2 KẾT QUẢ CHỦ YẾU CỦA NGÀNH LÂM NGHIỆP NĂM 013
2.9 Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp
Lâm nghiệp là lĩnh vực đầu tiên trong ngành Nông nghiệp hoàn thiện Đề án tái cơ cấu ngành, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt tại Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013.
Mục tiêu cụ thể của đề án: (1) Nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm và dịch vụ môi trường rừng; tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm 4 - 4,5%; (2) Từng bước đáp ứng nhu cầu gỗ, lâm sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; (3) Góp phần tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững.
Nội dung tái cơ cấu gồm: (1) Cơ cấu lại 3 loại rừng, trong đó quy hoạch và xây dựng các vùng trồng rừng gỗ lớn tập trung với diện tích khoảng 1,2 triệu ha để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; (2) Nâng cao giá trị gia tăng của ngành thông qua phát triển và nâng cao chất lượng rừng, phát triển công nghiệp chế biến gỗ, gắn kết chuỗi hành trình của sản phẩm từ khâu tạo nguyên liệu cho tới khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; (3) Cơ cấu lại các thành phần kinh tế trong lâm nghiệp theo hướng các tổ chức của nhà nước trực tiếp quản lý khoảng 50% tổng diện tích rừng toàn quốc và tập trung sắp xếp lại các công ty lâm nghiệp, phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế hợp tác; (4) Huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính hợp lý, thu hút các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước; và (5) Phát triển theo vùng kinh tế - sinh thái lâm nghiệp.
Bộ đã ban hành kế hoạch hành động theo Quyết định số 1757/QĐ-BNN- TCLN, chỉ đạo quyết liệt triển khai ngay trong năm 2013: (1) Tuyên truyền, phổ
Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2013 36 | P a g e biến và quán triệt nội dung Đề án; (2) Rà soát đánh giá và trình cấp có thẩm quyền quy định cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước của ngành lâm nghiệp từ trung ương đến địa phương và xây dựng chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; (3) Rà soát các chương trình, dự án, phân bổ các nguồn lực để tập trung ngân sách cho tái cơ cấu; (4) Đã thực hiện quy hoạch rừng đặc dụng toàn quốc; triển khai Dự án Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc; đánh giá đề xuất cơ chế chính sách đối với các Ban quản lý rừng phòng hộ và công ty lâm nghiêp; (5) Cơ bản hoàn thành xây dựng 6/7 đề án phục vụ tái cơ cấu; (6) Triển khai 5/11 dự án giống; (7) Rà soát đề xuất xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn ngành; (8) Đẩy mạnh triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; đang chuẩn bị thành lập quỹ REDD+; (9) Rà soát, bổ sung, sửa đổi, xây dựng mới các cơ chế, chính sách, vận hành một cách đồng bộ.
Trong năm 2014 và các năm tiếp theo, tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai đề án theo kế hoạch.