Nhóm giải pháp về phía Nhà nước Trung ương

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước của Thành phố Hà Nội (Trang 99)

3.2.2.1. Đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật

Đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đổi mới và hoàn thiện quy trình xây dựng luật, ban hành và thực thi pháp luật, trong đó chú trọng việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ chức thi hành luật một cách nghiêm minh.

Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung pháp luật hiện hành phù hợp với yêu cầu thực hiện chiến lược kinh tế, xã hội và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là các luật: Luật Thương mại, Luật Phá sản doanh nghiệp; Bộ luật Lao động; Luật Các tổ chức tín dụng; Luật Ngân sách Nhà nước; Luật Đất đai.

Xây dựng một số luật mới như: Luật áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp trên cơ sở thống nhất Luật Doanh nghiệp Nhà nước và Luật Doanh nghiệp hiện hành; Luật Đầu tư trên cơ sở thống nhất Luật Đầu tư nước ngoài và Luật khuyến khích đầu tư trong nước; Luật Cạnh tranh và Kiểm soát độc quyền trong đầu tư, v.v. Bổ sung những định chế của Nhà nước nhằm kiểm soát được lĩnh vực đầu tư và xây dựng trong các khau quy hoạch; Quy mô dự án và phân cấp xét duyệt; Tiến độ, thời gian thực hiện dự án. Nghiên cứu cơ

chế chính sách, khuyến khích đầu tư của mọi chủ thể kinh tế trong và ngoài nước, nhằm động viên thu hút khả năng đầu tư. Tăng cường quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ đầu tư đi đôi với các chế tài, hình phạt áp dụng cho chủ đầu tư nếu vi pham.

Các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng phối hợp chặt chẽ trong khâu rà soát và hoàn chỉnh hệ thống các văn bản về quản lý đầu tư và xây dựng từ khâu chủ trương đầu tư, triển khai thực hiện dự án đầu tư đến khâu kết thúc đầu tư và quyết toán vốn đầu tư nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư trong cả nước. Bước tiếp theo là tăng cường công tác đôn đốc, kiểm tra, thanh tra ở các Bộ, ngành, địa phương trong việc chấp hành các quy định về công tác quản lý đầu tư.

3.2.2.2. Đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách kinh tế liên quan đến tiêu chuẩn định mức, liên quan đến giải ngân, thanh toán

Tăng cường hiệu lực và đổi mới cơ chế quản lý Ngân sách Nhà nước: Sửa đổi Luật Ngân sách Nhà nước; Nâng cao quyền hạn và trách nhiệm của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp trong việc quyết định và thực hiện ngân sách, tiếp tục và mở rộng việc thực hiện nguyên tắc công khai ngân sách. Tiếp tục cải cách hệ thống chính sách thuế theo hướng nuôi dưỡng nguồn thu, thực hiện công khai, minh bạch, giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và dân cư; Khuyến khích phát triển sản xuất và bảo đảm công bằng xã hội. Từng bước thống nhất chính sách thuế giữa các doanh nghiệp có vốn đàu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước bao gồm thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất... Thực hiện từng bước việc thuế hóa thay thế các hàng rào phi thuế quan trong hoạt động thương mại quốc tế, thực hiện giảm thuế nhập khẩu theo cam kết trong khối ASEAN và các cam kết song phương, đa phương khác. Tiến hành cải cách thuế theo hướng thu hẹp dần các mức thuế suất, giảm tỷ trọng thuế gián thu, áp dụng các sắc thuế mới như thuế thu nhập cá nhân, thuế bất động sản. Tổng kết toàn

bộ chế độ miễn, giảm thuế hiện hành, nghiên cứu điều chỉnh chính sách miễn, giảm theo hướng thu gọn đối tượng được miễn giảm; thu hẹp mức được miễn, giảm so với hiện hành. Nghiên cứu xóa bỏ cơ chế bao cấp về vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp tự đổi mới, cơ cấu lại hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh và giảm sự ỷ lại vào Nhà nước. Cơ cấu lại chi Ngân sách Nhà nước theo hướng Ngân sách Nhà nước tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước. Xóa bỏ các khoản chi mang tính bao cấp trực tiếp. Các chính sách hỗ trợ tài chính của Nhà nước phải trên cơ sở hiệu quả và không ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh. Đổi mới chi Ngân sách cho khu vực hành chính sự nghiệp. Cải cách cơ bản chế tài, chính sách đối với hệ thống khoa học công nghệ.

Tăng cường quản lý nợ, nhất là nợ nước ngoài; Xử lý nợ của doanh nghiệp Nhà nước. Đổi mới tổ chức cơ chế hoạt động của các quỹ hỗ trợ hoạt động kinh doanh của Nhà nước theo hướng chuyển từ tiền ưu đãi sang hậu ưu đãi. Xây dựng Luật quản lý vốn và tài sản của Nhà nước. Mở rộng hoạt động kiểm toán, tạo điều kiện tăng cường tính minh bạch và nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Khuyến khích hình thành và phát triển các công ty kiểm toán tư nhân và nước ngoài. Nâng cao năng lực và tính độc lập của cơ quan Kiểm toán Nhà nước. Đổi mới những quy định về chứng từ và sổ sách kế toán theo hướng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp đồng thời đảm bảo tiền đề cho việc giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước. Thiết lập cơ chế giám sát tài chính, tiền tệ nhằm bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, kiểm soát các luồng vốn, các khoản vay nợ, trả nợ, mở rộng các hình thức công khai tài chính. Xây dựng và thực hiện chương trình xử lý nợ của khu vực doanh nghiệp Nhà nước, bao gồm cả nợ của các ngân hàng thương mại quốc doanh, nhất là khoản nợ của 200 doanh nghiệp

Nhà nước lớn đã được Chính phủ xác định. Ban hành Nghị định về quản lý nợ nước ngoài.

Tiếp tục đổi mới chính sách tiền tệ và tỷ giá: Xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng, kích thích đầu tư phát triển, bảo đảm nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững. Đổi mới chính sách tiền tệ theo hướng vận dụng các công cụ chính sách gián tiếp. Thực hiện chính sách tỷ giá, lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở theo cung cầu trên thị trường, từng bước nâng cao khả năng chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam, trước hết là đối với những tài khoản vãng lai.

Hiện đại hóa các hệ thống thanh toán bù trừ và hệ thống thông tin; Bảo đảm thuận tiện các hoạt động thanh toán, cung ứng, thu hồi và điều hòa tiền mặt. Nâng cao vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong lĩnh vực điều hành, quản lý, tiền tệ, giám sát các hoạt động tín dụng; Tăng cường năng lực của Ngân hàng Nhà nước về tổ chức, thể chế và cán bộ.

KẾT LUẬN

Như vậy, sau một thời gian nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành đề tài với những kết quả như sau:

Thứ nhất, luận văn đã nêu rõ hoạt động đầu tư XDCB là một bộ phận của hoạt động đầu tư nói chung, đây là việc bỏ vốn đầu tư vào để tiến hành các hoạt động XDCB nhằm sản xuất các tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân thông qua các hình thức xây dựng mới, xây dựng lại, xây dựng mở rộng, hiện đại hóa và khôi phục các tài sản cố định. Trong vốn đầu tư phát triển thì vốn đầu tư XDCB từ NSNN là một bộ phận của vốn đầu tư phát triển của NSNN, nó được hình thành từ sự huy động của Nhà nước để chi cho đầu tư XDCB nhằm xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho nền kinh tế quốc dân.

Thứ hai, từ những lý luận và những kinh nghiệm thực tiễn, ngoài những đặc trưng chung của vốn đầu tư thì vốn đầu tư XDCB từ NSNN còn có những nét đặc thù riêng có của nó. Nét đặc thù này của vốn đầu tư XDCB từ NSNN là việc đầu tư vốn trực tiếp nhưng không có hoàn lại, chính vì thế dễ dẫn đến tình trạng lãng phí, thất thoát, tham ô, tham nhũng ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, gây mất lòng tin đối với nhân dân. Do đó, việc quản lý của nhà nước đối với vốn đầu tư XDCB từ NSNN cần phải chú trọng quan tâm, là một tất yếu khách quan hiện nay của nước ta nói chung và Thành phố Hà Nội nói riêng trong quá trình CNH, HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ ba, Công tác quản lý của nhà nước đối với hoạt động đầu tư XDCB từ NSNN còn chịu sự tác động, ảnh hưởng của nhiều nhân tố dẫn đến chất lượng quản lý có nhiều thay đổi, đặc biệt là nhân tố môi trường quản lý vĩ mô. Do đó, nội dung quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư XDCB từ NSNN bao gồm: Quản lý về quy hoạch, kế hoạch hóa vốn đầu tư XDCB từ NSNN; Quản lý việc lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế dự án vốn đầu tư XDCB từ NSNN; Quản lý việc lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế dự toán; Quản lý việc

lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án đầu tư; Quản lý việc giám sát chất lượng, nghiệm thu xác định khối lượng XDCB hoàn thành, nghiệm thu công trình; Quản lý việc thanh toán, quyết toán, kiểm tra, kiểm soát, giám sát vốn đầu tư XDCB từ NSNN.

Thứ tư, từ những cơ sở lý luận, luận văn đã phân tích về thực trạng việc quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của Thành phố Hà Nội qua những năm gần đây và đã đưa ra những đánh giá về thành tựu và nguyên nhân thành tựu đạt được của Thành phố Hà Nội trong công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN, như: Việc quy hoạch, kế hoạch hóa và phân cấp quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN ngày càng rõ ràng và mở rộng hơn; Các thủ tục quản lý vốn đầu tư xây dựng ngày càng được cải cách theo hướng đơn giản, thông thoáng hơn; Công tác thanh, quyết toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN ngày càng được chú trọng hơn; Quản lý việc huy động và chi vốn đầu tư XDCB từ NSNN qua các năm đều tăng theo hướng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội; Kết quả đạt được của công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN đã góp phần vào việc khắc phục tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư XDCB từ NSNN, thúc đẩy quá trình CNH, HĐH, phát triển kinh tế - xã hội chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Thành phố Hà Nội thời gian qua.

Thứ năm, ngoài những phân tích đánh giá về thành tựu đạt được, luận văn còn chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong việc quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của Thành phố Hà Nội, như: Công tác quy hoạch, kế hoạch hóa vốn đầu tư XDCB từ NSNN điều chỉnh nhiều lần; Hệ thống luật pháp, chính sách chưa rõ ràng; Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, quản lý công tác đấu thầu còn nhiều hạn chế; Việc triển khai thực hiện các dự án sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN diễn ra chậm, lãng phí, thất thoát, hiệu quả không cao; Tình hình nợ đọng vốn đầu tư XDCB từ NSNN vượt quá khả năng của ngân sách…

Thứ sáu, với sự phân tích nghiên cứu về thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN, luận văn đã đề xuất định hướng nhằm quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN hiệu quả hơn để phù hợp với phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đế năm 2050, đó là: Dựa trên cơ sở quán triệt các Luật, Nghị định, Quyết định, chính sách và cơ chế có liên quan đến quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN, từ đó điều chỉnh, bổ sung để việc quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư XDCB từ NSNN của thành phố Hà Nội theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động, đảm bảo tránh lãng phí, thất thoát vốn, nhằm đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta nói chung và Thành phố Hà Nội nói riêng.

Thứ bảy, thông qua đề xuất định hướng cho việc quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN, luận văn đã đề xuất hai nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư XDCB từ NSNN của Thành phố Hà Nội trong thời gian tới. Hai nhóm giải pháp đó là: Nhóm giải pháp về phía Nhà nước và nhóm giải pháp về phía Thành phố Hà Nội. Trong đó, mỗi nhóm giải pháp đều có vị trí và tầm quan trọng riêng, song, với mục đích của đề tài thì nhóm giải pháp thứ hai mang tính chất trực tiếp gắn với yếu tố chủ quan của Thành phố Hà Nội.

Thứ tám, luận văn đã hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS. Ngô Văn Lương cùng với sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp, đặc biệt là sự cố gắng của tác giả. Song, vấn đề vốn là vấn đề nhạy cảm và phức tạp, chủ đề của luận văn nghiên cứu về vốn đầu tư XDCB từ NSNN nên kết quả đạt được còn hạn chế và không tránh khỏi thiếu sót. Chính vì vậy, tác giả mong nhận được sự đóng góp quý báu của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu và các thầy giáo, cô giáo.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Kế hoạch (2003), Thông tư số 03/2003/TT - BKH, Hà Nội. 2. Bộ Tài chính (1999), Thông tư số 135/1999/TT - BTC, Hà Nội. 3. Bộ Tài chính (2000), Hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư, Hà Nội.

4. Bộ Tài chính (2005), “Thông tư số 10/2005/TT-BTC ngày 2/2/2005 hướng dẫn thực hiện Quy chế công khai tài chính đối với việc phân bổ, quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước” (3/2005), (1), tr.19-27, Công báo.

5. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 27/2007/TT - BTC, Hà Nội. 6. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 33/2007/TT - BTC, Hà Nội. 7. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 130/2007/TT - BTC, Hà Nội.

8. Bộ Tài chính (2007), Thông tư của Bộ Tài chính số 27/2007/TT-BTC ngày 03/04/2007 - Hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước, Hà Nội.

9. Bộ Tài chính (2010), Thông tư số 210/2010/TT - BTC, Hà Nội. 10. Bộ Xây dựng (2000), Quyết định số 17/2000/QĐ - BXD, Hà Nội. 11. Bộ Xây dựng (2000), Thông tư số 09/2000/TT - BXD, Hà Nội.

12. Bộ Xây dựng (2000), Quy chế Quản lý chất lượng công trình Xây dựng, Hà Nội.

13. Bộ Xây dựng (2003), Tuyển tập hội thảo “Chất lượng và Công nghệ Xây dựng nhà cao tầng” tháng 5/2003, Hà Nội.

14. Bộ Xây dựng (2003), Thông tư số 07/2003/TT - BXD, Hà Nội. 15. Bộ Xây dựng (2003), Quyết định số 18/2003/QĐ - BXD, Hà Nội. 16. Bộ Xây dựng (2005), Quyết định số 05/2005/QĐ - BXD, Hà Nội. 17. Bộ Xây dựng (2005), Thông tư số 03/2005/TT - BXD, Hà Nội.

18. Bộ Xây dựng (2005), Thông tư số 12/2005/TT - BXD, Hà Nội. 19. Bộ Xây dựng (2006), Chỉ thị số 06/2006/CT - BXD, Hà Nội.

20. Bộ Xây dựng (2006), Thông tư số 04/2005/TT - BXD ngày 1/4/2005 hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình,

Nxb. Tài chính, Hà Nội.

21. Bộ Xây dựng (2006), Thông tư số 08/2006/TT - BXD, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước của Thành phố Hà Nội (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)