Đối với ngƣời thiết kế hệ thống, các đặc tính quan trọng nhất của anten là mô hình phát xạ (radiation pattern), đặc tính định hƣớng (directivity), hệ số tăng ích (gain), dải thông (bandwidth) và độ phân cực (polarization).
Đặc tính định hƣớng của anten đƣợc sử dụng để xác định khả năng tập trung năng lƣợng của anten vào một hƣớng cụ thể khi truyền và loại bỏ năng lƣợng không mong muốn đến từ các hƣớng khác khi nhận. Hệ số định hƣớng của anten là một hƣ số biểu thị mật độ công suất bức xạ của anten ở hƣớng và khoảng cách đã cho, lớn
hơn bao nhiêu lần mật độ công suất bức xạ cũng ở khoảng cách nhƣ trên khi giả thiết anten bức xạ vô hƣớng, với điều kiện công suất bức xạ giống nhau trong hai trƣờng hợp.
Hình 3.23: Hình dạng của chùm sóng (Beam Shaping)
Hệ số tăng ích là đặc tính thƣờng đƣợc sử dụng nhất của anten. Tăng ích thu và phát của anten là khả năng đƣa năng lƣợng cao tần (RF) theo một hƣớng xác định , hoặc thu năng lƣợng từ một hƣớng xác định. Tăng ích của anten là độ chênh lệch mật độ công suất ở điểm trƣờng xa giữa anten đang xét và mật độ công suất cũng tại điểm đó nhƣng đã đƣợc thay thế bằng một anten bức xạ đồng đều theo mọi hƣớng. Tăng ích của anten phụ thuộc chủ yếu vào tần số làm việc và bán kính của nó. Thông thƣờng ngƣời ta chỉ đƣa ra hệ số tăng ích cực đại của anten đƣợc đƣa ra và đƣợc biểu diễn bằng dBi. Độ rộng chùm tia (Beamwidth) của một anten là góc mà cƣờng độ năng lƣợng phát xạ giảm xuống bằng một nửa giá trị cực đại.
Hƣớng của trƣờng điện từ đƣợc định nghĩa là độ phân cực của sóng điện từ. Sóng điện từ có thể có phân cực thẳng (dọc hoặc ngang), phân cực tròn hoặc phân cực elip, mỗi loại phân cực có các đặc tính phản xạ khác nhau. Đối với các hệ thống truyền trong tầm nhìn thẳng, sự phân cực cho phép nhân đôi công suất của hệ thống mà không cần thêm dải thông hay điều chế năng suất cao (Efficient Modulation.)