Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước của Thành phố Hà Nội (Trang 71)

Một là: Công tác kế hoạch vốn đầu tư XDCB điều chỉnh nhiều lần. Kế hoạch vốn đầu tư XDCB mặc dù đã được giao sớm hơn nhưng thường xuyên phải điều chỉnh trong một năm, có năm điều chỉnh đến 4,5 lần,

gây khó khăn cho việc theo dõi, quản lý, cấp phát thanh toán vốn, làm giảm tính pháp lý của kế hoạch dẫn đến sự không nghiêm túc của các chủ đầu tư trong việc thực hiện kế hoạch năm, gây thói quen ỷ lại vào việc điều chỉnh kế hoạch. Nhiều dự án chưa đủ điều kiện ghi kế hoạch theo quy chế quản lý đầu tư XDCB vẫn được ghi vào kế hoạch, nhiều dự án kế hoạch vốn hàng năm bố trí không phù hợp với tiến độ thực hiện dự án. Dẫn đến có dự án thì thừa vốn nhưng không có khối lượng thực hiện để thanh toán trong năm, sinh ra hiện tượng A-B nghiệm thu trước khối lượng vào cuối năm để có đủ thủ tục thanh toán sau đó thi công trả khối lượng trong khi đó có dự án có đủ điều kiện thi công để hoàn thành dự án sớm nhưng do không được bố trí kế hoạch vốn nên phải hoãn, giãn tiến độ, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thực hiện thanh toán so với kế hoạch năm đạt thấp.

Hai là: Công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư còn nhiều hạn chế.

Việc lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư còn nhiều hạn chế như: Nội dung lập, thẩm định dự án đầu tư chưa được rõ ràng, cụ thể. Mặc dù quy chế quản lý đầu tư và xây dựng có quy định những nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi nhưng không có những quy định về tiêu chuẩn tối thiểu cần thiết cho từng chỉ tiêu, chẳng hạn việc phân tích hiệu quả đầu tư được phân tích như thế nào, tiêu chuẩn để một dự án là hiệu quả và khả thi… làm cơ sở để đối chiếu khi thẩm định dự án đầu tư nên việc thẩm định dự án đầu tư ở Thành phố Hà Nội cũng chỉ thẩm định theo những tiêu thức chung được quy định trong quy chế chứ chưa đi vào phân tích, đánh giá từng chỉ tiêu cụ thể.

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư, đặc biệt là trách nhiệm của người có thẩm quyền quyết định đầu tư chưa được quy định rõ ràng dẫn đến quyết định đầu tư tràn lan, hiệu quả đầu tư thấp.

Hệ thống định mức, đơn giá tiêu chuẩn làm chuẩn mực cho cơ quan thiết kế và thẩm định thiết kế dự toán vẫn còn thiếu hoặc lạc hậu so với thực tế, nhiều dự án chất lượng thiết kế vẫn chưa đảm bảo, chưa tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn đã có, nhiều công trình vẫn phải liên tục thay đổi thiết kế dẫn đến kéo dài tiến độ, lãng phí vốn đầu tư.

Nhiều công trình đã thiết kế với hệ số an toàn quá cao gây lãng phí vốn đầu tư XDCB của NSNN.

Nguyên nhân:

- Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân lập và thẩm định thiết kế - dự toán chưa được quy định cụ thể, rõ ràng. Cơ chế mới đặt ra là người chủ trì hoặc chủ nhiệm đồ án thiết kế phải chịu trách nhiệm cá nhân về chất lượng và tính đúng đắn của đồ án thiết kế, giải pháp kỹ thuật nêu ra và tiên lượng thiết kế. Cơ quan thẩm định, người có thẩm quyền phê duyệt chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung thẩm định và phê duyệt nhưng cụ thể phải chịu trách nhiệm như thế nào, mức độ nào thì chưa được đặt ra.

- Chi phí thiết kế được tính theo giá trị dự toán xây lắp (QĐ số 12/2001/QĐ-BXD ngày 20/7/2001 của Bộ trưởng Bộ xây dựng). Do đó, càng thiết kế dư thừa chất lượng thì hệ số an toàn càng cao, thiết kế phí thu được càng nhiều.

- Đặc biệt, trong trường hợp người thiết kế, chủ đầu tư và nhà thầu thông đồng với nhau, thì thiết kế càng dư thừa nhà thầu càng có lợi, càng dễ bớt xén chất lượng công trình và rút tiền của nhà nước để hối lộ người thiết kế, chủ đầu tư và những người có thẩm quyền làm nhiễu loạn xã hội, gây lãng phí, thất thoát vốn đầu tư XDCB từ NSNN.

- Chưa có cơ chế thưởng phạt vật chất đối với nhà thiết kế nhằm nâng cao trách nhiệm của họ trong việc lập thiết kế và dự toán đúng đắn, hợp lý.

Các hình thức lựa chọn nhà thầu vẫn còn quy định chưa rõ ràng trong quy chế đầu thầu dẫn tới các đơn vị không đầu thầu rộng rãi. Quy định này là hết sức chung chung nên chủ đầu tư có thể đưa ra vô vàn lý do về lợi thế để được đấu thầu hạn chế, sau đó mời 5 nhà thầu trong đó có 4 nhà thầu tham dự một cách hình thức thì cũng không khác gì chỉ định thầu. Chính những quy định trên làm cho hình thức đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu ở Hà Nội chiếm tỷ trọng cao, đặc biệt tỷ lệ này có xu hướng tăng.

Nguyên nhân:

- Các tiêu thức, căn cứ để đánh giá về chất lượng hàng hóa, dịch vụ đưa ra thường không rõ ràng, cụ thể nên dẫn đến hiện tượng tiêu cực trong đấu thầu, không đảm bảo lựa chọn được nhà thầu cung cấp hàng hóa dịch vụ tốt nhất và giá rẻ nhất vì bên mời thầu có thể đưa ra một số tiêu thức để chọn nhà thầu theo ý chủ quan của mình. Tổ chuyên gia xét thầu chưa được tiêu chuẩn hóa cụ thể số lượng thành viên, trình độ tối thiểu, nhiệm vụ, quyền hạn… Các quy định đảm bảo cho quy chế đấu thầu được thực hiện nghiêm chỉnh chưa được ban hành một cách cụ thể, rõ ràng. Quy chế đấu thầu cũng không có hướng dẫn cụ thể mức độ và hình thức xử phạt. Quy định về tiêu chuẩn đánh giá còn rườm rà, chưa cụ thể dễ dẫn tới tiêu cực, thiên vị, dàn xếp nhà thầu trúng thầu. Những quy định không rõ ràng này đã dẫn đến bên mời thầu có thể dàn xếp cho nhà thầu theo ý chủ quan của mình.

- Tuy luật đấu thầu đã được Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ 8 (ngày 29 tháng 11 năm 2005) và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01 tháng 04 năm 2006, nhưng nhìn chung hiện nay việc áp dụng và thực hiện còn gặp nhiều vướng mắc và hạn chế. Do đó, công tác minh bạch trong đấu thầu cũng đang là vấn đề cần bàn.

Bốn là: Các thủ tục đầu tư và triển khai dự án của một số chủ đầu tư còn chậm.

- Công tác quản lý vốn đầu tư XDCB đã có nhiều tiến bộ, song việc triển khai các thủ tục đầu tư và triển khai dự án của một số chủ đầu tư còn chậm. Các dự án phân cấp về quận, huyện nhìn chung triển khai về thủ tục đầu tư và giải ngân không đạt dự toán đầu năm, bố trí vốn đầu tư còn dàn trải.

- Việc thực hiện công khai tài chính về phân bổ dự toán ngân sách của các Sở, Ngành, quận, huyện và các đơn vị còn chậm, chưa đảm bảo nội dung và biểu mẫu quy định.

- Công tác xây dựng cơ chế tài chính khuyến khích xã hội hóa chưa được các ngành tích cực phối hợp triển khai và còn nhiều lúng túng, chưa đạt mục tiêu đặt ra nên chưa khuyến khích mạnh mẽ được các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, ảnh hưởng tới huy động các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội ở Thành phố Hà Nội.

- Tiến độ thẩm tra phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành ở một số cấp còn chậm so với quy định. Số lượng dự án hoàn thành chưa được phê duyệt quyết toán còn rất nhiều. Nhiều quận, huyện trực thuộc Thành phố chấp hành chế độ thông tin báo cáo tình hình quyết toán vốn đầu tư không đầy đủ và kịp thời theo quy định.

Nguyên nhân:

- Do cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng của Nhà nước trong những năm gần đây thay đổi nhiều khiến cho nhiều đơn vị chủ đầu tư không kịp cập nhật, hiểu rõ để thực hiện. Mặt khác lại chưa có quy định chế tài cụ thể về mức xử phát đối với cá nhân, tổ chức vi phạm Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng trong quá trình quản lý đầu tư và xây dựng. Một số văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng mang tính khả thi chưa cao.

- Trong chỉ đạo điều hành, nhiều đơn vị thẩm tra, phê duyệt quyết toán chưa quan tâm đúng mức đến việc bố trí cán bộ làm công tác thẩm tra, số lượng cán bộ làm công tác thẩm tra của cả nước nhìn chung còn rất thiếu. Nhiều chủ đầu tư chưa nhận thức đúng, đầy đủ về công tác quyết toán vốn đầu tư, còn trì trệ trong công tác lập báo cáo quyết toán; lúng túng trong quá

trình lập báo cáo quyết toán; quản lý hồ sơ, chứng từ chưa tốt làm ảnh hưởng đến công tác lập báo cáo quyết toán và cung cấp hồ sơ phục vụ công tác thẩm tra phê duyệt quyết toán.

Năm là: Việc thực hiện khâu thanh toán và quyết toán vốn đầu tư còn chậm, lãng phí, thất thoát và hiệu quả chưa cao.

- Việc triển khai thực hiện dự án đầu tư vẫn rất chậm và thường thực hiện vào cuối năm kế hoạch dẫn đến việc ứ đọng vốn ở cơ quan cấp phát thanh toán và tập trung vào thanh toán ở những tháng cuối của năm gây khó khăn cho cơ quan thanh toán trong việc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB.

- Công tác cấp phát, thanh toán vốn đầu tư XDCB vẫn chưa kịp và dứt điểm trong năm kế hoạch (thường phải kéo dài thời hạn thanh toán sang quý I thậm chí quý II của năm sau). Trách nhiệm giữa cơ quan thanh toán, chủ quản đầu tư, chủ đầu tư trong thanh toán vốn đầu tư chưa rõ ràng. Quy định chủ đầu tư chậm thanh toán thì phải trả lãi ngân hàng cho nhà thầu. Trên thực tế, các nhà thầu vẫn bị chủ đầu tư ép không đưa điều khoản này vào hợp đồng.

- Công tác quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành ở Thành phố Hà Nội còn có một số hạn chế cơ bản: Quyết toán vốn đầu tư ở Thành phố Hà Nội thường chậm so với quy định. Hầu hết các dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng có thời gian quyết toán chậm nhiều tháng, thậm chí nhiều dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng từ nhiều năm nay nhưng chủ đầu tư vẫn chưa lập báo cáo quyết toán hoàn thành gửi cơ quan thẩm tra.

Nhiều đơn vị thi công lợi dụng sự thiếu trách nhiệm và buông lỏng trong quản lý đầu tư và giám sát đầu tư để tăng khối lượng xây lắp, tăng giá trị vật tư, thay đổi chủng loại vật tư, vật liệu đưa vào công trình, khai tăng cung đoạn vận chuyển để đề nghị tăng đơn giá định mức nhân công. Nhiều cơ quan giám sát đầu tư chưa làm hết chức năng nhiệm vụ được giao. Không ghi chép đầy đủ nhật ký công trình, buông lỏng trong khâu kiểm tra số lượng,

giám sát thi công chất lượng chủng loại vật tư thiết bị đưa vào công trình tạo điều kiện cho các nhà thầu thanh quyết toán gian dối với chủ đầu tư. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tình trạng quy hoạch “treo”, đầu tư dàn trải, chậm tiến độ, nợ đọng vốn dẫn đến thất thoát, lãng phí trong xây dựng cơ bản vẫn diễn ra nhiều năm. Tiến độ thực hiện khối lượng xây dựng cơ bản chậm làm cho vốn đầu tư giải ngân cũng chậm theo, bên cạnh vấn đề các nhà thầu chậm báo cáo, văn bản pháp quy hướng dẫn chậm thì việc chậm tiến độ xây dựng các công trình (các dự án treo) cũng ảnh hưởng đến việc giải ngân vốn gây thất thoát, lãng phí do gặp những rào cản, như: giải phóng mặt bằng (đến năm 2010 có một số dự án đã khởi công nhưng vẫn chậm tiến độ, như: Dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng - Hòa Lạc việc giải phóng mặt bằng chưa xong trên địa bàn huyện Từ Liêm và huyện Hoài Đức; Dự án đường vành đai 1 đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu có 2,95 ha diện tích phải thu hồi, liên quan đến 455 tổ chức và hộ gia đình nhưng mới công khai được 58 hồ sơ đã đủ điều kiện, còn 352 hộ mới chỉ xác nhận xong nhân hộ khẩu; Dự án đường Văn Cao - Hồ Tây sau nhiều năm ỳ ạch vẫn còn 0,63 ha đất chưa giải phóng mặt bằng xong; Dự án đường vành đai 3 giai đoạn 1 đoạn Mai Dịch - Pháp Vân hiện còn tồn tại duy nhất trên địa bàn quận Cầu Giấy tại nút Mai Dịch…); sự biến động của thị trường cũng ảnh hưởng đến sự chậm tiến độ các công trình (như: Đại lộ Thăng Long - Hà Nội là dự án bị đội vốn lớn vì chậm tiến độ, mức đầu tư ban đầu (11/2003) của dự án là khoảng 3700 tỷ đồng, nhưng đến khi hoàn thành (tháng 10/2010) tổng mức đầu tư của dự án này bị điều chỉnh tăng lên hơn 7500 tỷ đồng; Công trình dự án Vân Hà (Đông Anh - Hà Nội) vẫn loay hoay với bài toán chênh giá vật liệu xây dựng, được khởi công từ 6/2010 đến cuối 2011 phần san nền của dự án vẫn chưa được hoàn thiện…).

Nguyên nhân:

- Chưa có quy định xử phát tính theo ngày chậm đối với trường hợp chủ đầu tư gửi báo cáo quyết toán chậm; Trường hợp đơn vị thẩm tra, phê duyệt quyết toán chậm. Chưa có quy định bắt buộc phải quyết toán giá trị

khối lượng khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành nhằm giảm bớt khối lượng phải quyết toán khi dự án hoàn thành. Nhiều dự án có thời gian thực hiện có thể lên đến 5 đến 10 năm. Nếu khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành mà không quyết toán ngay thì tài sản đưa vào sử dụng rất khó hạch toán giá trị để quản lý, mặt khác, những chi phí đầu tư càng để lâu càng khó xác định được chính xác.

- Chưa có chế tài đủ mạnh để buộc chủ đầu tư báo cáo quyết toán kịp thời là một sơ hở trong công tác quản lý sử dụng vốn từ NSNN trong đầu tư XDCB. Chủ đầu tư cùng với nhà thầu nghiệm thu, thanh toán khống giá trị khối lượng, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước nhưng vì không được quyết toán kịp thời nên khó có thể phát hiện và xử lý.

- Chưa có chế tài để buộc các nhà thầu, chủ đầu tư phải quyết toán đúng giá trị khối lượng. Nhà thầu cố tình đưa giá trị quyết toán tăng lên, chủ đầu tư, cơ quan thẩm tra quyết toán, cơ quan kiểm toán, thanh tra phát hiện ra thì chỉ bị cắt giảm phần khai không mà không bị xử phát. Việc phát hiện ra những sai phạm là hết sức khó khăn, nhưng hiện nay chưa có cơ chế xử phạt cụ thể, đồng thời khuyến khích lợi ích thỏa đáng cho người phát hiện, nên vốn đầu tư XDCB từ NSNN vẫn còn thất thoát, lãng phí.

- Việc phân cấp thẩm tra và phê duyệt quyết toán thiếu thực tế. Theo quy định hiện nay, Bộ Tài chính phê duyệt quyết toán vốn đầu tư các dự án nhóm A; Các dự án còn lại thì người có thẩm quyền quyết định đầu tư đồng thời là người phê duyệt quyết toán vốn đầu tư. Trước khi phê duyệt quyết toán vốn đầu tư, cơ quan chủ trì thẩm tra phải tiến hành thẩm tra báo cáo quyết toán vốn đầu tư. Cụ thể: Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì tổ chức thẩm tra quyết toán vốn đầu tư các dự án nhóm A; Các dự án còn lại nếu do địa phương quản lý do Sở Tài chính chủ trì tổ chức thẩm tra. Như vậy, Sở Tài chính Hà Nội có Phòng đầu tư với số người ít lại thực hiện nhiệm vụ thẩm tra

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước của Thành phố Hà Nội (Trang 71)