2.2.2.1. Tình hình thu hút FDI vào ngành Du lịch
Từ năm 2000 đến nay, gần 9 tỷ USD vốn FDI đã giải ngân vào ngành du lịch Việt Nam. Lượng vốn FDI này đã góp phần bù đắp cho sự thiếu hụt về vốn để phát triển ngành du lịch. Có thể nói, FDI đóng một vai trò quan trọng, góp phần cải thiện đáng kể những mặt yếu kém của ngành trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Các dự án FDI vào các khách sạn, trung tâm thương mại, tổ hợp văn phòng căn hộ
đã mang lại bộ mặt mới cho các thành phố, tại thủ đô, một loạt các khách sạn mang tầm cỡ quốc tế đã được xây dựng và bước vào kinh doanh như: Metropole, Daewoo, Tháp Hà Nội, Meritus, khách sạn SAS, khách sạn Hilton, Grand Plaza, Sofitel Plaza, Horison… Tại T.P Hồ Chí Minh chỉ trong vài năm trở lại đây khách sạn đồ sộ mọc lên ở khắp mọi phường, mọi quận trong đó phải kể đến khách sạn New World, khách sạn Ommi, Equatorial, Royal, dọc Miền Trung cũng đã có được những khách sạn tầm cỡ như Century ở Huế, Palcace ở Đà Lạt, Novotel ở Phan Thiết. Còn những thành phố nhỏ như Hải Phòng, Quảng Ninh, Nha Trang, Vũng Tàu… cũng thu hút được không ít vốn FDI vào kinh doanh du lịch, khách sạn. Theo thống kê chưa đầy đủ, tính đến cuối năm 2010 cả nước có số lượng cơ sở lưu trú như sau:
Bảng 2.3. Cơ sở lƣu trú của ngành du lịch tính đến cuồi năm 2010.
Số lƣợng Số phòng
Khách sạn 1.904 53.026
Nhà nghỉ 68 7.603
Biệt thự 52 1.310
Làng du lịch 11 357
Căn hộ cho thuê 91 249
Bãi cắm trại 8 83
Cơ sở lưu trú khác 1.205 9.876
Tổng 3.267 72.504
Nguồn: Website: www.Vietnamtourism.gov
Hệ thống cơ sở lưu trú của Việt Nam không chỉ phong phú về số lượng mà chất lượng cũng ngày càng được nâng cao. Hiện cả nước có 850 khách sạn được xếp hạng sao (chiếm 45% tổng khách sạn toàn ngành), trong đó có khoảng 110 khách sạn được xếp hạng từ 3 đến 5 sao. Trong số này có 13 khách sạn 5 sao, 19 khách sạn 4 sao và 78 khách sạn 3 sao, hầy hết các khách sạn 4 sao, 5 sao đều thuộc về các doanh nghiệp có vốn FDI.
2.2.2.2. Tình hình thu hút FDI vào ngành Y tế.
Trong mấy năm trở lại đây, FDI vào ngành y tế Việt Nam cũng bắt đầu có bước phát triển mới với số dự án và vốn đăng ký ngày càng tăng. Cụ thể là giai đoạn 2006– 2011 vốn đăng ký đạt hơn 700 triệu USD, gần bằng tổng vốn đăng ký của cả giai đoạn trước đó (1989 – 2005). Điều này phù hợp với xu hướng vốn FDI thu hút được của toàn nền kinh tế quốc dân, tức là giai đoạn 2005 – 2011 vốn đăng ký còn cao hơn tổng vốn đăng ký cả giai đoạn trước đó kể từ khi bắt đầu thu hút FDI. Điều này cho thấy vốn FDI đầu tư vào ngành y tế của Việt Nam không bị bỏ ngoài, mà cũng có đóng góp nhất định vào sự tăng trưởng vượt bậc về vốn FDI của cả nước. Bên cạnh đó, vốn thực hiện trong ngành này luôn đạt mức cao (trên 60%) không chỉ xuất phát từ đặc thù của ngành là vốn đi kèm với công nghệ, máy móc, mà còn thể hiện hiệu quả hoạt động thu hút FDI vào y tế.
Bảng 2.4. Tình hình đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào ngành y tế của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2011 Năm Số dự án Vốn (USD) 2006 10 16.220.000 2007 12 112.500.000 2008 7 402.900.000 2009 6 8.300.000 2010 9 205.000.000 2011 2 22.000.000 Tổng 46 766.020.000
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ KH&ĐT
Các dự án quy mô lớn ngày càng nhiều hơn, đặc biệt là các dự án xây dựng, kinh doanh bệnh viện, dịch vụ y tế chất lượng cao, đưa quy mô trung bình 1 dự án FDI trong ngành y tế lên cao hơn quy mô trung bình của 1 dự án FDI nói chung tại Việt Nam. Như vậy, Việt Nam có thể có được những bệnh viện lớn đạt tiêu chuẩn quốc tế với công nghệ và kỹ thuật chuẩn đoán, chữa bệnh tiên tiến, hiện đại. Nhờ đó
cơ sở vật chất ngành y tế nói riêng và hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội của Việt Nam nói chung được nâng cao từng bước.
Ngoài ra, bên cạnh những đối tác lớn, truyền thống như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, ngành y tế Việt Nam cũng đã bắt đầu thu hút được sự chú ý của một số đối tác từ các nước phát triển khác có công nghệ y học hiện đại như Mỹ, CHLB Đức, Hà Lan, Canada… Do đó, kỹ thuật chuẩn trị bệnh, cũng như sáng chế, bào chế dược phẩm, sản xuất thiết bị y tế chính xác của nước ta càng có cơ hội thuận lợi hơn để phát triển trong tương lai gần. Gần đây, nhiều đối tác đang tăng cường xúc tiến đầu tư vào ngành y tế Việt Nam. Ví dụ: tháng 11 năm 2008, các nhà đầu tư là các bệnh viện tư nhân và công ty dược của Malaysia đã đến thăm và làm việc với nhiều bệnh viện, cơ sở y tế để tìm cơ hội đầu tư và hợp tác trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam. Cùng với hoạt động hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, các bệnh viện, tập đoàn y tế và công ty dược của Malaysia cũng tổ chức triển lãm giới thiệu các dịch vụ y tế và trao đổi chuyên môn nghiệp vụ y với các bác sĩ và bệnh nhân Việt Nam. Các dịch vụ y tế được giới thiệu bao gồm: giải phẫu tim, chuyên khoa mắt, chẩn đoán bệnh, điều trị sản khoa, giải phẩu thẩm mỹ và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trọn gói; năm 2011, công ty Fortis Healthcare của Ấn Độ trả 64 triệu USD mua 65% cổ phần trong Tập đoàn y tế Hoàn Mỹ; gần đây nhất, tháng 8/2012, công ty Progress Trading và công ty SMS – Slovak Medical Services.Ltd (CH Czech) công bố một số dự án trong tương lai tại Việt Nam. SMS tập trung phân phối các thiết bị y tế với công nghệ tiên tiến nhất. Ban đầu SMS sẽ cung ứng các sản phẩm trong chấn thương chỉnh hình, cố định các vết thương, hồi phục chức năng, thiết bị thông gió cho bệnh nhân, thiết bị giám sát bệnh nhân và cảm biến…; Ngoài ra Tập đoàn Parkway cũng đầu tư bệnh viện quốc tế Thành Đô (Quận Bình Tân, T.P Hồ Chí Minh) với vốn đầu tư khoảng 80 triệu USD, dự kiện vận hành trong quý I/2013, với 319 giường bệnh phục vụ hơn 60.000 bệnh nhân nội trú và ngoại trú trong năm đầu hoạt động, sau đó sẽ tăng lên gấp đôi vào năm 2014. Parkway cũng có kế hoạch triển khai xây dựng bệnh viện thứ hai trong năm 2013…
Bảng 2.5. Tình hình thu hút FDI vào ngành y tế của Việt Nam phân theo đối tác đầu tƣ. (1989 – 2008) STT Đối tác Số dự án Vốn đăng ký (USD) Vốn thực hiện (USD) 1 Hàn Quốc 27 268.216.835 18.360.757 2 Hồng Kông 7 88.525.000 53.476.435 3 Canada 2 72.000.000 623.797 4 Nhật Bản 13 71.504.798 42.271.994 5 Hoa Kỳ 10 67.326.735 14.762.500 6 Thuỵ Sỹ 2 65.700.000 12.672.795 7 BVI 6 64.500.743 29.374.406 8 Pháp 5 47.882.614 15.346.630 9 CHLB Đức 3 31.637.500 500.000 10 Trung Quốc 16 31.239.400 5.955.253 11 Australia 2 28.274.000 15.725.260 12 Brunei 1 18.000.000 0 13 Đài Loan 8 15.704.613 5.496.135 14 Singapore 9 14.404.425 6.803.583 15 Malaysia 2 12.500.000 28.140.381 16 Ấn Độ 2 6.000.000 1.000.000 17 Isaren 2 5.331.136 4.720.413 18 Thái Lan 1 5.000.000 3.000.000 19 Hà Lan 2 4.373.000 3.000.000 20 LB Nga 2 3.284.921 3.470.082 21 Campuchia 1 300.000 0 Tổng 127 921.705.720 264.700.421
Không chỉ đa dạng hơn về đối tác đầu tư, về địa bàn đầu tư cũng có những chuyển biến tích cực, đó là vốn FDI vào ngành y tế đã tăng cường vai trò hơn vào hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho toàn xã hội bao gồm cả bộ phận dân cư thu nhập trung bình, thậm chí thấp hơn, vì một số tỉnh nghèo ở cả Bắc, Trung, Nam như Thanh Hoá, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Thái Bình, Thái Nguyên, Hoà Bình, Lâm Đồng đã được các nhà đầu tư chú ý với một số dự án bệnh viện, trung tâm điều dưỡng, chăm sóc sức khoẻ, hay sản xuất thuốc.
2.2.2.3.Tình hình thu hút FDI vào ngành Giáo dục
Dự án FDI đầu tiên được cấp phép trong lĩnh vực giáo dục là vào năm 1993, 5 năm sau khi Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành. Trong hơn 20 năm qua, nước ta cũng đã đạt được một số thành công nhất định trong hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển dịch vụ giáo dục. Tính từ đó đến hết năm 2011, Việt Nam đã có 152 dự án FDI vào giáo dục với tổng vốn đầu tư là 354,7 triệu USD và tổng vốn điều lệ 123,7 triệu USD.
Năm 2006, Việt Nam đã gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO), giáo dục Việt Nam bước đầu mở cửa hội nhập, số dự án FDI vào giáo dục tăng lên. Năm 2007 là 13 dự án và năm 2008 là 15 dự án với tổng vốn đầu tư lần lượt là 11,6 triệu USD và 90,4 triệu USD.
Kể từ ngày 1/1/2009, Việt Nam bắt đầu thực hiện cam kết GATS (Hiệp định chung về thương mại dịch vụ) mở cửa khu vực giáo dục đại học tư thục, điều này tạo cơ hội thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào giáo dục đại học Việt Nam. Tuy nhiên số dự án trong năm 2009 chỉ dừng ở con số 8 dự án và tổng vốn đầu tư giảm xuống còn 28,9 triệu USD và năm 2011 là 14 dự án với tổng vốn đầu tư là 7,76 triệu USD.
Bảng 2.6. Tổng vốn FDI vào lĩnh vực giáo dục qua các năm
(Tính đến 31/12/2011)
Đơn vị: nghìn USD
Năm Số dự án Vốn đầu tư Năm Số dự án Vốn đầu tư
1993 2 8.624 2003 15 8.440 1994 0 0 2004 13 16.455 1995 1 2.100 2005 15 28.213 1996 2 3.120 2006 9 22.100 1997 1 1.700 2007 13 11.612 1998 2 1.285 2008 15 90.438 1999 1 2.000 2009 8 29.035 2000 6 7.358 2010 8 74.700 2001 11 25.215 2011 14 7.760 2002 9 11.382 Tổng cộng 145 351.537
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT
Nhìn chung, so với các ngành khác, vốn FDI vào lĩnh vực giáo dục vẫn là một con số nhỏ. Mặc dù số dự án FDI trong lĩnh vực giáo dục ở mức trung bình, không quá ít so với ngành khác, nhưng quy mô đầu tư của mỗi dự án này còn nhỏ, kéo theo tổng vốn đầu tư và tỷ trọng vốn đầu tư vào lĩnh vực này thấp. Tỷ trọng vốn FDI vào giáo dục tính đến cuối năm 2011 là 0,18% chỉ cao hơn so với ngành khác là ngành hành chính và dịch vụ hỗ trợ. Lý do chính khiến tỷ trọng vốn FDI vào giáo dục thấp hơn so với các ngành khác là do thị trường giáo dục Việt Nam vẫn chưa thực sự mở đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Giáo dục Việt Nam hiện đang là lĩnh vực đầu tư có điều kiện, một số khía cạnh chưa được phép đầu tư, một dự án FDI vào giáo dục gặp rất nhiều khó khăn.
Về cơ cấu theo địa bàn, trong số các địa phương thu hút đầu tư nước ngoài vào giáo dục, hai địa phương thu hút phần lớn vốn đầu tư nước ngoài là T.P Hồ Chí Minh và Hà Nội. Vừa là địa phương có dự án đầu tư nước ngoài đầu tiên trong lĩnh vực giáo dục, vừa là nơi thu hút nhiều nhất đầu tư trong lĩnh vực này, thành phố Hồ Chí Minh hiện có trên 70 dự án đầu tư nước ngoài thành lập các cơ sở giáo dục đào tạo và được cấp phép (chiếm
gần 50% số dự án FDI vào ngành giáo dục), với tổng vốn đăng ký trên 150 triệu USD. Không chỉ thế, rất nhiều những dự án quy mô đầu tư lớn đều đặt trụ sở chính tại thành phố này, ví dụ như Trường Đại học Quốc tế RMIT, Trường tư thục Kinder World, Trường Quốc tế Nam Sài Gòn. Điều này rất dễ hiểu bởi T.P Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất trong cả nước, có thể coi là một trung tâm kinh tế của Việt Nam, thu nhập của người dân đi kèm với nhu cầu hưởng thụ giáo dục rất cao. Tiếp đó là Hà Nội với trên 40 dự án, tổng vốn đăng ký trên70 triệu USD. Các địa phương khác như Hải Phòng, Hà Tây, Đà Nẵng, Hải Dương cũng đã có các cơ sở giáo dục đào tạo có vốn đầu tư nước ngoài.
Về đối tác đầu tư, Hiện có 18 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào lĩnh vực giáo dục của Việt Nam. Các quốc gia này đều là những nước có nền kinh tế phát triển, nền giáo dục tiên tiến. Khi chủ đầu tư từ các nước này đưa dự án FDI vào giáo dục Việt Nam, đã giúp người học Việt Nam tiếp cận được với tri thức, phương pháp giáo dục tiên tiến trên thế giới. Với những nhà lãnh đạo, chủ các cơ sở giáo dục, giáo viên Việt Nam, các dự án này giúp họ học hỏi được những kinh nghiệm quản lý giáo dục, những phương pháp dạy và học để nâng cao chất lượng đào tạo. Mỗi quốc gia có một thế mạnh riêng về giáo dục, ví dụ như Singapore mạnh về dạy học sinh tư duy các môn tiếng Anh, Toán, Khoa học, còn nền giáo dục của Anh lại nổi tiếng vì đào tạo được những học sinh có tính độc lập cao và sáng tạo. Chính vì vậy, sự đa dạng của các quốc gia đầu tư sẽ giúp nền giáo dục Việt Nam học hỏi và tận dụng được thế mạnh của nền giáo dục nước bạn.
Trong số 18 quốc gia đầu tư vào giáo dục Việt Nam, Australia là đối tác lớn nhất trong lĩnh vực giáo dục đào tạo có vốn đầu tư nước ngoài. Với trên 20 dự án, trong đó có dự án thành lập Đại học RMIT Việt Nam với tổng vốn đầu tư lên tới 44,1 triệu USD, Australia đã chứng tỏ vai trò của mình trong việc thiết lập các cơ sở giáo dục có danh tiếng ở Việt Nam. Singapore là nước có số lượng dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo tạo Việt Nam lớn nhất, tuy nhiên, quy mô các dự án này tương đối nhỏ nên tổng vốn đăng ký lên tới trên 45 triệu USD. Hoa Kỳ, Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản cũng có nhiều dự án dạy nghề, dạy ngoại ngữ, dạy phổ thông tại Việt Nam.
Mặc dù đã đạt được một số thành tựu trong việc thu hút nguồn vốn FDI vào dịch vụ giáo dục song nguồn vốn FDI vào giáo dục tăng chậm và không đồng đều. Quy mô các dự án tương đối nhỏ nên lượng vốn đầu tư không nhiều.
FDI vào dịch vụ giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Hiện nay nước ta có cơ cấu dân số rất trẻ, là độ tuổi cần và tích cực tham gia vào quá trình giáo dục đào tạo. Bên cạnh đó, nước ta đang trong tình trạng thừa lao động nhưng thiếu việc làm, số lượng lao động tập trung nhiều vào nông nghiệp. Vì vậy, cần được đào tạo nghề để chuyển lực lượng lao động này sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. Qua đó cho thấy nhu cầu cần được giáo dục và đào tạo của Việt Nam là rất lớn. Đáp ứng được nhu cầu này sẽ đem lại kết quả to lớn, có lợi cho cả người lao động cũng như đơn vị cung cấp dịch vụ giáo dục.
Kết quả thu được trong việc thu hút và sử dụng vốn FDI vào giáo dục và đào tạo cũng khá khiêm tốn, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Quy mô tính trung bình trên một dự án cũng quá thấp (2,3 triệu USD), con số này thấp hơn rất nhiều so với quy mô trung bình chung của một dự án FDI vào Việt Nam (14,5 triệu USD/dự án), số dự án đầu tư quá ít (152 trên tổng số 13.664 dự án đầu tư nước ngoài tính lũy kế đến 15/12/2012). Chỉ có một số ít những dự án có vốn đầu tư lớn như trường Đại học quốc tế RMIT Việt Nam có vốn đầu tư là 44,1 triệu USD; Trường Đại học quốc tế Anh Quốc có vốn đầu tư là 15,481 triệu USD; Trường Quốc tế Nam Sài Gòn có vốn đầu tư là 7,6 triệu USD. Nhiều dự án có vốn đầu tư chỉ dừng lại ở con số vài trăm nghìn USD, thậm chí còn không đủ để tạo dựng