Thực trạng thu hút FDI vào lĩnh vực dịch vụ nói chung

Một phần của tài liệu Thu hút FDI cho phát triển bền vững các ngành dịch vụ Việt Nam (Trang 38)

Để huy động vốn đầu tư từ ngoài nước phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách tạo môi trường và điều kiện thuận lợi thu hút FDI vào phát triển các ngành, khu vực kinh tế, trong đó có khu vực dịch vụ. Chính vì vậy, dịch vụ đã có bước phát triển, tạo ra những chuyển biến tích cực đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất – kinh doanh và phục vụ đời sống.

Trong những năm gần đây, nguồn vốn đầu tư vào khu vực dịch vụ đạt mức kỷ lục, tổng vốn đầu tư trong năm của lĩnh vực dịch vụ đã lên đến hàng chục tỷ USD. Đặc biệt, năm 2008 lĩnh vực dịch vụ đã thu hút được 27 tỷ USD với 544 dự án, sự gia tăng này một phần do Việt Nam sau khi trở thành thành viên chính thức của WTO, các chính sách thu hút thông thoáng hơn, một môi trường đầu tư cạnh tranh hơn.

Bảng 2.1. Tổng quan về thu hút FDI vào lĩnh vực dịch vụ từ 2005 – 2011 (Tính đến hết 31/12/2011)

Đơn vị tính: triệu USD

Năm Số dự án Tổng vốn đầu tƣ 2005 196 1.763 2006 243 3.809 2007 402 6.009 2008 544 27.552 2009 498 17.544 2010 417 8.800 2011 491 6.090 TỔNG 2.906 29.193 Nguồn: Tổng cục Thống kê 2011.

Về cơ cấu thu hút FDI vào các tiểu ngành trong lĩnh vực dịch vụ. Theo cách phân chia các ngành của WTO, lĩnh vực dịch vụ được chia thành 12 tiểu ngành khác nhau. Việt Nam cũng dựa trên cách phân chia đó để có chiến lược thu hút FDI vào từng tiểu ngành cho phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.Trên thực tế, những ngành dịch vụ mới, hiện đại, có giá trị gia tăng cao đã và đang có sức hấp dẫn thu hút nguồn vốn FDI.

Bảng 2.2. Vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (vốn đăng ký) trong ngành dịch vụ và các ngành kinh tế khác, tính đến năm 15/12/2011

Đơn vị tính: Triệu USD

STT Vốn FDI theo ngành Số vốn

1 Ngành dịch vụ:

- Vận tải kho bãi

-Tư vấn kinh doanh bất động sản - Dịch vụ lưu trú và ăn uống

- Sản xuất, phân phối điện, khí, nước, - Thông tin và truyền thông

- Nghệ thuật và giải trí - Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa - Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm - Y tế và trợ giúp xã hội

- Cấp nước, xử lý chất thải - Giáo dục và đào tạo

- Hành chính và dịch vụ hỗ trợ - Dịch vụ khác 86.181,2 3.261,8 47.002,1 11.830,5 7.397,6 5.697,3 3.636,2 2.066,9 1.321,6 1.015,5 709,9 354,7 187,7 1.699,5

2 Công nghiệp – xây dựng 108.527,6

3 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 3.218,3

Nguồn: Tổng cục thống kê

Số liệu biểu trên cho thấy, vốn FDI tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp – xây dựng. Tuy nhiên, ngành dịch vụ cũng là ngành có sức hút đối với dòng vốn FDI. Nếu tính về tổng số đăng ký, tính đến cuối năm 2011, vốn FDI đổ vào ngành dịch vụ khoảng 86.181,2 triệu USD, xếp thứ hai trong ba ngành kinh tế.

Nguồn vốn FDI tập trung chủ yếu vào các ngành dịch vụ có khả năng sinh lời lớn và nhanh, như: dịch vụ bất động sản, dịch vụ thông tin, dịch vụ tài chính. Trong đó, FDI đầu tư lớn nhất là vào ngành dịch vụ tư vấn và kinh doanh bất động sản, với tổng vốn đăng ký đạt 47.002,1 triệu USD. Đây là ngành mới, phát triển ở

Việt Nam với tốc độ nhanh, phù hợp với yêu cầu phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất và phát triển đô thị. Tiếp đến là ngành khách sạn và nhà hàng với tổng vốn đăng ký đạt 11.830,5 triệu USD; ngành thông tin và truyền thông với tổng vốn đăng ký đạt 5.697,3 triệu USD; ngành vận tải, kho bãi với tổng vốn đăng ký đạt 3.261,8 triệu USD. Số vốn FDI đăng ký vào các ngành dịch vụ mang tính sự nghiệp hay dịch vụ công (Văn hóa – Y tế – Giáo dục) còn ít, thể hiện sức hấp dẫn của các ngành này rất hạn chế, vì vậy trong thời gian tới Việt Nam cần thu hút và tận dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Văn hóa – Y tế – Giáo dục để phát triển bền vững về mặt xã hội. Đây cũng là xu thế bình thường của quá trình phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại – nơi nào, ở đâu tạo ra lợi nhuận cao và nhanh nhất, nơi ấy, ở đó sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài và ngược lại.

Việc thu hút thêm nguồn vốn FDI vào ngành giao thông vận tải và bưu điện là cần thiết. Thời gian qua, ngành này cũng đã thể hiện ưu thế trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư, phát triển giao thông vận tải và hệ thống thông tin – bưu điện đã tạo điều kiện để môi trường đầu tư của Việt Nam hấp dẫn hơn.

Vai trò quan trọng của hệ thống tài chính – ngân hàng là không thể phủ nhận được, tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư vào ngành này ở Việt Nam còn thấp chỉ với 75 dự án và hơn 1.322 triệu USD. Trong tương lai, Việt Nam cần có những cơ chế – biện pháp thích hợp để phát huy sức mạnh và tính cạnh tranh của ngành.

Mặt khác, việc mở cửa thị trường dịch vụ sẽ gia tăng khả năng tiếp cận các công nghệ hiện đại từ các nước phát triển vào Việt Nam. Bởi vì, thông qua con đường thương mại, dịch vụ, những công nghệ mới, hiện đại được hình thành ở các quốc gia phát triển có thể đến với Việt Nam và Việt Nam có thể hưởng lợi từ chính hoạt động nghiên cứu và phát triển (R & D). Các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài thực hiện chuyển giao công nghệ mới vào Việt Nam, thông qua nhiều kênh khác nhau: hợp đồng chuyển giao, trang bị thiết bị mới thông qua triển khai dự án đầu tư, trao đổi kinh nghiệm, hợp tác liên doanh… Thông qua con đường thu hút FDI, Việt Nam có thể tham gia ngày càng đầy đủ hơn vào nền kinh tế thế giới, với chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu. Mở cửa thị trường dịch vụ sẽ thúc đẩy đa dạng hoá về công

nghệ, đẩy nhanh tiến bộ khoa học – công nghệ Việt Nam. Tất nhiên, sự chuyển giao đó phải được tuân thủ theo đường xoắn ốc: Tăng cường thương mại – dịch vụ sẽ đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng và triển khai công nghệ, và công nghệ lưu chuyển lại dẫn đến tăng cường thương mại, bởi vì nó sáng tạo ra những cách thức kinh doanh mới. Tập trung vào các dịch vụ quan trọng, thúc đẩy trao đổi kiến thức và kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài có thể tác động mạnh mẽ đến việc chuyển giao công nghệ và tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển.

Tuy nhiên, cần phải hiểu thấu đáo rằng, cho đến nay, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO được sáu năm, động thái của dòng vốn FDI vào nước ta đã quá tập trung vào nhóm ngành dịch vụ mà phần lớn các ngành đó không đòi hỏi phải đầu tư lớn vào phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – kỹ thuật hiện đại, đồng bộ và hoàn chỉnh. Điều đó khiến cho mục tiêu căn bản của Việt Nam khi mở cửa thị trường, trong đó có thị trường dịch vụ, đó là đón nhận và chuyển giao công nghệ hiện đại, tiên tiến, đồng bộ, hoàn chỉnh từ nguồn FDI không dễ dàng, thậm chí có nguy cơ không thực hiện được.

Vì vậy, vấn đề đặt ra Việt Nam là nước đang phát triển, có lợi thế là nước đi sau tại sao khi thu hút FDI, Việt Nam chưa thể tận dụng được cơ hội để thu hút FDI với công nghệ mới hơn, hiện đại hơn? Nhất là trong điều kiện hiện nay, khi đã đến thời điểm cam kết mở cửa hoàn toàn thị trường dịch vụ cũng như toàn bộ thị trường, Việt Nam sẽ có những bất lợi lớn trong thu hút FDI cũng như phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu Thu hút FDI cho phát triển bền vững các ngành dịch vụ Việt Nam (Trang 38)