Triển khai Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng

Một phần của tài liệu báo cáo phát triển ngành lâm nghiệp năm 2013 (Trang 39)

4 ĐỊNH HƯỚNG NĂM 201

4.3.1Triển khai Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng

Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2013 40 | P a g e - Bảo vệ và phát triển bền vững đối với 13.862.043 ha rừng hiện có. Ngân sách Trung ương chi cho khoán bảo vệ 1.351.000 ha rừng, bao gồm: 489.000 ha rừng phòng hộ xung yếu có nguy cơ xâm hại cao và 862.000 ha rừng đặc dụng ở các huyện biên giới, hải đảo thuộc các địa phương có ngân sách khó khăn không thể đảm bảo cân đối tại chỗ (theo Quyết định số 24/QĐ-TTg). Diện tích còn lại do ngân sách địa phương, nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng, nguồn vốn ODA và các chủ rừng tự bảo vệ.

- Tăng cường công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; ngăn chặn và xử lý kịp thời, có hiệu quả các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, giảm 30% số vụ vi phạm so với năm 2013.

b) Về phát triển rừng

Chỉ đạo thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển rừng năm 2014, cụ thể: - Trồng rừng tập trung: 243.212 ha, trong đó: (1) Rừng phòng hộ, đặc dụng: 32.000 ha (trong đó ngân sách Trung ương 27.800 ha; từ nguồn ODA 4.200 ha); (2) Trồng rừng sản xuất: 200.000 ha, trong đó trồng mới 90.000 ha, trồng lại 110.000 ha (nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ 76.000 ha; nguồn vốn ODA hỗ trợ 14.000 ha, còn lại là vốn của các Doanh nghiệp và người dân); (3) Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác: 11.212 ha (thực hiện theo Văn bản số 4403/BNN-TCLN ngày 10/12/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT).

- Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên: 360.000 ha, trong đó khoanh nuôi chuyển tiếp 310.000 ha, khoanh nuôi mới 50.000 ha.

- Cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt: 5.000 ha. - Trồng cây phân tán: 50 triệu cây.

c) Kế hoạch vốn

Tổng nhu cầu vốn thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng năm 2014 là 5.579 tỷ đồng, gồm:

- Ngân sách Trung ương 1.530 tỷ đồng, chiếm 27,5%, trong đó: vốn đầu tư phát triển 980 tỷ đồng; Vốn sự nghiệp kinh tế 550 tỷ đồng, trong đó cấp qua Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững để trồng rừng trên địa bàn các huyện nghèo (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì) là 255 tỷ đồng.

- Vốn ODA: 330 tỷ đồng, chiếm 6% tổng nhu cầu vốn.

- Nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng: 700 tỷ đồng, chiếm 12,5% tổng nhu cầu vốn.

Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2013 41 | P a g e - Các nguồn vốn khác: 3.019 tỷ đồng, chiếm 54% tổng nhu cầu vốn, chủ yếu đầu tư cho trồng, chăm sóc rừng sản xuất.

Một phần của tài liệu báo cáo phát triển ngành lâm nghiệp năm 2013 (Trang 39)