a. Nguồn nhân lực: Quy trình công nghệ của CTCP chế biến thực phẩm Minh Phát giống như nhiều doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo khác, đó là sản xuất theo quy trình sản xuất giản đơn. Công ty có nhiều phân xưởng, mỗi phân xưởng có một quy trình sản xuất riêng biệt và cho ra những sản phẩm khác nhau, trên cùng một dây chuyền công nghệ có thể sản xuất nhiều loại sản phẩm thuộc cùng một dây chuyền công nghệ có thể sản xuất nhiều loại sản phẩm thuộc cùng một chủng loại như: cùng một dây chuyền sản xuất bánh quy nhưng có thể sản xuất ra nhiều loại bánh khác nhau mà chỉ cần thành phần tỷ lệ các nguyên liệu, hương vị và khuôn tạo hình bánh khác nhau thì sẽ cho ra các loại bánh có hương vị và mẫu mã khác nhau. Trong từng phân xưởng, việc sản xuất được tổ chức khép kín, riêng biệt và sản xuất là sản xuất hàng loạt, chu kì sản xuất rất ngắn, hầu như không có sản phẩm dở dang, sản lượng ổn định. Sản phẩm của phân xưởng sản xuất hoàn thành, bộ phận KCS sẽ kiểm tra để xác nhận chất lượng của sản phẩm. sau đó sẽ được phân phối đến các cửa hàng của nhà bán buôn là khách hàng của công ty
Bảng 2.3: cơ cấu nguồn nhân lực của công ty
(Đơn vị: người) Chỉ tiêu Số người Tỷ trọng (%) Số lao động bình quân 120 100 Lao động trực tiếp 87 72.5
Lao động gián tiếp 33 27.5
Trình độ
Đại học 5 4
Cao đẳng 8 6,7
Trung cấp 4 3,3
Phổ thông 103 86
(nguồn: phòng tài chính kế toán)
Nhận xét: Lao động gián tiếp:là những lao động có trình độ đại học, cao đẳng
chuyên ngành kế toán, quản trị kinh doanh…
Lao động trực tiếp: gồm Tỷ lệ lao động nữ chiếm khoảng 70%. Tỷ lệ này tương đối là cao nhưng phù hợp với công việc sản xuất bánh kẹo ở các khâu bao gói thủ công, vì công nhân nữ thường có tính bền bỉ, chịu khó và khéo tay. Tuy nhiên công
nhân nữ nhiều cũng có mặt hạn chế do ảnh hưởng về nghỉ chế độ thai sản, nuôi con ốm … làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Mặt khác, Công ty phải tuyển thêm lao động thời vụ. Số lao động hợp đồng này có tay nghề không cao, không đủ để đảm bảo sản xuất, do đó làm ảnh hưởng xấu tới chất lượng sản phẩm. Đây là điểm yếu trong lực lượng lao động của Công ty. Tuy nhiên biện pháp này cũng góp phần tiết kiệm chi phí nhân công khi sản phẩm tiêu thụ chậm.
Về chất lượng lao động, cán bộ quản lý, cán bộ kĩ thuật đều có trình độ đại học, cao đẳng. Lực lượng công nhân có bậc thợ trung bình là 4/7. Công ty không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ kĩ thuật của mình bằng cách trích một khoản tiền của công ty để theo học các khóa học đào tạo về trình độ pha chế thực phẩm để công ty không ngừng có những sãn phẩm mới với màu sắc, hương vị đặc biệt cho sản phẩm của công ty mình.
b. Nguồn lực tài chính:
Bảng 2.4: Cơ cấu vốn và tài sản của công ty
(Đơn vị tính: %) Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 1: Cơ cấu tài sản TSCĐ/ Tổng TS 33,8 34,12 33,61 TSLĐ/ Tổng TS 66,13 65,88 66,39 2: Cơ cấu nguồn vốn VV/ Tổng NV 48,08 53,53 46,66 NVCSH/ Tổng NV 51,92 44,47 53,54
(Nguồn: phòng tài chính – kế toán)
Nhận xét: Qua bảng cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp như trên cho thấy
tổng mức tổng tài sản từ năm 2010 đến năm 2012 đều tăng lên qua từng năm trong đó thì tỉ lệ giữa tài sản cố định và tài sản lưu đông năm 2010 là 33,87% và 66,13%, của năm 2011 là 34,12% và 65,88% của năm 2012 là 33,61% và 66,39%. Qua những chỉ tiêu kinh tế phản ánh đều tăng dần lên qua qua các năm cho thấy là mặc dù đứng trước nền kinh tế đầy biến động trong những năm gần đây nhưng những chính sách và kế hoạch của việc sản xuất và kinh doanh của công ty là đúng đắn. Mặc dù tổng nguồn vốn đều tăng dần lên qua các năm từ năm 2010 đến năm2012 nhưng tỉ lệ giữa vốn chủ sở hữu với vốn vay lại biến động cụ thể là năm 2010 VCSH là 51,92% - vốn vay là 48,08%, năm 2011 VCSH là 44,47% - vốn vay là 53,53%, năm 2012 VCSH là 53,34%
- vốn vay là 46,66%. Các chỉ tiêu kinh tế biến động như trên là do năm 2011 công ty phả đi vay ngân hàng để đầu tư vào những máy móc thiết bị, mẫu mã bao bì để phục vụ cho việc sản xuất và kinh doanh của công ty đạt hiêu quả hơn và những sản phẩm của công ty không bị lạc hâu trước thị trường không ngừng phát triển như hiện nay.
2.2.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Chế Biến Thực Phẩm Minh Phát
Với sự nỗ lực của ban giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty trong thời kỳ nền kinh tế bất ổn như hiện này nhưng công ty cũng đã có những kết quả, trong hoạt động sản xuất và kinh doanh. Và được phản ánh qua các chỉ tiêu ở bảng dưới đây:
Bảng 2.5: kết quả kinh doanh trong 3 năm gần nhất
(Đơn vị: Đồng)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Doanh thu 14.056.749.550 15.139.331.556 16.580.098.338
Các khoản giảm trừ doanh thu 49.613.296 56.660.937 69.905.354
Doanh thu thuần 14.007.136.260.623 15.082.661.620 16.510.192.983
Giá vốn hàng bán 12.350.761.122 12.884.485.927 13.546.263.475
Lợi nhuận gộp 1.656.375.710 2.198.175.740 2.963.929.555
(nguồn: phòng tài chính – kế toán)
Nhận xét: qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm gần
đây nhất ta thấy doanh thu và lợi nhuận gộp đều tăng lên qua các năm. Nhưng tỉ lệ tăng của lợi nhuận gộp của năm 2010 – 2011 thấp hơn của năm 2011 – 2012 và sự tăng lên đó là kết quả của việc công ty đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng để đầu tư vào máy móc thiết bị phục vu cho việc sản xuất và kinh doanh của công ty mình.
2.2.3.2. Phân tích thực trạng các yếu tố cấu thành khả năng cạnh tranh của công ty
a. Giá cả: công ty đã có những chính sách giá linh hoạt phù hợp với từng sản phẩm, đối tượng khách hàng của mình.
Bảng 2.6: So sánh giá một số mặt hàng tại Công Ty Minh Phát với một số công ty đối thủ cạnh tranh
(Đơn vị tính: đồng)
STT Tên sản phẩm Đối thủ cạnh tranh Giá bán của Minh Phát
Tên công ty Giá bán 1 Bánh kem xốp
2 Bánh kem xốp phủ socolate 150g
Thực Phẩm Vàng 4.300 4.500
3 Kẹo sữa mềm Hobico 2.500 2.300
4 Bánh quy hành Dương Gia Long 1.5000 1.4500
5 Kẹo cứng trái cây 150g
Việt Thái 3.600 4.000
6 Kẹo mềm trái cây
250g Thực Phẩm Vàng 6.500 6.000
7 Bánh cracker 250g Việt Thái 8.000 7.000
8 Bánh zella 350g Minh Hoàng Gia 14.500 14.000
9 Kẹo dẻo trái cây
220g Việt Thái 13.000 13.500
(Nguồn: phòng kê toán – tài chính)
Nhận xét: từ bảng số liệu trên cho thấy giá các sản phẩm bánh quy của công ty
luôn thấp hơn so với các công ty đối thủ cạnh tranh của mình điều đó cũng phần nào cho chúng ta thấy được là công ty Minh Phát mạnh hơn những công ty khác trong lĩnh vực sản xuất bánh vì trong năm 2011 công ty đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng để đầu tư một dây chuyền sản xuất bánh hiện đại chính điều này làm cho công ty có lợi thế cạnh tranh về giá mà chất lượng sản phẩm không bị giảm sút, nhưng trong lĩnh vực sản xuất kẹo thì giá bán của công ty vẫn cao hơn một chút so với các công ty đối thủ của mình.
b. Chất lượng sản phẩm: chất lượng sản phẩm của công ty được đánh giá là khá cao với các nguyên liệu được nhập khẩu với chất lượng cao và công nghệ hiện đại tiên tiến cùng đôi ngũ nhân viên lành nghề đã tạo nên những sản phẩm với chất lượng cao cho công ty và có uy tín trên thị trường. Trong từng khâu của quá trình sản xuất đều có sự giám sát chặt chẽ của đội ngũ kỹ thuật, tất cả các sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng đều được bộ phận KCS kiểm tra cẩn thận. Công ty nhận thấy thế mạnh của mình là sản xuất các loại bánh quy vì vậy công ty không ngừng nghiên cứu và sản xuất để có những loại bánh với hương vị mới lạ có chất lượng mà giá cả lại thấp hơn so với các sản phẩm cùng chủng loại với các đối thủ của công ty. Nhờ vậy mà khách hàng của công ty rất hài lòng với chất lượng sản phẩm mà công ty cung cấp mà không hề có ý kiến nào phàn nàn về sản phẩm kém chất lượng.
c, Hệ thống phân phối: công ty đã tiến hành các hoạt động phân phối nhằm đưa các sản phẩm của mình tới tay khách hàng, để làm được điều này công ty đã lựa chon cho minh nhưng nhà bán buôn ở các khu vực khác nhau để hợp tác làm ăn và cung cấp cho họ với giá rẻ hơn giá thị trường để họ thực hiện việc phân phối lại tới tay
khách hàng. Hệ thống phân phối của chính của công ty đa phần là ở các tỉnh thành như: Nam Định, Hải Phòng, Thái Nguyên, Sơn La…
Quá trình phân phối sản phẩm đến với khách hàng bắt đầu từ khi khách hàng đưa đơn đặt hàng cho bộ phận bán hàng của công ty. Việc đặt hàng cảu khách có thể qua fax, điện thoại hoặc trực tiếp đến đặt hàng, các đơn dặt hàng này sẽ được các nhân viên phòng kinh doanh sử lý, nếu kiểm tra trên hệ thống mà lượng hàng đủ với nhu cầu của khách thì sẽ báo cho khách hàng để thỏa thuận những điều khoản và nếu khách hàng đồng ý thì sẽ chuyển cho bộ phận kế toán làm phiếu suất kho và yêu cầu nhân viên giao hàng giao đến đúng nơi thỏa thuận với khách hàng theo đúng quy cách, chủng loại và đúng thời gian yêu cầu.
d, Các công cụ khác: để tăng khả năng cạnh tranh cho công ty đã tạo cho khách hàng sự tin tưởng thông qua việc cho phép trả lại hàng khi không bán hết hàng nhưng với điều kiện là hàng không được để lâu dẫn đến việc hét thời hạn sử dụng, thông qua việc vận chuyển và bốc xếp hàng hóa.
2.2.3.3. Đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty: trong thời gian thực tập ở công ty thì em nhận thấy công ty đã rất cố gắng để nâng cao khả năng của mình như trong chính sách đãi ngộ của công ty đối với các nhân viên trong phòng kinh doanh như: đã có những chính sách thưởng, triết khấu, thưởng theo doanh số điều này kích thích được các nhân viên hăng hái hơn khi tìm kiếm những khách hàng mới và tiềm năng… với những khách hàng của công ty thì công ty đã khuyến khích khách hàng đến tạn nơi nhận hàng và có những chính sách giá hợp lý và ưu đãi cho họ và cũng có những chính sách ưu đãi cho những khách hàng thanh toán trước và ngay khi nhận hàng.
Nhưng bên cạnh đấy thì công ty vẫn không thể không tránh khỏi được những thiếu sót đó là về sự phân bố sản phẩm của công ty trên thị trường hiện nay vẫn chưa được hợp lý vì có khu vực thì xuất hiện đến 3 nhà bán buôn mà có khu vực thì không có sự suất hiện của nhà bán buôn nào. Điều này khiến cho sản phẩm của công ty không được phân bố đồng đều trên thị trường dẫn đến tình trạng có khu vực thì sự xuất hiện của sản phẩm là quá nhiều mà có khu vực thì không có khiến cho khách hàng nếu muốn mua sản phẩm của công ty thì lại phải mất thêm thời gian và chi phí để mua sản phẩm của công ty.