NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

Một phần của tài liệu báo cáo phát triển ngành lâm nghiệp năm 2013 (Trang 36)

3.1 Tồn tại hạn chế

Bên cạnh những thành tựu nổi bật đạt được, hoạt động của ngành Lâm nghiệp trong năm 2013 còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế sau:

- Công tác bảo vệ rừng tuy đã có nhiều chuyển biến nhưng vẫn còn diễn ra phức tạp ở một số điểm nóng. Một số địa phương vẫn để tình trạng mất rừng do phá rừng, khai thác gỗ và chuyển đổi mục đích sử dụng rừng. Rừng bị phá trái phép diễn ra tập trung ở khu vực rừng các dự án được phép chuyển đổi mục đích sử dụng rừng hoặc cải tạo rừng và diện tích chuyển giao từ các lâm trường quốc doanh cho địa phương quản lý.

- Tình trạng vận chuyển lâm sản, động vật hoang dã trái phép chưa được ngăn chặn triệt để, đặc biệt là ở các vùng giáp ranh, biên giới.

- Việc xử lý, giải quyết các vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển còn chậm. Số vụ vi phạm phải xử lý hình sự đưa ra xét xử còn thấp, chỉ mới xét xử được 34/250 vụ (chiếm 14% tổng số vụ vi phạm).

- Kết quả trồng rừng chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra (mới đạt 88%), nhất là trồng rừng phòng hộ, đặc dụng, đặc biệt, ở một số vùng trọng điểm về lâm nghiệp như: Tây Nguyên đạt 55% kế hoạch; Tây Bắc đạt 24% kế hoạch.

Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2013 37 | P a g e - Chất lượng rừng chưa được cải thiện rõ nét, mặc dù đã đưa được nhiều giống mới vào sản xuất nhưng chất lượng rừng trồng vẫn chưa có sự đột phá, hiệu quả trồng rừng chưa cao.

- Ngành công nghiệp chế biến lâm sản tuy phát triển nhanh, kim ngạch xuất khẩu cao, giá xuất khẩu cũng tăng nhưng do giá đầu vào nguyên liệu cũng cao và phụ thuộc vào nhập khẩu nên lợi nhuận thấp. Công nghiệp chế biến chưa có tính liên kết và phân công sản xuất tốt, chưa xây dựng được thương hiệu trên thị trường thế giới, chưa có chuyển biến trong cơ cấu sử dụng, chế biến, xuất khẩu sản phẩm gỗ rừng trồng, chế biến sâu vẫn còn hạn chế, chủ yếu là chế biến thô, hiệu quả sử dụng lâm sản thấp, thiếu vốn đầu tư cho phát triển và hiện đại hoá công nghệ.

- Chưa có chuyển biến rõ nét về sử dụng rừng và chế biến lâm sản theo hướng sử dụng nguyên liệu chế biến trong nước, chưa thực sự khai thác hết giá trị lâm sản nội địa. Đặc biệt, lâm sản ngoài gỗ chưa được phát huy hết tiềm năng và giá trị.

- Tái cơ cấu ngành đã bắt đầu triển khai còn chưa chuyển biến rõ nét trên thực tiễn. Hệ thống các công ty lâm nghiệp còn rất khó khăn, các ban quản lý rừng phòng hộ cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu.

3.2 Nguyên nhân

3.2.1 Nguyên nhân khách quan

Sức ép của người dân, của xã hội vào rừng vẫn tăng, đặc biệt là vùng Tây Nguyên, nhu cầu sử dụng đất để canh tác, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng vẫn còn rất lớn, điều đó đã ảnh hưởng đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Nhu cầu sử dụng lâm sản và động vật hoang dã quý hiếm vẫn ngày càng cao, dẫn đến tình trạng buôn bán, vận chuyển lâm sản và động vật hoang dã trái phép ngày càng tinh vi, việc xử lý, ngăn chặn gặp rất nhiều khó khăn.

Do tình hình kinh tế xã hội suy thoái, các doanh nghiệp khó khăn về vốn, do đó đầu tư của xã hội cho trồng rừng giảm.

Địa bàn đất trồng rừng hiện nay phần lớn phân bố ở vùng xa xôi, địa hình phức tạp, nên việc triển khai trồng rừng phòng hộ, đặc dụng rất khó khăn.

3.2.2 Nguyên nhân chủ quan

Ở Trung ương: (1) Việc bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư và hỗ trợ cho các địa phương không tương ứng với các chỉ tiêu nhiệm vụ (chỉ đáp

Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2013 38 | P a g e ứng khoảng 71%); (2) Việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Kế hoạch BV&PTR còn chậm, ảnh tới các địa phương trong triển khai thực hiện.

Ở địa phương: (1) Nhiều địa phương chưa cân đối, lồng ghép các nguồn lực để thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển rừng; (2) Việc tổ chức kiểm tra thực hiện kế hoạch và quản lý các dự án ở địa phương rất khó khăn do thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo cấp tỉnh thiếu kinh phí chi hoạt động; (3) Lực lượng chuyên ngành và phương tiện bảo vệ rừng ở địa phương còn nhiều hạn chế cả về số lượng và chất lượng.

Một phần của tài liệu báo cáo phát triển ngành lâm nghiệp năm 2013 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)