Khi thiết kế một mạng truy nhập băng rộng không dây ta phải lựa chọn băng tần hoạt động cho mạng trong số các băng tần đƣợc phép sử dụng. Các tiêu chí để lựa chọn băng tần hoạt động bao gồm:
Dải tần cấp phép
Dung lƣợng tập trung phụ thuộc vào vùng dịch vụ
Mật độ thuê bao trong vùng dịch vụ, địa hình của vùng dịch vụ Mức độ nhiễu trong các băng tần không cần cấp phép
Vấn đề suy hao đƣờng truyền vô tuyến trong băng tần đó. Giá thành thiết bị hoạt động trong băng tần đó
Lựa chọn sử dụng băng tần cấp phép hay không cấp phép đòi hỏi phải có một sự tính toán rất kỹ lƣỡng. Trong mỗi khu vực địa lý mỗi nhà cung cấp dịch vụ đƣợc cấp phép duy nhất quyền sử dụng một số dải tần trong các băng tần này, do đó các băng tần đƣợc cấp phép có khả năng bảo vệ hệ thống WiMax khỏi sự can nhiễu các hệ thống khác. Trong các băng tần không cấp phép mức can nhiễu là không thể dự đoán cũng nhƣ kiểm soát đƣợc. Vùng phủ sóng và mức năng lƣợng phát xạ của mỗi BS đƣợc kiểm soát, tính toán chặt chẽ, chính xác. Hình 3.1 là sự lựa chọn băng tần triển khai WiMax ở một số khu vực trên thế giới.
Tại Việt nam, băng tần 3.3GHz được lựa chọn cho hệ thống Fixed WiMax (theo chuẩn IEEE 802.16d - 2004) và băng tần 2,3 GHz (hoặc 2,5 GHz) được lựa chọn cho hệ thống Mobile WiMax (theo chuẩn 802.16e - 2005). Sự lựa chọn trên dựa theo các tiêu chí:
Đây là băng tần cấp phép nên có thể kiểm soát can nhiễu.
Trong bảng trên ta thấy đây là băng tần cho phép năng lƣợng truyền lớn. Những tần số thuộc băng tần này bé nên có thể thoả mãn yêu cầu NLOS. Tốc độ dữ liệu cao khoảng 15Mbps cho mỗi sector.