- đối phó được với sự căng thẳng hoặc sự khó khăn - xử lý được sự sợ hãi hoặc lo lắng
- phát triển được những quan hệ trong tương lai
- giảm thiểu sự ghen tỵ với người khác (Fahlberg, 1981)39
Những nghiên cứu của các học giả nói trên đều tập trung phần lớn vào nghiên cứu về những mối quan hệ gắn bó giữa trẻ em với cha mẹ của chúng, đăc biệt là với người mẹ. Sự gắn bó của những đứa trẻ với người mẹ trong giai đoạn phát triển đầu đời được xem là có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của đứa trẻ trong tương lại. Những mất mát về tình cảm, những sự đau khổ, tuyệt vọng mà đứa trẻ phải trải qua khi bị chia cắt khỏi sự chăm sóc của người mẹ, vì bất kỳ một lý do nào và cho dù là tạm thời hay chia cắt lâu dài cũng đều để lại những ảnh hưởng không tốt đối với sự phát triển của một đứa trẻ, nhất là về phương diện tâm lý. Nếu sự gắn bó đã mất đó không được thay thế bằng một sự gắn bó mới phù hợp, thì đứa trẻ thường sẽ có những khiếm khuyết trong quá trình phát triển của nó và có vẻ như là nó đang bị dồn vào hoàn cảnh bế tắc. Fahlberg chia các vấn đề ảnh hưởng thành bốn nhóm vấn đề như sau:
- những biểu hiện chậm phát triển ở một phương diện bất kỳ hoặc cả ba phương diện quan trọng: thể chất, nhận thức và tâm lý.
- đứa trẻ có thể phát triển một số kiểu hành vi ứng xử bất thường – hoặc bắt chước những hành vi không tốt.
- những vấn đề phát sinh do hậu quả của tình trạng bị chia rẽ mà không giải quyết được thường khiến cho đứa trẻ cảm thấy bị bế tắc.
- những nhận thức sai lầm có thể gây trở ngại đối với quá trình phát triển và thay đổi bình thường ở một đứa trẻ.
Từ những phát hiện trên, các tác giả này cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của khả năng làm cha mẹ trong việc đáp ứng các nhu cầu của con trẻ được Kellmer Pringle (1975)40 xác định như sau:
1. nhu cầu chăm sóc cơ bản về thể chất 2. nhu cầu về tình cảm
3. nhu cầu về sự an toàn
4. nhu cầu được khuyến khích phát triển những tiềm năng bNm sinh 5. nhu cầu cần được hướng dẫn và kiểm soát
6. nhu cầu về trách nhiệm 7. nhu cầu về sự độc lập
Những nghiên cứu của các tác giả nói trên, nhất là của Bowlby, đã tạo ra những ảnh hưởng lớn trong hoạt động nghiên cứu về sự gắn bó. Tuy nhiên, cũng có nhiều nghiên cứu khác không đồng ý với các quan điểm chỉ tập trung nhấn mạnh tầm quan trọng của sự gắn bó của đứa trẻ với mẹ của nó và những tác động đến sự phát triển tâm sinh lý của đứa trẻ khi bị chia lìa khỏi người mẹ, hoặc bị chia rẽ khỏi sự gắn bó với người mẹ. Những nhà nghiên cứu theo chiều hướng này quan niệm rằng trẻ em có thể phát triển các mối quan hệ gắn bó với nhiều người khác chứ không chỉ riêng với mẹ của chúng. Chúng có thể có nhiều mối quan hệ gắn bó khác nhau. Sự phát triển các mối quan hệ
39
Joyce Lishman (1998, 5th impression): Handbook of Theory for Practice Teachers in Social Work