Thành tựu và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước của Thành phố Hà Nội (Trang 62)

* Thành tựu:

Trong thời gian qua, hoạt động quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư XDCB từ NSNN của thành phố Hà Nội có bước tiến bộ nhất định theo hướng ngày càng có hiệu quả, nhất là khi vốn NSNN cho đầu tư XDCB càng gia tăng nhanh. Thể hiện ở những điểm sau:

Một là: Kế hoạch hóa và phân cấp quản lý sử dụng vốn đầu tư ngày càng rõ ràng và mở rộng hơn. Thành phố Hà Nội đã có Quyết định số

116/2002/QĐ-UB về việc phân cấp cho UBND các quận, huyện quyết định đầu tư, ủy quyền quyết định đầu tư và phân công giám định đầu tư cho các Sở thuộc Thành phố Hà Nội. Trong đó: Phân cấp cho UBND các quận, huyện quyết định đầu tư các dự án XDCB có mức vốn đầu tư đến 5 tỷ đồng thuộc nguồn vốn NSNN trong các lĩnh vực: đầu tư các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và các trung tâm giáo dục thường xuyên của quận, huyện; Các trạm y tế xã, phường; Các cơ sở thể dục thể thao, xã hội của phường, xã, quận, huyện; Các công trình di tích lịch sử văn hóa do quận, huyện quản lý; Các trạm cấp nước sạch quy mô nhỏ, vận hành độc lập với mạng nước sạch chung của Thành phố; Hệ thống điện nông thôn, điện chiếu sáng nông thôn, chiếu sáng ngõ xóm; Hệ thống thủy lợi nội đồng; Đường giao thông liên thôn, liên xã, giao thông nội bộ do các quận, huyện quản lý; chơn nông thôn; Công viên, vườn hoa, hồ nước do quận, huyện quản lý; Cải tạo, sửa chữa trụ sở xã, phường. ủy quyền cho Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư quyết định đầu tư các dự án nhóm C trên cơ sở kế hoạch đầu tư đã được UBND Thành phố phê duyệt (không bao gồm các dự án đã phân cấp cho các quận huyện và cho các Sở). Giám đốc các Sở: Giao thông công chính, xây dựng, Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định đầu tư các dự án đến 5 tỷ đồng thuộc lĩnh vực trực tiếp quản lý trên cơ sở kế hoạch đầu tư đã được UBND Thành phố phê duyệt. Giá đốc Sở Địa chính - Nhà đất quyết định đầu tư các dự án có mức vốn đến 2 tỷ đồng thuộc lĩnh vực trực tiếp quản lý trên cơ sở kế hoach đầu tư đã được UBND Thành phố phê duyệt. Bên cạnh đó, thẩm quyền phê duyệt thiết kế kỹ thuật tổng dự toán, kế hoạch đấu thầu, kết quả trúng thầu, quyết toán công trình và giám định đầu tư cũng được giao cho cấp quyết định đầu tư đã được phân cấp ở trên. Trên cơ sở đó, UBND Thành phố cũng đã có những chỉ đạo thông qua các văn bản quyết định về việc phân cấp quản lý làm cho việc quản lý sử dụng vốn đầu tư hiệu quả hơn, như: Quyết định số 214/2006/QĐ-UBND Thành phố ban hành Quy định về quản lý các dự án đầu

tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước của UBND Thành phố Hà Nội; Quyết định số 60/2009/QĐ-UBND về việc ban hành quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước của Thành phố Hà Nội; Quyết định số 37/2010/QĐ-UBND về việc ban hành quy định một số nội dung về quản lý các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố Hà Nội; Quyết định số 09/2012/QĐ- UBND thay thế quyết định 37/2010/QĐ- UBND… Thông qua sự phân cấp này, trách nhiệm tập thể, cá nhân trong quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB dần được xác định một cách rõ ràng hơn.

Hai là: Thủ tục quản lý đầu tư xây dựng ngày càng được cải cách theo hướng đơn giản, thông thoáng hơn.

- Thành phố đã có các quyết định về việc ban hành quy định về quy trình và thời hạn giải quyết một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý đầu tư và xây dựng của Thành phố Hà Nội trong đó quy định về quy trình tiếp nhận, xử lý và trả hồ sơ; Quy định về thời hạn giải quyết một thủ tục hành chính và quy định về ủy quyền giải quyết một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý đầu tư và xây dựng. Qua đó, tạo điều kiện cho việc quyết định đầu tư, quyết định chọn thầu được nhanh hơn, thúc đẩy tiến độ đầu tư. Đi đôi với các văn bản kèm theo về những quy định cụ thể rõ ràng buộc trách nhiệm đối với người có thẩm quyền quyết định nhằm hạn chế những tiêu cực thất thoát, lãng phí vốn đầu tư của NSNN.

- Thủ tục thanh toán vốn đầu tư được đơn giản hóa, thuận tiện hơn cho các chủ đầu tư. Bên cạnh đó điều kiện để được tạm ứng vốn đầu tư và mức vốn tạm ứng cũng được quy định thông thoáng hơn.

Ba là: Công tác thanh, quyết toán vốn đầu tư XDCB ngày càng được chú trọng

- Thông qua hàng hoạt các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc “Xử lý quyết toán vốn đầu tư đối với các dự án đầu tư XDCB từ tháng 12 năm 2001 trở về trước”. Trong đó quy định “Đến hết tháng 9 năm 2003,

Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thứ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương… tập trung triển khai rà soát, thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư các dự án đã hoàn thành từ 31 tháng 12 năm 2001 trở về trước… có hình thức kỷ luật thích đáng đối với những cá nhân, đơn vị trực thuộc không hoàn thành công tác quyết toán vốn đầu tư. Thực hiện quyết định 1218/QĐ-TTg, ngày 26 tháng 2 năm 2003 UBND Thành phố có Chỉ thị số 08/2003/CT-UB về việc quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành từ 31/12/2001 trở về trước.

- Thông qua kiểm tra giám sát và ứng dụng công nghệ thông tin đã làm cho quá trình thực hiện quản lý và thanh toán, quyết toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN, cho thấy trong những năm gần đây, công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành ở Thành phố Hà Nội cũng ngày càng nâng cao cả về chất lượng và số lượng. Chất lượng công tác quản lý hồ sơ và lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành của các chủ đầu tư ngày càng nâng cao; Việc chấp hành công tác quyết toán vốn đầu tư những năm tiếp theo nhất là những năm gần đây nói chung được thực hiện ngày càng nghiêm minh, triệt để, chặt chẽ và nhanh hơn sơ với trước.

Bốn là: Quản lý việc huy động và chi đầu tư XDCB qua các giai đoạn và các năm đều tăng lên theo hướng ngày càng đáp ứng nhu cầu phát triển Kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội. Về chi vốn đầu tư XDCB từ NSNN của Thành phố Hà Nội, Thành phố Hà Nội đã tập trung mọi nguồn lực cho đầu tư XDCB trong đó tập trung vốn cho các dự án, công trình trọng điểm của thành phố như: giải quyết các vấn đề bức xúc về giải phóng mặt bằng, về văn minh giao thông đô thị, về nước sạch, điện chiếu sáng, vệ sinh môi trường, sửa chữa, nâng cấp nhà ở phục vụ nhu cầu của nhân dân …

Bảng 2.1: Tình hình thực hiện đầu tƣ XDCB trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2003 - 2006

Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 Tổng chi ngân sách thành phố 4554,586 5387,856 8207,385 12399,715 Chi XDCB 2197,370 2391,856 4484,000 7674,900 Tỷ trọng chi đầu tư

XDCB 48,24% 44,38% 54,63% 61,89% Nguồn: Tổng hợp báo cáo hàng năm của UBND Thành phố Hà Nội

Có thể biểu đạt bằng biểu đồ sau:

Đơn vị: Tỷ đồng 0 2 4 6 8 10 12 14 2003 2004 2005 2006 Tổng chi NS Thành phố Chi XDCB

Biểu đồ 2.1: Vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN trong giai đoạn (2003 - 2006)

Từ số liệu của biểu đồ 2.1 ta thấy vốn từ NSNN chi cho đầu tư XDCB ở Thành phố Hà Nội chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư của Ngân sách Thành phố và có xu hướng ngày càng tăng lên.

Về vốn đầu tư XDCB từ NSNN của Thành phố Hà Nội giai đoạn (2007 - 2011): Trong giai đoạn này Thành phố Hà Nội phải đối mặt với nhiều diễn biến không thuận lợi (giá cả thị trường biến động tăng cao, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm rình rập ở địa bàn và các địa phương lân cận, tình hình tài chính tiền tệ diễn biến phức tạp…) đặc biệt là sự mở rộng địa giới Hà Nội (bao gồm toàn bộ Hà Nội cũ, tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc), và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình)) đã đặt ra khó khăn cho Thành phố Hà Nội về vấn đề quản lý đối với các vấn đề của kinh tế - xã hội của thành phố. Tuy nhiên, việc đầu tư vốn từ NSNN của Thành phố Hà Nội vẫn tăng lên về số lượng được biểu hiện qua bảng 2.2 sau đây:

Bảng 2.2: Tình hình thực hiện đầu tƣ XDCB trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2007 - 2011

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nguồn: Tổng hợp báo cáo hàng năm của UBND Thành phố Hà Nội

Có thể biểu đạt bằng biểu đồ sau:

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm Tổng chi ngân sách thành phố Chi XDCB Tỷ trọng chi đầu tư XDCB 2007 13727,747 4560,173 33,22% 2008 20499,000 9065,000 44,22% 2009 28736,000 13125,500 28,28% 2010 40037,000 16922,000 42,27% 2011 45932,000 18651,000 40,60%

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng chi NS Thành phố Chi XDCB

Biểu đồ 2.2: Vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN trong giai đoạn (2007 - 2011)

Năm là: Những kết quả quản lý vốn đầu tư XDCB đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH và đô thị hóa ở Thành phố Hà Nội

Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành: Trong thời gian qua, cơ cấu ngành kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ) ở Thành phố Hà Nội đã chuyển dịch phù hợp với xu hướng có tính quy luật chung của CNH, HĐH. Qua các năm tỷ trọng của Nông nghiệp giảm dần, còn tỷ trọng Công nghiệp và dịch vụ tăng dần trong GDP, trong đó tốc độ tăng của ngành dịch vụ nhanh hơn tốc độ tăng của ngành công nghiệp.

Dưới tác động của quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư XDCB đã góp phần làm cho cơ cấu kinh tế ngành chuyển dịch ngày càng phù hợp với xu hướng có tính quy luật của CNH,HĐH đất nước. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của Hà Nội đã và đang vận động theo hướng mục tiêu đề ra là: Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp theo hướng tiến dần lên hiện đại. Điều đó thể hiện: Năm 2001 (Nông nghiệp 2,7%, Công nghiệp 36,8%, Dịch vụ 60,5%), năm 2005 (Nông nghiệp 1,74%, Công nghiệp 40,89%, Dịch vụ 57,37%). Tuy bị ảnh hưởng bởi những khó khăn nhưng những năm 2008, 2009 Thành phố

Hà Nội vẫn đảm bảo cơ cấu kinh tế phát triển theo mục tiêu, cụ thể: năm 2008 (Nông nghiệp 6,5%, Công nghiệp 41,4%, Dịch vụ 52,1%), năm 2009 (Nông nghiệp 6,3 %, Công nghiệp 41,4%, Dịch vụ 52,3%)…

Kết quả của quản lý nhà nước về vốn đầu tư XDCB đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và GDP bình quân đầu người qua các năm tăng lên. GDP bình quân đầu người qua các năm tăng lên (triệu đồng/1 người/1 năm), cụ thể: Năm 2000 là 11,4 triệu; Năm 2003 là 14,3 triệu đồng; Năm 2003 là 16,3 triệu đồng; Năm 2004 là 19,2 triệu đồng; Năm 2005 là 22,1 triệu đồng; Năm 2008 là 28,1 triệu đồng; Năm 2009 là 31,8 triệu đồng; Năm 2010 là 37 triệu đồng. Có thể biểu đạt dưới biểu đồ về mức GDP bình quân đầu người qua các năm như sau:

Bảng 2.3: GDP bình quân đầu ngƣời (theo giá hiện hành)

Đơn vị: Triệu đồng/ người/1năm

Năm

Chỉ tiêu 2000 2002 2003 2004 2005 2008 2009 2010 GDP bình quân đầu

người 11,4 14,3 16,3 19,2 22,1 28,1 31,8 37,0

Nguồn: Niên giám thống kê của Cục thống kê Hà Nội

Có thể biểu đạt bằng biểu đồ sau:

Đơn vị: Triệu đồng 0 5 10 15 20 25 30 35 40 2000 2002 2003 2004 2005 2008 2009 2010 GDP bình quân đầu người

* Nguyên nhân của những thành tựu đạt được:

Trong những năm qua, Thành phố Hà Nội rất coi trong công tác xây dựng pháp luật nói chung, pháp luật về đầu tư xây dựng nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và chủ động hội nhập quốc tế. Chỉ tính trong thời gian 4 năm (từ 2005 đến 2011), UBND Thành phố Hà Nội đã tổ chức soạn thảo và ban hành một khối lượng lớn các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng (259 văn bản), trong đó có 97 văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn chung về công tác đầu tư xây dựng; 137 quyết định phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch xây dựng, một số chỉ tiêu của quy hoạch xây dựng và điều lệ quản lý xây dựng của một số dự án cụ thể; 19 văn bản quy phạm pháp luật về thủ tục hành chính; 6 văn bản quy phạm pháp luật về công tác xây dựng, rà soát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật. Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của Thành phố đã đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về số lượng, từng bước nâng cao chất lượng và hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng đúng thẩm quyền, kịp thời, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại Hà Nội.

Hà Nội là địa phương luôn coi trọng và đi đầu trong công tác quy hoạch. Quy hoạch tổng thể Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg ngày 21/6/1998. Qua hơn 10 năm thực hiện Thành phố Hà Nội đã đạt được những kết quả nhất định. Để đáp ứng các yêu cầu mới về phát triển kinh tế xã hội, Thành phố Hà Nội đã nghiên cứu điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội tiến hành đồng thời với nghiên cứu các quy hoạch lớn liên quan đến nhiều tỉnh thành theo hướng đổi mới cách làm quy hoạch để phù hợp với nhu cầu.

Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng được quan tâm, chỉ đạo sát sao từ Thành phố đến Sở, ngành, quận, huyện, phường, xã. Thành phố tăng cường hoạt động kiểm tra chất lượng công trình xây dựng, kiểm tra công tác thi

công nhằm đảm bảo trật tự, an toàn và vệ sinh môi trường; Hướng dẫn chủ đầu tư củng cố hệ thống quản lý chất lượng, tổ chức kiểm tra, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn Thành phố Hà Nội, trong đó chú trọng các công trình nhà cao tầng, cụm công trình trọng điểm. Thành phố cũng đã nghiên cứu, đưa ra những giải pháp hữu hiệu góp phần tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn.

Công tác thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán được quản lý chặt chẽ, thực hiện có kết quả, bảo đảm chất lượng, nhìn chung bảo đảm thời gian theo quy định, đáp ứng yêu cầu đầu tư xây dựng trên địa bàn Thành phố. Cụ thể: Năm 2005, Sở Xây dựng Hà Nội đã thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán 100 công trình với giá trị thẩm định 1.936 tỷ đồng; Thẩm định thiết kế cơ sở 85 công trình, thẩm định thiết kế bản vẽ thi công 11 công trình, thẩm định thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán 2 công trình có vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2006, toàn Thành phố đã thẩm định thiết kế cơ sở 311 công trình; Thẩm định thiết kế bản vẽ thi công 800 công trình; Thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán 4 công trình có vốn đầu tư nước ngoài; thẩm định thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán 795 công trình với giá trị thẩm định 3.562 tỷ đồng. Năm 2007, toàn Thành phố đã thẩm định thiết kế

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước của Thành phố Hà Nội (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)