Bài học kinh nghiệm rút ra qua việc phân tích quá trình thu hút FDItrong

Một phần của tài liệu Thu hút FDI cho phát triển bền vững các ngành dịch vụ Việt Nam (Trang 35)

Qua phân tích quá trình thu hút dòng vốn FDI trong lĩnh vực dịch vụ cũng như toàn bộ nền kinh tế của Ấn Độ và Trung Quốc, có thể thấy:

- Mỗi quốc gia phải có định hướng thu hút FDI đối với lĩnh vực dịch vụ theo hướng phát triển bền vững, khuyến khích với các ưu đãi cao nhất đối với những dự án thân thiện môi trường, như năng lượng tái tạo, năng lượng mặt trời, điện gió, xây dựng tòa cao ốc xanh và tiết kiệm năng lượng, công nghiệp – dịch vụ hiện đại, các dự án năng lượng tái tạo, thay thế từ các nguồn rác thải, điện mặt trời, điện gió, ít gây ô nhiễm môi trường, dịch vụ có chất lượng cao, tạo ra phương thức sản xuất và kinh doanh mới.

- Trong quá trình thu hút FDI vào lĩnh vực dịch vụ hướng tới phát triển bền vững, mỗi quốc gia cần xây dựng, đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo điều kiệncho kinh tế dịch vụ phát triển. Trong đó chú trọng vào đổi mới và hoàn thiện các chính sách: Chính sách Pháp luật; Chính sách đất đai; Chính sách tài chính; Chính sách phát triển khoa học – công nghệ; Chính sách môi trường…

- Có thể thấy, ở những nước có khu vực dịch phát triển, nguồn nhân lực chất lượng cao là một yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển các ngành dịch vụ. Vì vậy, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế dịch vụ hiệu quả, bền vững. Cần đào tạo, thu hút đội ngũ lao động tay nghề cao, có trình độ chuyên môn, thông thạo ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu do các nhà đầu tư nước ngoài đề ra.

- Bên cạnh đó, nhằm hạn chế những dự án FDI không hiệu quả vào khu vực dịch vụ, ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế. Chính phủ các nước phải nghiêm ngặt, chủ động trong công tác chọn lựa đối tác đầu tư, từ chối cấp phép cũng như thu hồi giấy

phép đối với những dự án FDI vào khu vực dịch vụ không bảo đảm tiêu chuẩn lao động, tiền lương, không phù hợp với lợi ích cộng đồng, không bảo đảm an toàn toàn lao động, nhất là gây ô nhiễm môi trường, khai thác tài nguyên để xuất khẩu chứ không phải để chế biến làm gia tăng giá trị sản phẩm. Trong quá trình thẩm định dự án vào các ngành công nghiệp – dịch vụ, cần đòi hỏi nhà đầu tư phải bảo đảm các tiêu chuẩn môi trường, có đủ kinh phí đầu tư hệ thống xử lý chất thải, có công nghệ cao để phát thải ít khí các bon nhất theo mức tiên tiến của thế giới. Ngoài ra, cần bổ sung những nội dung liên quan đến FDI với phát triển bền vững trong các hiệp định song phương về đầu tư và quy tắc đầu tư trong các hiệp định thương mại, để xác định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư, của nước chủ nhà và nước của nhà đầu tư.

CHƢƠNG 2

PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH THU HÚT FDI TRONG CÁC NGÀNH DỊCH VỤ TRÊN QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Một phần của tài liệu Thu hút FDI cho phát triển bền vững các ngành dịch vụ Việt Nam (Trang 35)