Nhóm giải pháp về phía Thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước của Thành phố Hà Nội (Trang 86)

3.2.1.1. Hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước của Thành phố Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050

Đối với việc quy hoạch phải bảo đảm cụ thể hóa đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu đối với công tác kế

hoạch hóa và thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Quy hoạch, kế hoạch phải được luận chứng đầy đủ, vừa có tính mềm dẻo, linh hoạt vừa có tính bắt buộc và phải có tầm nhìn dài hạn, phù hợp với kinh tế thị trường định hướng XHCN, có sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế. Quy hoạch phải được triển khai triệt để từ quy hoạch tổng thể đến quy hoạch cụ thể và phải được tiến hành xây dựng cũng như điều chỉnh kịp thời. Trong thời gian tới, công tác quy hoạch cần tập trung theo một số hướng chủ yếu sau: Đồng thời với việc các tỉnh tiến hành rà soát quy hoạch tỉnh, các ngành Trung ương theo chức năng triển khai tốt việc điều chỉnh quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội các vùng trọng điểm; Quy hoạch các ngành, lĩnh vực then chốt. Đồng thời triển khai quy hoạch chi tiết các khu kinh tế có ý nghĩa động lực. Quy hoạch phát triển đô thị gắn với các khu công nghiệp. Quy hoạch các trung tâm đào tạo chất lượng cao, các trung tâm y tế chuyên sâu, các tuyến cao tốc gắn với hình thành các hành lang kinh tế. Nhanh chóng đưa các quy hoạch đã được duyệt vào cuộc sống, không để tình trạng quy hoạch “treo” và tình trạng thông qua quy hoạch để thực hiện độc quyền.

Đối với công tác quy hoạch cần phải tăng cường việc quản lý Nhà nước, cụ thể:

- Tiếp tục ban hành các văn bản pháp luật về lập quy hoạch. Tăng cường thực hiện quản lý Nhà nước đối với toàn bộ công tác quy hoạch theo chức năng, nhiệm vụ đối với lĩnh vực mình phụ trách; Thông báo kết quả lập quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch ngành cho các địa phương; Tăng cường kiểm tra, giám sát toàn bộ công tác quy hoạch trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định các dự án quy hoạch. Trước hết nhanh chóng kiện toàn hệ thống tổ chức thẩm định các dự án quy hoạch nói chung và quy hoạch đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng.

- Tăng cường công tác dự báo và cung cấp thông tin phục vụ công tác quy hoạch, từng bước xây dựng đội ngũ chuyên trách công tác quy hoạch ở Thành phố Hà Nội.

Kế hoạch đầu tư XDCB từ NSNN phải được lập và thông báo sớm cho từng dự án trước ngày 01 tháng 01 hàng năm. Để thực hiện được yêu cầu này đòi hỏi Quốc hội phải thông qua dự toán NSNN trong tháng 10 năm trước, Chính phủ quyết định giao kế hoạch tổng mức vốn và cơ cấu vốn cho từng ngành, địa phương trong tháng 11 năm trước thì Thành phố mới có thể giao kế hoạch vốn cho từng dự án trong tháng 12 năm trước. Để khắc phục tình trạng kế hoạch vốn đầu tư hàng năm được giao chậm. Trong khi chờ Chính phủ giao kế hoạch tổng mức vốn và cơ cấu vốn, Thành phố nên chủ động rà soát và lên kế hoạch dự kiến theo kế hoạch 5 năm được duyệt để khi có quyết định của Chính phủ có thể triển khai thực hiện ngay. Khi xây dựng kế hoạch vốn hàng năm căn cứ vào quyết định đầu tư để bố trí kế hoạch vốn. Chỉ sau khi bố trí đủ vốn cho các dự án đang thi công dở dang, mới bố trí vốn cho các dự án khởi công mới. Kiên quyết không quyết định đầu tư tràn lan khi chưa xác định được nguồn vốn để hoàn thành dự án. Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay. Một công trình dù lớn nhưng nếu tập trung đầu tư có thể hoàn thành trong 5 năm, vì vậy, để thúc đẩy tiến độ đầu tư hoàn thành dự án, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, Hà Nội nên có chủ trương về việc đảm bảo cân đối vốn đầu tư để thực hiện dự án đầu tư nhóm A không quá 5 năm, nhóm B không quá 3 năm. Trường hợp người có thẩm quyền quyết định đầu tư tràn lan, không bố trí đủ vốn để hoàn thành dự án theo quy định sẽ phải chịu mức phạt cụ thể (khiển trách, cảnh cáo, cách chức…). Dự án nào không thực hiện được đúng tiến độ thì Ban quản lý dự án phải chịu các mức phạt cụ thể như: phạt tiền, cảnh cáo, cách chức…

3.2.1.2. Hoàn thiện năng lực quản lý thiết kế, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư

Thực hiện giải pháp để hoàn thiện năng lực quản lý thiết kế, thẩm định và phê duyệt dự án trong thời gian tới cần thực hiện các nội dung cụ thể sau:

Xác định đúng sự cần thiết phải đầu tư: Trong điều kiện hiện nay ở Hà Nội việc đầu tư vào dự án nào cũng cần thiết. Do đó, cần xác định rõ tiêu chí cụ thể để đánh giá sự cần thiết phải đầu tư, quy mô đầu tư nhằm xác định được thứ tự ưu tiên cho từng dự án. Xây dựng và ban hành chỉ tiêu suất vốn đầu tư nhằm xác định chính xác chỉ tiêu tổng mức đầu tư của dự án làm cơ sở quản lý chi phí của dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Đối với những dự án chưa có suất vốn đầu tư cần xác định rõ phương pháp xác định từng loại chi phí trong tổng mức đầu tư. Tăng cường các thông tin kinh tế - xã hội, các dự báo về kinh tế - xã hội, về cung cầu thị trường trong và ngoài nước, hệ thống hóa các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các định mức, tiêu chuẩn, phục vụ cho việc thiết kế và thẩm định dự án, quyết định đầu tư.

Việc thẩm định dự án phải xác định cụ thể phương pháp thẩm định, tiêu chuẩn để một dự án là khả thi về các kỹ thuật, tài chính, kinh tế - xã hội. Xác định đúng người có thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án thay cho việc ra quyết định đầu tư hiện nay vì sau khi các dự án được thẩm định sẽ được trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét ra quyết định đầu tư. So với một dự án đầu tư thì quyết định đầu tư chỉ mới bao gồm những nội dung cơ bản của dự án. Vì thế, để nâng cao hiệu quả của dự án, nên quy định người có thẩm quyền ra quyết định phê duyệt dự án thay cho việc quyết định đầu tư như hiện nay. Dự án sau khi được phê duyệt sẽ là căn cứ pháp lý để tổ chức thực hiện đầu tư và cũng là căn cứ pháp lý cho việc kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện đầu tư và hiệu quả của dự án sau đầu tư. Xác định rõ trách nhiệm của người thiết kế, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư.

Xác định rõ trách nhiệm người thực hiện: Chủ đầu tư có trách nhiệm thiết kế hoặc thuê tổ chức tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi hoặc báo cáo đầu tư. Người thiết kế dự án có trách nhiệm giải trình đầy đủ, kịp thời những nội dung liên quan đến dự án đầu tư mà người thẩm định yêu cầu. Người thẩm định dự án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội

dung thẩm định của mình. Trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường. Người phê duyệt dự án chịu trách nhiệm với tư cách là cấp trên của đơn vị chủ đầu tư và đơn vị thẩm định. Chịu trách nhiệm trực tiếp đối với những nội dung chưa được thẩm định. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm hoàn toàn về hiệu quả đầu tư của dự án và việc thực hiện các quy định trong việc thiết kế, thực hiện dự án. Cơ quan, cá nhân thẩm định, quyết định chịu trách nhiệm khi thực hiện sai các thủ tục quy định.

Trong quá trình thiết kế, thẩm định và phê duyệt dự án, nếu đã xin ý kiến của các cơ quan có chức năng của Nhà nước mà được trả lời không đúng hoặc không trả lời thì cơ quan chịu trách nhiệm trả lời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

3.2.1.3. Đổi mới và tăng cường năng lực tổ chức quản lý thực hiện triển khai dự án đầu tư sao cho phù hợp các văn bản của Nhà nước Trung ương vừa phù hợp với điều kiện của Thành phố Hà Nội

Sau khi quá trình thiết kế, thẩm định, phê duyệt dự án được hoàn tất, thì việc thực hiện triển khai dự án đầu tư cũng phải được quản lý phù hợp với những quy định, văn bản của Nhà nước, phù hợp với điều kiện của Hà Nội. Việc đấu thầu dự án đầu tư XDCB, nghiệm thu và quản lý chất lượng công trình phải được thực hiện một cách công khai và minh bạch.

Đối với việc quản lý công tác đấu thầu, việc thực hiện đấu thầu các dự án đầu tư phải đảm bảo tính đúng đắn, khách quan công bằng. Cần phải nhận thức rõ việc đấu thầu có tác dụng rất lớn thúc đẩy nhà thầu cạnh tranh lành mạnh, vươn lên làm chủ công nghệ, kỹ thuật thi công; Đảm bảo chất lượng công trình với chi phí ngày càng giảm. Đấu thầu góp phần xóa bỏ cơ chế “xin cho” cửa quyền của các chủ đầu tư; Hỗ trợ cho công tác lập dự toán (khi dự toán chưa chuẩn xác thì thông qua đấu thầu có thể thấy rõ và được khắc phục); Hỗ trợ cho việc quản lý thiết kế (đấu thầu khách quan sẽ tránh được hiện tượng thông đồng giữa nhà thầu, chủ đầu tư và nhà thiết kế nâng hệ số an

toàn lên quá cao để khi thi công dễ bớt xén, sử dụng vật liệu, thiết bị ngoại nhập đắt tiền…). Đấu thầu được coi là phương thức quản lý vốn đầu tư tiên tiến nhất mà hiện nay các nước trên thế giới đang áp dụng. Để phát huy tác dụng của cơ chế đấu thầu cần:

- Xác định rõ các trường hợp phải đấu thầu rộng rãi. Thành phố có quy định tất cả các gói thầu thuộc các dự án sử dụng vốn NSNN đều phải tổ chức đấu thầu rộng rãi trừ các trường hợp: Trường hợp bất khả kháng do thiên tai, dịch họa, sự cố cần khắc phục ngay; Gói thầu có tính chất thử nghiệm, bí mật quốc gia, bí mật an ninh, quốc phòng; Gói thầu có giá trị dưới 1 tỉ đồng. Cần lưu ý không vận dụng các quy định chung chung, không rõ ràng trong quy luật đấu thầu để quyết định không tổ chức đấu thầu rộng rãi.

- Quy định cụ thể việc phân chia dự án thành các gói thầu. Đưa ra phương pháp phân chia dự án thành các gói thầu một cách cụ thể để thực hiện thống nhất, tránh tình trạng vận dụng một cách tùy tiện, chia nhỏ gói thầu để không phải đấu thầu. Việc phân chia dự án thành các gói thầu phải được xác định ngay khi thiết kế để vừa đảm bảo chất lượng công trình vừa đảm bảo tính khách quan trong việc phân chia.

- Nên có cơ chế khuyến khích các nhà thầu tham gia đấu thầu, cạnh tranh lành mạnh để tất cả các doanh nghiệp được phép kinh doanh độc lập thuộc lĩnh vực mời thầu, đều được phép tham dự thầu.

- Công tác xét thầu cần phải được chặt chẽ hơn: đưa ra tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ sự thầu một cách cụ thể, rõ ràng trong hồ sơ mời thầu; Quy định cụ thể hơn nữa tiêu chuẩn đối với thành viên tổ chuyên gia, số lượng chuyên gia xét thầu; Quy định quyền độc lập đánh giá của từng chuyên gia, phương pháp tổng hợp ý kiến của các chuyên gia, trách nhiệm của từng chuyên gia; Đảm bảo quá trình xét thầu, tổ chuyên gia phải độc lập với các nhà thầu; Thiết kế công trình phải được lập đầy đủ, chi tiết, cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ. Để đảm bảo tính khách quan, hồ sơ mời thầu có thể phải do chính nhà thiết kế lập.

Đối với việc quản lý công tác nghiệm thu và quản lý chất lượng công trình đầu tư XDCB. Việc nghiệm thu, thanh toán tăng không đúng giá trị khối lượng thực tế thi công do nguyên nhân: Thứ nhất, do nhà thầu cố tình hoặc vô ý (trường hợp vô ý rất ít xảy ra) đề nghị nghiệm thu tăng không đúng giá trị khối lượng. Nhà thầu được nghiệm thu, thanh toán tăng không đúng sẽ được lợi ra một khoản tiền. Đối với doanh nghiệp nhà nước, về mặt lý thuyết thì nếu doanh nghiệp hạch toán rõ ràng, minh bạch thì khoản tiền được nghiệm thu, thanh toán tăng không đúng sẽ làm tăng doanh thu, hoặc giảm chi phí làm tăng lợi nhuận, nộp thuế cho Nhà nước, trích quỹ phát triển sản xuất, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ dự phòng… hoặc làm giảm lỗ (đối với doanh nghiệp đang thua lỗ). Trường hợp này, việc đề nghị nghiệm thu, thanh toán tăng không đúng đem lại lợi ích cho cả tập thể một doanh nghiệp, lợi ích cá nhân của Giám đốc doanh nghiệp chỉ là một phần rất nhỏ và chắc hẳn không một giám đốc nào có ý định và đề nghị nghiệm thu thanh toán tăng không đúng nếu có quy định ràng buộc trách nhiệm cá nhân giám đốc. Trên thực tế hiện nay, khoản tiền nghiệm thu tăng không đúng này được phân chia “bí mật” cho nhiều đối tượng. Có thể là tạm ứng trước để chạy cho dự án được duyệt, được ghi kế hoạch vốn, sau đó là làm sao để có dự toán cao, được trúng thầu, được nghiệm thu thanh toán, được quyết toán… Phần còn lại sẽ là của giám đốc và một số bộ phận quan trọng của công ty như trưởng phòng kế hoạch, kế toán trưởng, đội trưởng thi công… Có rất nhiều cách rút tiền để tham ô, hối lộ trong một doanh nghiệp xây lắp nhưng cuối cùng cũng chỉ có hai con đường là bỏ hẳn doanh thu ra ngoài sổ sách hoặc kê khai “khống “chi phí tiền lương, vật liệu và chi phí khác vào giá thành. Thứ hai, do người nghiệm thu không kiểm tra, hoặc kiểm tra không kỹ nên không phát hiện ra phần tăng không đúng. Thực tế cho thấy với người giám sát, nghiệm thu có đủ tiêu chuẩn, năng lực thì không khó khăn lắm trong việc kiểm tra phát hiện những phần khối lượng nhà thầu đề nghị nghiệm thu, thanh toán tăng không

đúng, mà chủ yếu do thông đồng giữa nghiệm thu và người đề nghị nghiệm thu để rút tiền của Nhà nước. Để hạn chế tình trạng này trong thời gian tới thì việc quản lý cần phải có những quy định nhằm gắn chặt trách nhiệm của cá nhân người giám sát thi công. Người giám sát thi công phải theo dõi chặt chẽ hàng ngày, ghi chép và cùng ký xác nhận với nhà thầu khối lượng thi công, số lượng, giá cả, xuất xứ từng loại vật tư, thiết bị đưa vào công trình. Cán bộ giám sát không theo dõi, ghi chép đầy đủ, kịp thời sẽ bị xử phạt theo mức độ cụ thể (có thể theo tỷ lệ % giá trị khối lượng thi công, vật tư, thiết bị). Nếu phát hiện chất lượng công trình không đảm bảo như thiết kế, vật tư, thiết bị đưa vào công trình thiếu số lượng, kém chất lượng thì người giám sát thi công phải bồi thường. Người giám sát phải được hưởng phụ cấp trách nhiệm cao. Tiêu chuẩn hóa cán bộ giám sát về trình độ tối thiểu đối với từng loại công trình, về phẩm chất đạo đức. Thành phần tham gia nghiệm thu bắt buộc phải có cán bộ giám sát công việc đó. Thời gian nghiệm thu, thời gian thanh toán nhất thiết phải được quy định rõ ràng trong hợp đồng giao nhận thầu thi công. Cuối năm (ngày 31/12) các bên A, B bắt buộc phải nghiệm thu xác nhận khối lượng, giá trị thực hiện trong năm làm cơ sở thanh, quyết toán vốn đầu tư thực hiện năm đó. Quy định này nhằm nâng cao trách nhiệm đối với chủ đầu tư, tránh tình trạng nhiều chủ đầu tư không làm thủ tục, gây khó khăn, không nghiệm thu kịp thời cho các nhà thầu. Đối với nhà thầu, quy định này sẽ tạo

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước của Thành phố Hà Nội (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)