PMU gần đây, ỏ nhiễm môi trường, ma tuý, cung cách làm ãn chụp giật, buôn lậu, trốn thuế... Vì vậy, một số dân cư bị bế tắc, thiếu niềm tin ờ cuộc sống. Đó chính là một trong những lý do con người tìm đến tôn giáo và cũng là mảnh đất phục hồi các hủ tục mê tín dị đoan. Đời sống đạo, sinh hoạt Phật 2Ĩáo của cư dân Hà Nội cũng chịu ảnh hưởng sâu sác điều kiện kinh tế - xã hội hiện đại.
* V ài n ét khái quát về quận Thanh Xuân
- Từ tháng 1 năm 1997, trên bản đồ hành chính thành phố Hà Nội xuất hiện thêm một quận mới, đó là quận Thanh Xuân, nằm ở cửa ngõ Táy Nam của thành phố. Phía Bắc giáp quận Đống Đa và Cầu Giấy, phía Đông giáp quận Hai Bà Trưng và Hoàng Mai, phía Nam siáp huyện Thanh Trì, phía Tây giáp huyện Từ Liêm và thị xã Hà Đông. Đây là quận được hình thành trong quá trình đô thị hoá và phát triển của thành phố Hà Nội. Dân số của quận chủ yếu là cán bộ công nhân viên chức, lực lượng vũ trang, sinh viên, những người lao động. Trên địa bàn quận có nhiều cơ quan, doanh nghiệp, các trường Đại học và Cao đẳng của Trung ương và Hà Nội.
- Đơn vị hành chính thuộc quận gồm 11 phường: Thanh Xuán Bắc, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân Nam, Nhân Chính, TTiượng Đình, Ha Đình, Khương Trung, Khương Mai, Khương Đình, Phương Liệt, Kim Giang.
- Diện tích tự nhiên: 913,2 ha - Số nhân khẩu:
+ T háns 1/1997: 117.863 nhân khẩu. + Đến tháng 9/2005: 204.775 nhân khẩu.
- Về kinh tế: Thanh Xuân là một quận mới, kinh tế phát triển khá nhanh. Ngay đâu thanh lập, trên địa bàn quận chỉ có 163 doanh nghiệp, đến nay có tren 2.000 doanh nghiệp ở các lĩnh vực xây dựng, công nghiệp, thương mại và dịch vụ, trong đó doanh nghiệp Nhà nước luôn giữ vai trò chủ đạo. Các doanh nghiệp liên tục phát triển, tăng cường đổi mới. Công nghiệp, đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá sản xuất, đổi mới phương thức quản lý nham ôn đinh san xuất, tạo được thế cạnh tranh trên thị trường trong và ngoai nước. Thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước. Qua đó thu hút được nhiều lao động, thu nhập của người lao động được đảm bảo và ngày một nâng cao.
Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã phát triển với nhiều loại hình: hợp tác xã dịch vụ, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Côn2 ty cổ phần... đã tạo được nhiều việc làm cho người lao động. Các hộ kinh doanh cá thể tăng nhanh, đến nay có trên 4.658 hộ dân kinh doanh thương mại, dịch vụ.
Giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng trong 5 năm qua, tăng bình quân hàng năm 21,53%, giá trị thương mại dịch vụ là 9,86%. Cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng: công nghiệp - dịch vụ - nôns nghiệp, trong đó công nghiệp chiếm tỷ trọng bình quân 75%, thương mại dịch vụ 24,97%. Mọi thành phần kinh tế được tạo điều kiện và liên tục tăng trưởng.
- Về văn hoá, xã hội: Quận đặc biệt quan tám đến vấn để giáo dục, đầu tư
cơ sở vật chất, cải tạo, xây dựng mới 3 trường học, đầu tư trang thiết bị phục
vụ nâng cao chất lượng dạy và học ở 3 bậc học. Hiện nay trường Mầm non Sơn Ca đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Quận đang tập trung xây dựng, hoàn thiện để sắp tới đề nghị công nhận các trường THCS Kim Giang, tiểu học và THCS Phan Đình Giót đạt chuẩn quốc gia.
Q uận đã thực hiện tốt kế hoạch chăm sóc, bảo vệ sức khoè ban dầu cho nhân dân công tác phòng chống dịch bệnh, tuyên truyền, giữ gìn vệ sinh mồi trườn" được thực hiện tốt. Quận đã triển khai có hiệu qua các chương trinh \ tế quốc eia, đã khám, cấp thuốc miễn phí. khám và chữa bệnh cho các đôi
tượng chính sách là thương binh, gia đình liệt sỹ, bà mẹ Việt Nam Anh hùng với 13.995 lượt người.
Cong tac dân sô - gia đình - trẻ em luôn được sự quan tâm của các cáp. Chương trinh hanh động vì trẻ em mang tính xã hội hoá ngày càng cao. trờ thanh trach nhiệm cua toàn Đảng, toàn dân; 100% trẻ em có hoàn cảnh khó khan được tặng quà, trợ cấp nhân các dịp lễ, Tết. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm từ 14,47% (năm 2001) xuống còn 11,98% (nãm 2005).
Tóm lại, từ khi thành lập quận cho đẽn nay, tinh hình kinh tế, văn hoá, xã hội cua quận có nhiều điểm tiến bộ. Đời Sốn2 vật chất, tinh thần của nhân dãn không ngừng được cải thiện. Phong trào xây dựng môi trường văn hoá trong sạch, lành mạnh được chú trọng, xây dựns n2UỜí Hà Nội văn minh, thanh lịch, hiện đại, tiến tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
1.2.2. Sinh hoạt Phật giáo của người dân Hà Nội nói chung và quận
Thanh Xuân nói riêng
Có thể thấv rằna. hiện nay. đạo Phật với đặc điểm coi chữ TÂM làm gỏc vẫn đang tiếp tục ảnh hưởng sâu rộng đến con người Việt Nam nói chuna và Hà Nội nói riêng.
Theo thống kê của Ưỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cả nước có 13.923 ngôi chùa. Số tỉnh và thành phô' có nhiều chùa cao nhất tập trung ở phía Bắc (khu vực đồng bằng sông Hồng) xung quanh Hà Nội, thành phố Hồ Chí M inh, Huế, vùng Khơ-me. Riêng ở Hà Nội có 586 ngôi chùa, Hà Nội hiện có 674 nhà tu hành. Hàng giáo phẩm có 28 vị, trong đó có 3 hoà thượng, 16 thượng toạ, 1 ni trưởng, 10 ni sư, còn lại là hàng đại chúng.
Trong các chức sắc Phật giáo của Hà Nội hiện nay, có 116 vị tham gia cônơ tác chính quyền, mặt trận, đoàn thể từ trung ương tới cơ sở.
Đánh giá tình hình phát triển sau những năm đổi mới, giáo sư Đặng Nghiêm Vạn cho rằng vai trò của đạo Phật có phần tăng lẽn là do: "1- Chính sách tôn giáo n sày càna cụ thể và có phần khích lệ những điéu tỏt đẹp cỏ trona tôn giáo, vì nhận thức được tôn giáo còn là một nhu cầu; 2- Đạo tổ tién
có phong trào đưa bát hương lên chùa, hoá thân hoàn vũ; 3- Phổ biến hiện tượng trong các chùa có những hoạt động tôn giáo khác nhất là thờ mẫu; 4- Cac ba trung niên, lão niên, các cán bộ về hưu "già vui cảnh chùa", đặc biệt là họi cac ba quy y tham gia công tác từ thiện và chăm lo việc đau ôm, tang tế cho nhưng người trong chòm xóm; 5- Đặc biệt với xu thế thế tục hoá hướng vào việc phục vụ đời, nhập thê làm không khí đời sống tôn giáo sôi động" [71, 276].
Có thê nói răng, hiện nay ở nước ta vẫn còn các điều kiện về kinh tế - xã hội, vê nhận thức, về tâm lý... cho Phật siáo còn tồn tại. Sự hẫng hụt niềm tin trong cuộc sống khiến con người viện đến tôn giáo. Kinh tế thị trường làm ăn, buôn bán còn nhiều may rủi. Trong cuộc sống con người có khi còn gặp nhiều bất trắc, con người chưa hoàn toàn chế n2ự được tự nhiên cũng như xã hội, cũng chưa hoàn toàn quyết định được vận mệnh của mình. Có người cho rằng: khi nào mà con người "mưu sự tại nhân, thành sự cũng tại nhân", thì lúc đó tôn giáo sẽ mất chỗ đứng. Có thể thấy rằn", trong giai đoạn hiện nay tôn giáo vẫn đang cần cho con người với chức năns "đền bù hư ảo" nhữns thiếu hụt của con người trong hiện thực.
Trong bối cảnh chung đó, từ khi đổi mới, người dán Hà Nội đến chùa lỗ bái nhiều hơn, sinh hoạt tôn giáo của nsười dãn diễn ra có phần sôi động. Tại Hà Nội, vào ngày rằm, mồng một, tại các ngôi chùa nổi tiếng như chùa Hà, chùa Quán Sứ, chùa Phúc Khánh, số người đi lễ thật là đông đúc. Qua quan sát thấy số người đi lễ thuộc đông đủ mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, không chỉ có các cụ già mà còn có đông đảo những thanh thiếu niên, sinh viên, trí thức, côn® nhân viên chức, v ề đồ lễ cũng thật phong phú. Đa số nhũng người đến chùa mang hương hoa, quả, vàng mã, có người mang theo cả lễ mặn đặt ờ ban Đức Ônơ (ví dụ ở chùa Phúc Khánh).
* Tình hình sinh h oại Phật giáo trên địa bàn quận T hanh Xuân hiện nay
Trên địa bàn quận Thanh Xuãn có 7 ngôi chùa: chùa Linh Quang, chùa Tam Huyền chùa Giúp Nhất, chùa Quan Nhân, chua Bo Đc, chua Khương Jruncr chùa Khương Hạ; có 10 tăng và ni. Trong những năm gần đáy. tại các
tinh hình sinh hoạt Phật giáo ổn định, không có nhữnơ vụ việc phức tạp xảy ra trên địa bàn. Các hoạt động Phật giáo thực hiện đúng quy định của pháp luật. Công tác tu bô tôn tạo cơ sở thờ tự thực hiện theo đúnơ qui định. Các hoạt đọng lê hội được tô chức theo đúng quy chế lễ hội, đảm bảo an toàn, an ninh trật tự.
Quận thường xuyên kiêm tra hướng dẫn sinh hoạt Phật giáo tại các chùa vao dịp Tét Nguyên đán, răm tháng giêng, rằm tháng 1... Vào nhữne nsàv lẻ lớn: lê Phật Đản, Ban đại diện Phật giáo quận đứng ra tổ chức, hỗ trợ kinh phí cho các chùa. Chùa Quan Nhân phường Nhân Chính, chùa Bồ Đề, chùa Linh quang... là những chùa lớn, vào ngày rằm, mồng một, naười đi lễ khá đỏns. Một điều đáng chú ý là trên địa bàn quận hiện nay tồn tại khá nhiều Hội quy và Đạo tràng. Các tổ chức này thuờng được thành lập trẽn cơ sở tự nauyẹn cua các tín đồ dưới sự hướng dẫn của một vị sư nào đó, thưòna là những vị sư có uy tín, có đạo đức, có trình độ Phật pháp cao được các tín đồ tôn trọne và tin cậy. Ví dụ, tại phường Thanh Xuân Bắc có Đạo tràng Chánh Niệm dưực lập ra dưới sự bảo trợ của vị sư trụ trì của Đình Quán (trên địa bàn Cầu Diễn). Như vậy, sinh hoạt Phật giáo của cư dân tronơ quận khôn2 nhất định diễn ra ở các chùa tại địa bàn quận mà thườnơ là tại ngôi chùa nào đó do các tín đồ lựa chọn.
Những người sinh hoạt trong các Đạo tràng, Hội quy này là những tín đổ thực sự đã quy y và nhận được tờ độ điệp quy y sau một nghi lễ tại chùa. Hội quy là mượn từ quy y, nhung khôns phải quy y nghĩa là phải thực hiện tam quy để trở thành Sa di, Tỳ kheo. Họ chính là những cư sĩ tại gia, thường có bàn thờ Phật trong nhà, đọc kinh sách, giữ ngũ giới đầy đủ (riêng giới không sát sinh họ thường ăn chay vào một số ngày nhất định và không tự giêt thịt các con vật mà thường mua đồ ăn chế biên sẵn).
Trên địa bàn quận Thanh Xuân, khi đi vào nghiên cứu. tim hiếu kỹ. chúnơ tôi thấy sinh hoạt Phật giáo có đặc điém sau đây: