Tôn Nữ Ái Phương & Lê Thi Mỹ Hiền (2012): Các lý thuyết CTXH đang được áp dụng và giảng dạy ở VN, tài liệu bên soạn cho cuôn sách sắp được xuất bản trong quan hệ hợp tác giữa Đại học Mở tp Hồ Chí

Một phần của tài liệu công tác xã hội với các cá nhân và gia đình (Trang 28)

VN, tài liệu bên soạn cho cuôn sách sắp được xuất bản trong quan hệ hợp tác giữa Đại học Mở tp Hồ Chí Minh với Đại học Munich- Đức

bằng cách thay đổi một số điểm nơi chính họ, môi trường hay trong quan hệ trao đổi giữa bản thân họ và môi trường. Những dấu hiệu từ môi trường và từ những phản ứng về thể chất và tình cảm cung cấp cho họ những sự phản hồi về sự thành công của họ trong việc giải quyết vấn đề33.

3.1 Mc tiêu kép ca s thc hin chc năng xã hi trong lý thuyết con người trong môi trường 34 trong môi trường 34

Khi nói tới các quan điểm về con người-trong-môi trường, nhiều học giả đã đề cập đến mục tiêu kép của sự thực hiện chức năng xã hội của con người trong hoạt động công tác xã hội khi ứng dụng lý thuyết này.

Trong suốt chiều dài lịch sử của ngành CTXH, nhiều nỗ lực được thực hiện để mô tả bản chất và mục đích của công tác xã hội và tất cả đều hướng đến việc xem sự thực hiện các chức năng xã hội là mục tiêu trọng tâm và tất cả các biện pháp can thiệp do nhân viên xã hội thực hiện đều nhằm vào việc hỗ trợ phục hồi, phát huy, duy trì và nâng cao sự thực hiện các chức năng xã hội. Điều này có nghĩa là đem lại sự thay đổi không chỉ ở những con người có vấn đề mà cả ở hoàn cảnh/ môi trường sống của họ cũng như cả những tương tác giữa con người và môi trường.

Con người-trong-hoàn cảnh/môi trường (PIE) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đặt con người vào trong một bối cảnh tương tác so với việc nhìn thấy người đó với tư cách là một cá thể độc lập. Điều này có nghĩa là đặt người đó vào một vị trí trung tâm và được bao quanh bởi các môi trường khác nhau mà trong đó, người này sẽ là một thành phần thuộc về các nhóm cơ bản (là các nhóm có vai trò quan trọng nhất và có ảnh hưởng lớn nhất đối với người đó trong cuộc sống như gia đình, bạn bè, các nhóm làm việc…); các nhóm phụ (là những nhóm có những yêu cầu cụ thể đối với một phần lợi ích và công việc lao động của người đó như nơi làm việc, hệ thống trường học, vv.); những bối cảnh văn hóa xã hội (sự kế thừa dòng tộc và những vị trí xã hội trong xã hội mà người đó đang sống); môi trường vật chất và thời đại lịch sử (hoàn cảnh và thời gian thực tế ở nơi người đó đang thực hiện các chức năng xã hội của họ).

Để giải quyết các mối quan hệ tương tác và chuyển đổi giữa con người và môi trường, công việc thực hành CTXH phải kết hợp các lý thuyết về các hệ thống tổng quát, các hệ thống xã hội và các quy trình và khái niệm của hệ thống sinh thái.

Phương pháp tiếp cận kết quả miêu tả hệ thống con người và môi trường ở các cấp độ vi mô (cá nhân), cấp trung bình hoặc trung mô (gia đình và các nhóm nhỏ) và cấp vĩ mô (nhóm lớn, tổ chức, cộng đồng) với tư cách là các đơn vị hoạt động có chức năng trao đổi, tự tổ chức, tự điều chỉnh và tự thích nghi, hoạt động tương tác và chuyển đổi, và là sự tập hợp của các hệ thống nhỏ phức tạp và phụ thuộc lẫn nhau.

33

Malcom Payne (2005, 3rd edition): Modern Social Work Theory (p.150-151)

Một phần của tài liệu công tác xã hội với các cá nhân và gia đình (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)