Ch−ơng 3: ứng dụng dmt trong adsl
3.3. Ph−ơng pháp giảm PAR.
Đối với máy phát ADSL, tín hiệu đầu ra lớn nhất có thể đạt đ−ợc phụ thuộc vào giới hạn PSD chứ không phụ thuộc vào tổng công suất. Do đó, tín hiệu luồng xuống ADSL trên một vòng lặp dài có băng tần nhỏ hơn 1,1 MHz sẽ có mức công
15
suất phát nhỏ hơn trên vòng lặp rất dài khoảng 3 dB. Phần lớn các mạch đầu cuối (mạch biến đổi số- t−ơng tự, mạch khuếch đại, điều khiển đ−ờng) đều đ−ợc thiết kế lại để điều khiển đ−ợc mức công suất phát lớn nhất khoảng +20dB. Vì vậy trên các vòng lặp dài máy phát sẽ hoạt động với một khoảng trống công suất khoảng 3 dB và nh− vậy khả năng xảy ra cắt xén sẽ giảm xuống rất nhiều, không cần phải quan tâm. Do đó, luận văn chỉ đề cập đến những vòng lặp có chiều dài ngắn và trung bình.
Có khá nhiều ph−ơng pháp khác nhau để giảm PAR. ở đây đ−a ra bảy ph−ơng pháp. Hai ph−ơng pháp đầu tiên liên quan đến việc đặt PAR ở phía phát tại mức thấp theo yêu cầu, cắt xén tín hiệu và:
1. Chấp nhận lỗi xảy ra, do đó nếu cần thiết có thể cho phép các ứng dụng hiệu chỉnh lỗi bằng việc phát lại .
2. Chấp nhận hiệu chỉnh lỗi bằng FEC với việc có hoặc không có bộ xen rẽ.
Các ph−ơng pháp sau liên quan đến phát hiện một hoặc nhiều cắt xén tiềm năng xảy ra ở đầu ra của IFFT và sau đó:
3. Lọc các lỗi cắt xén ở dạng xung rồi chuyển năng l−ợng của chúng lên mức tần số cao .
4. Giảm mức phát của toàn bộ ký hiệu và thông báo mức giảm này tới máy thu trên một kênh con phụ.
5. Biến đổi luân phiên đầu vào IFFT bởi biến giả ngẫu nhiên sau đó phát lại. Quá trình này có thể lặp lại lên tới 3 lần nếu vẫn còn xảy ra cắt xén.
6. Thêm tín hiệu khác, phát ra bởi IFFT từ việc tính toán các đầu vào để tạo ra một bộ nhỏ các sóng mang phụ giả nhằm làm triệt tiêu cắt xén.
7. Mở rộng chùm điểm mã hoá của các sóng mang phụ này sao cho dữ liệu mà chúng truyền tải có thể nhận đ−ợc chính xác ở phía máy thu.
Có thể nói rằng không có một ph−ơng pháp nào là hoàn toàn thoả đáng. Tuỳ vào từng tr−ờng hợp cụ thể ta có thể tích hợp một vài ph−ơng pháp lại với nhau.
16
Phần tiếp sau đây sẽ trình bày cụ thể hơn về từng ph−ơng pháp nh−ng đi sâu nhiều hơn vào các ph−ơng pháp từ 3 đến 7.