Bối cảnh Kinh tế Xã hội tác động đến chất lượng CBCC và yêu

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại sở xây dựng tỉnh thái nguyên (Trang 99)

2014

4.1.1. Bối cảnh Kinh tế Xã hội tác động đến chất lượng CBCC và yêu

nâng cao chất lượng CBCC ngành Xây dựng

Nâng cao chất lượng CBCC là một yêu cầu cần thiết, được thực hiện đồng bộ từ các cơ quan sử dụng CBCC, các DN đến bản thân CBCC trong việc không ngừng học tập nâng cao trình độ. Nhận thức được tầm quan trọng của nâng cao chất lượng CBCC của ngành, ngày 13 tháng 09 năm 2012 Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký Quyết định “Phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành xây dựng giai đoạn 2011 - 2020(Bộ Xây dựng, 2012)

Tại bản Quy hoạch này, Bộ đã nêu ra những nhân tố tác động đến phát triển nhân lực ngành Xây dựng thời kỳ 2011 – 2020 gồm:

* Những nhân tố bên ngoài

-Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ.

-Sự phân công và hợp tác lao động trên phạm vi toàn cầu phát triển nhanh với yêu cầu chất lượng ngày càng cao.

-Khoa học công nghệ đã và đang đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam, sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.

Phát triển khoa học công nghệ và hình thành nền kinh tế tri thức trong thời gian tới đòi hỏi tính chất và yêu cầu của việc làm cũng thay đổi nhanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hơn. Sự phát triển của nền kinh tế tri thức, trở thành một yếu tố của lực lượng sản xuất phát triển. Vấn đề này đặt ra cho người lao động không chỉ tinh thông một công việc mà cần có một kỹ năng lao động rộng hơn, đa ngành hơn. Do đó, đòi hỏi công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nhân lực phải cập nhật thường xuyên hơn thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

-Hợp tác quốc tế trong đào tạo và phát triển nhân lực ngày càng mở rộng cả về số lượng, chất lượng và ngành nghề.

* Những nhân tố bên trong

-Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta đến năm 2020 đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

-Đối với ngành Xây dựng: mục tiêu chiến lược phát triển Ngành đến năm 2020, theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta đến năm 2020 đề ra mục tiêu phấn đấu là: “Tăng cường quản lý nhà nước về quy hoạch, kiến trúc và xây dựng... Phát triển ngành xây dựng đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, đáp ứng nhu cầu xây dựng trong nước và có năng lực đấu thầu công trình xây dựng ở nước ngoài. Ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng và hiệu lực quy hoạch, năng lực thiết kế, xây dựng và thẩm mỹ kiến trúc. Phát triển các hoạt động tư vấn và các doanh nghiệp xây dựng, trong đó chú trọng các doanh nghiệp mạnh theo từng lĩnh vực.”

Chiến lược phát triển ngành Xây dựng 2011 – 2020 (văn bản số 113/BC- BXD ngày 31/12/2009), đề ra mục tiêu: Phát triển ngành Xây dựng đạt được trình độ hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nghĩa, đã gia nhập WTO, đặt ra nhiều cơ hội và thách thức trong việc nâng cao hiệu quả, chất lượng và sức cạnh tranh trong sản xuất – kinh doanh nói chung và trong hoạt động xây dựng nói riêng.

-Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đi liền với quá trình đô thị hóa, đòi hỏi phát triển nhân lực đáp ứng cả về số lượng và chất lượng lao động.

-Lực lượng lao động của cả nước nói chung và ngành Xây dựng nói riêng đông nhưng chất lượng còn thấp và không đồng đều, giá cả nhân công rẻ, cần phải được đào tạo và đào tạo lại.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại sở xây dựng tỉnh thái nguyên (Trang 99)