Thực hiện Chương trình hành động quốc gia về REDD+

Một phần của tài liệu báo cáo phát triển ngành lâm nghiệp năm 2013 (Trang 30)

2 KẾT QUẢ CHỦ YẾU CỦA NGÀNH LÂM NGHIỆP NĂM 013

2.7.1Thực hiện Chương trình hành động quốc gia về REDD+

Tổng cục Lâm nghiệp được Bộ Nông nghiệp và PTNT giao là cơ quan đầu mối thực hiện Chương trình hành động quốc gia về REDD+ giai đoạn 2011- 2020 được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 799/QĐ-TTg.

Trong năm 2013, Tổng cục Lâm nghiêp đã chỉ đạo hướng dẫn các địa phương thành lập Ban chỉ đạo về REDD+

cấp tỉnh và xây dựng Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh; Đã hướng dẫn 06 tỉnh thành lập BCĐ REDD+ cấp tỉnh và xây dựng Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh; phối hợp với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng chuẩn bị trình Bộ trưởng phê duyệt Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam.

Là một trong các quốc gia thực hiện thí điểm Chương trình UN-REDD ngay từ thời điểm ban đầu, Việt Nam đã trở thành một quốc gia đi đầu trong việc thực hiện sáng kiến REDD+ trong vòng 4 năm qua, đi tiên phong trong nhiều lĩnh vực như xây dựng các hệ thống phân phối lợi ích công bằng và bình đẳng cho REDD+, và đảm bảo sự tham gia tích cực của các bên liên quan nhằm tiến hành các hoạt động như giám sát rừng dựa trên sự tham gia, đảm bảo sự chấp thuận tự nguyện của người dân địa phương và các cộng đồng sống dựa vào rừng khác trên cơ sở được cung cấp thông tin, kiến thức. Từ những thành công đạt được của giai đoạn I trong nỗ lực thích nghi với biến đổi khí hậu toàn cầu, Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên trong 47 nước đối tác UN–REDD được chuyển sang giai đoạn II với khoản ngân sách tài trợ không hoàn lại khoảng 30 triệu USD. Ngày 29/7/2013, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát đại diện cho phía Chính phủ Việt Nam với tư cách chủ quản đầu tư của Chương trình UN–REDD cùng với đại diện các cơ quan Liên hiệp quốc đã ký kết Văn kiện Chương trình UN–REDD Việt Nam giai đoạn II.

Bên cạnh đó, Dự án “Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam” do Quỹ Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) Ngân hàng Thế giới tài trợ đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt ngày 10/1/2013. Dự án nhằm mục tiêu: hỗ trợ nâng cao năng lực tổ chức và kỹ thuật của Ban Chỉ đạo, Văn

Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2013 31 | P a g e

phòng REDD+ Việt Nam, một số các cơ quan có liên quan ở Trung ương và ở 3 tỉnh thí điểm nhằm chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+, góp phần thực hiện thành công Chương trình hành động quốc gia về REDD+. Dự án sẽ được thực hiện từ 2013 - 2015 với tổng vốn đầu tư là 3,8 triệu đô la Mỹ.

Hai dự án REDD+ quan trọng này cùng với các dự án thực hiện REDD+ ở Việt Nam do các tổ chức khác thực hiện trên phạm vi cả nước đang hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực tổ chức, điều phối thực hiện REDD+ trên phạm vi toàn quốc, hoàn thiện Hệ thống theo dõi diễn biến rừng toàn quốc để theo dõi và báo cáo các hoạt động REDD+; xây dựng đường phát thải cơ sở toàn quốc (REL/FRL); nghiên cứu tính toán trữ lượng cac-bon tại các bể chứa và biến động; lồng ghép, phối hợp với các chương trình, dự án hiện có triển khai các hoạt động BV&PTR một cách tập trung trên các địa bàn trọng điểm để có thể giảm được lượng phát thải khí nhà kinh lớn và rút kinh nghiệm nhân rộng ra các địa phương khác.

Là cơ quan được giao đầu mối đàm phán REDD+, Tổng cục Lâm nghiêp đã tham gia các phiên họp bên lề liên quan đến REDD+ tại COP 19 của Hội nghị các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC), Ba Lan. Có thể nói, tại COP 19, đàm phán về REDD+ đã đạt được những tiến bộ nổi bật so với các lĩnh vực khác khi mà 7 trong số 24 quyết định của COP 19 là về REDD+, bao gồm: (1) Quyết định về việc giải quyết các nguyên nhân gây mất rừng và suy thoái rừng; (2) Quyết định về các phương thức xây dựng và triển khai hệ thống theo dõi diễn biến rừng toàn quốc (NFMS); (3) Quyết định về mục đích, tiêu chí, cách thức và trình tự đánh giá kỹ thuật đối với đường phát thải cơ sở (REL/FRL) do các nước REDD+ xây dựng và trình Ban Thư ký Công ước; (4) Quyết định về các phương thức của hệ thống đo đạc, báo cáo và kiểm chứng (MRV) số liệu về diện tích rừng, trữ lượng các-bon rừng, biến động trữ lượng các-bon rừng; (5) Quyết định về thời điểm và tần suất nộp báo cáo tóm tắt về tình hình thực hiện các yêu cầu đảm bảo an toàn về môi trường và xã hội (safeguards) khi thực hiện REDD+; (6) Quyết định chương trình làm việc về việc chi trả kết quả thực hiện REDD+ và (7); Quyết định về sự phối hợp các nguồn tài trợ thực hiện các hoạt động giảm phát thải KNK trong lĩnh vực lâm nghiệp tại các nước đang phát triển.

Kết quả đàm phán về REDD+ tại COP 19 tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai Chương trình hành động quốc gia về REDD+ giai đoạn 2011-2020 theo mục tiêu đề ra, đặc biệt là hoàn thiện khung pháp lý phục vụ thực hiện REDD+ trên cơ sở nhu cầu thực tiễn và qui định của

Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2013 32 | P a g e pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế vào trước năm 2015 để nhận được tiền chi trả kết quả thực hiện REDD+ vào giai đoạn tiếp theo.

Một phần của tài liệu báo cáo phát triển ngành lâm nghiệp năm 2013 (Trang 30)